“Tôi thấy ở anh mọi vết nhơ đặc trưng của sự đổ nát. Tôi có thể chứng minh với anh rằng…chủ nghĩa vô thần và bi quan và yếm thế, sự đồi bại, cuộc hôn nhân đổ vỡ của anh…là các dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ lụi tàn của Các Nhà Nước cổ đại.” (Oswald Spengler, The Decline of the West)
Liệu ta đang sống trong thời kỳ sụp đổ nền văn minh? Ở loạt Video này, ta sẽ tìm hiểu điều khiến các nền văn minh trong quá khứ sụp đổ để xác định liệu nền văn minh của ta có gặp nguy hiểm hay không.
“Người thông thái nói…rằng bất kỳ ai mong ước thấy trước tương lai phải thăm dò quá khứ; bởi các sự kiện con người luôn giống với các thời kỳ trước.” (Niccolò Machiavelli, Political, Historical, and Literary Writings)
Khi cố gắng lý giải tại sao nền văn minh sụp đổ, các sử gia và nhà khoa học xã hội phân biệt giữa nguyên do bên ngoài và bên trong. Nguyên do bên ngoài là thế lực hoặc hiện tượng tự áp đặt lên 1 nền văn minh, áp đảo khả năng đối phó của nó. Các ví dụ bao gồm sự xâm lược từ kẻ thù ngoại lai và cái gọi là thiên tai (Acts of god), như là bệnh dịch hoặc thảm họa tự nhiên. Vài sử gia cho rằng nền văn minh Minoan sụp đổ do cuộc phun trào núi lửa, trong khi số khác cho rằng bệnh sốt rét đóng vai trò chủ chốt trong sự sụp đổ của Rome. Các sử gia của nền văn minh Trung bộ Châu Mỹ cho rằng thành phố nổi tiếng Teotihuacan sụp đổ do sự xâm lược của người man rợ phương Bắc, trong khi vai trò của người man rợ gốc Đức trong sự sụp đổ Đế Chế La Mã đã được ghi chép và thảo luận kỹ lưỡng.
Dù các lý thuyết nguyên do bên ngoài có hấp dẫn tới đâu, nó không giải thích thỏa đáng tại sao các nền văn minh sụp đổ. Mọi nền văn minh vĩ đại chống chọi thảm họa tự nhiên, kiên trì vượt qua bệnh dịch, và tự vệ thành công trước cuộc công kích. Chỉ khi họ mất đi sức mạnh, tính kiên cường và khả năng thích ứng để đối phó với khủng hoảng bên ngoài thì họ mới sụp đổ và suy tàn.
Bởi lý thuyết nguyên do bên ngoài không giải thích đầy đủ tại sao nền văn minh sụp đổ, ta cần chuyển hướng chú ý sang nguyên do bên trong cho sự sụp đổ và tìm hiểu điều khiến nền văn minh suy yếu – mục rữa từ trong ra ngoài – và sau cùng tới thời điểm mà khủng hoảng bên ngoài trở thành giọt nước tràn ly.
“1 nền văn minh vĩ đại không thể bị chinh phục từ bên ngoài cho đến khi nó tự hủy từ bên trong.” (Will Durant, The Story of Philosophy)
Vào thế kỷ 20, Ngài john Bagot Glubb, hay được biết đến với cái tên là Glubb Pasha, đã viết bài tiểu luận ít được biết đến có tựa đề Fate of Empires and the Search for Survival. Ở bài tiểu luận này, ông đưa ra luận điểm rằng nền văn minh na ná các sinh vật sinh học theo nghĩa là chúng có tuổi thọ tự nhiên, và chúng tiến triển thông qua chuỗi các giai đoạn được đánh dấu bằng sự sinh trưởng, suy tàn và sau cùng là chết. Bằng cách lần theo tiến triển của các giai đoạn này, ta có thể hiểu rõ hơn về cách, và tại sao nền văn minh tự hủy từ bên trong. Hay như Glubb Pasha viết:
“Trải nghiệm của loài người đã được ghi chép…trong khoảng 4 ngàn năm. Nếu ta cố nghiên cứu 1 khoảng thời gian như vậy ở càng nhiều nền văn minh càng tốt, ta dường như khám phá ra các khuôn mẫu tương tự liên tục lặp đi lặp lại dưới các điều kiện khí hậu, văn hóa và tôn giáo cách xa nhau nhiều…Có vẻ như, tuổi thọ trung bình của nền văn minh vĩ đại mở đầu bằng sự bùng nổ năng lượng bạo lực và thường bất ngờ, và kết thúc bằng việc hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức, chủ nghĩa yếm thế, bi quan và phù phiếm.” (John Bagot Glubb, The Fate of Empires and Search for Survival)
Theo Glubb, giai đoạn đầu trong tuổi thọ nền văn minh là Thời Đại Người Tiên Phong. Ở thời đại này, nhóm nhỏ các nhà đổi mới, chiến binh và người khám phá nhưng đầy quyết tâm đã gieo mầm cho nền văn minh mới.
“Con người tạo nên đường đi băng qua rừng rậm, leo núi, hoặc gan dạ đương đầu với biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trên các con thuyền nhỏ bé tí…Nghèo đói, rắn rỏi, thường rất đói khát và thiếu thốn quần áo, họ có thừa lòng gan dạ, năng lượng và sáng kiến, vượt qua từng trở ngại và dường như luôn kiểm soát được tình hình.” (John Bagot Glubb, The Fate of Empires and Search for Survival)
Sau khi định cư ở lãnh thổ mới được khám phá hoặc chinh phục, những người tiên phong xây dựng các thị trấn và khu định cư nhỏ, khai thác tài nguyên thiên nhiên của vùng đó, và bắt đầu tập trung năng lượng cho việc chế tạo, sản xuất và trao đổi. Theo đó Thời Đại Người Tiên Phong kết thúc, và Thời Đại Thương Mại – bước tiếp theo ở tuổi thọ nền văn minh – bắt đầu.
Ở Thời Đại Thương Mại, các trung tâm thành phố lớn hơn được xây dựng, cơ sở hạ tầng công cộng được dựng lên và với lượng của cải khổng lồ tạo ra từ sản xuất và trao đổi, nghệ thuật được tài trợ một cách hoang phí và các tượng đài, cung điện, kỳ quan thế giới, và các công trình văn hóa lớn khác cũng được xây dựng. Ở thời đại này, 1 nền văn minh đạt tới cái Glubb gọi là “Thời Hoàng Kim thịnh vượng” – đỉnh cao giàu có và vinh quang.
Bất chấp vẻ nguy nga, ở Thời Hoàng Kim thịnh vượng, hạt giống của sự sụp đổ văn minh đã được gieo trồng. Bởi ngay sau khi đạt tới đỉnh cao, nền văn minh chuyển sang Thời Đại Sung Túc, và lượng của cải khổng lồ bắt đầu làm suy đồi văn minh. Tính ích kỷ, tham lam và tự cao tự đại trừ diệt đức tính cống hiến, hy sinh và nghĩa vụ từng là chuẩn mực của các thời đại trước. Thay vì xem tiền như sản phẩm phụ của siêng năng và hành động có phẩm hạnh, mọi người tìm kiếm tiền vì chính bản thân nó và xem nó như điều quan trọng nhất – tấm vé tới sự cứu rỗi. Và do đó, vị thần Mammon, biểu tượng cho ảnh hưởng suy đồi về mặt đạo đức của giàu có, xuất hiện trên bối cảnh lịch sử.
“Hướng đầu tiên mà sự giàu có gây thương tổn cho văn minh là hướng đạo đức…Mục tiêu của người trẻ và người tham vọng không còn là danh tiếng, danh dự hoặc có ích, mà là tiền…Nhà đạo đức người Ả Rập, Ghazali (1058-1111), phàn nàn…[rằng học sinh] không còn học đại học để tiếp thu kiến thức và phẩm hạnh nữa, mà là để đạt các bằng cấp cho phép chúng trở nên giàu có.” (John Bagot Glubb, The Fate of Empires and Search for Survival)
Hơn nữa, ở Thời Đại Sung Túc, khả năng tiếp cận xa hoa, khoái lạc và thoải mái có đầy rẫy, và kể cả người bình dân cũng sở hữu của cải và nhàn rỗi để tận hưởng chúng. “1 xã hội hư hỏng bắt đầu mục nát từ bên trong.”, William Ophuls giải thích. Khi tự thích ứng với sự đầy rẫy, con người dần không thể chịu đựng ngay cả hình thái trở ngại và đau khổ nhẹ nhàng, và như người ta vẫn thường lặp lại, thời thuận lợi tạo nên người yếu đuối. “Sự thịnh vượng làm chín muồi nguyên lý mục rữa.”, Edward Gibbon giải thích khi nhắc về La Mã.
Sự suy tàn văn minh xảy ra ở Thời Đại Sung Túc được đẩy nhanh hơn nữa bởi mối bận tâm ngày càng gia tăng với phúc lợi. Bởi của cải không thiếu hụt, dân thường cũng như người cai trị kêu gọi Nhà Nước sử dụng sức mạnh độc quyền để lấy tiền từ vài công dân nhằm cung cấp chăm sóc y tế, giáo dục, nhà cửa, bảo hiểm xã hội và khoản trợ cấp chính phủ cho người khác. Và như Ophuls viết:
“Sự sung túc thúc đẩy cảm giác về quyền lợi, cũng như là cảm giác rằng không ai bị bỏ lại đằng sau. Kết quả cuối cùng là nhà nước phúc lợi với danh sách khách hàng ngày càng gia tăng, cùng với sự mất đi trách nhiệm và tính độc lập cá nhân tương ứng.” (William Ophuls, Immoderate Greatness)
Ví dụ, ở đỉnh cao sung túc của La Mã, giữa ách cai trị của Hoàng Đế Augustus và Hoàng Đế Claudius, gần 1/3 công dân được hưởng trợ cấp La Mã và xấp xỉ 200000 gia đình nhận được lúa mì miễn phí từ Nhà Nước. Chỉ 1 thế hệ hoặc hơn sau đó, La Mã bắt đầu quá trình suy tàn không thể đảo ngược.
“Có lẽ sẽ sai lầm khi hình dung nhà nước phúc lợi như đỉnh cao thành tựu con người. Nó có lẽ chỉ được minh chứng là 1 mốc lịch sử bình thường hơn trong câu chuyện cuộc đời của đế chế già nua và đổ nát.” (John Bagot Glubb, The Fate of Empires and Search for Survival)
Với mạng lưới phúc lợi an toàn và của cải dồi dào, dân số không còn cần phải dành phần lớn thời gian thức giấc để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của cuộc đời. Do đó, nhiều người hướng sự chú ý tới việc theo đuổi tri tuệ. Thời Đại Sung Túc nhường chỗ cho Thời Đại Trí Tuệ, và nền văn minh tiếp tục sự suy tàn của nó.
Ít người sẽ phủ nhận lợi ích khổng lồ mà việc theo đuổi trí tuệ mang lại cho cá nhân và xã hội nói chung, tuy nhiên, như hầu hết mọi thứ khác ở đời, cái gì quá cũng không tốt. Và 1 trong các đặc tính của Thời Đại Trí Tuệ là cách tiếp cận duy lý quá mức một chiều về cuộc đời đã bão hòa nền văn minh. Để diễn giải Nietzsche, ở thời Đại Trí Tuệ, tính duy lý bị biến thành bạo chúa và lý trí được xem như phương tiện duy nhất để khám phá sự thật. Kết quả là sự thật có tính biểu tượng, đạo đức và thường phi lý gắn liền với thần thoại và tôn giáo bị loại bỏ, và nền văn minh mất đi các trụ cột mà nó được xây dựng dựa trên. Ví dụ, Nietzsche ám chỉ tính duy lý cực đoan được Plato và Socrates minh họa như là “triệu chứng của thoái hóa, công cụ của sự phân hủy Hy Lạp.” (Nietzsche, Twilight of the Idols), và như ông tiếp tục:
“Thiếu thần thoại…từng văn hóa sẽ mất đi sức mạnh sáng tạo tự nhiên lành mạnh của nó.” (Nietzsche, The Birth of Tragedy)
Hay như sử gia Will và Ariel Durant viết:
“Ngay cả sự gia hoài nghi cũng phát triển sự tôn trọng khiêm tốn dành cho tôn giáo, bởi anh thấy nó hoạt động và dường như không thể thay thế ở từng mảnh đất và thời đại…Linh hồn văn minh nằm ở tôn giáo của nó, và nó chết cùng với đức tin của mình.” (Will and Ariel Durant, The Lessons of History)
Đi cùng với sự suy tàn tôn giáo và thần thoại, Thời Đại Trí Tuệ cũng được đặc trưng bởi sự trỗi dậy của các cá nhân cực kỳ duy lý và phê phán, họ phát triển trong việc mổ xẻ và phá bỏ hệ thống giá trị và niềm tin chi phối. Nhắc về Thời Đại Trí Tuệ của La Mã, sử gia Edward Gibbon viết:
“Một đám đông các nhà phê bình, bình luận, làm tối đi bộ mặt của học hỏi, và sự suy giảm thiên tài sớm theo sau sự mục nát thị hiếu.” (Edward Gibbon, Decline and Fall of the Roman Empire)
Khi các lý thuyết phê phán này lan rộng, các quy tắc đạo đức truyền thống nhường chỗ cho triết lý đạo đức tương đối, và niềm tin rằng cuộc đời có ý nghĩa bị thay thế bởi chủ nghĩa hư vô hiện sinh. Phần đông mọi người tin rằng không có thứ như chân lý khách quan, rằng không có gì về bản chất là có đạo đức và giá trị, và không có ý nghĩa nào cho tiến trình lịch sử, cũng như cuộc đời. Và như William Ophuls viết:
“…nhờ công việc phá hủy thực hiện bởi người trí thức, xã hội ngày càng “không có giá trị” – tức là, nó không còn tin nhiều vào bất kỳ điều gì hoặc coi trọng bất kỳ điều gì. Sự nhiệt thành ban đầu, cốt lõi đạo đức và lý tưởng dẫn dắt văn minh giờ đã thành ký ức xa vời.” (William Ophuls, Immoderate Greatness)
Theo sau công việc phá hủy tri thức này, Thời Đại Suy Đồi – giai đoạn cuối của vòng đời văn minh – bắt đầu. Thiếu đi lý tưởng dẫn dắt hoặc cốt lõi đạo đức bao hàm, sự lạc lối, hỗn độn và mục rữa đạo đức trên diện rộng sẽ tồn tại. Đám đông sống cuộc đời trống rỗng và vô nghĩa mà từ đó họ tìm kiếm sự khuây khỏa bằng cách đắm mình trong khoái lạc hèn hạ, phát triển cơn nghiện, và bằng cách áp dụng chủ nghĩa thoát ly như lối sống. Con người ngày càng không thể phân biệt giữa thực và giả, tốt và xấu, đúng và sai, và do đó, họ thường chọn điều phủ nhận cuộc đời và có hại. Vẻ đẹp và thiên tài bị từ bỏ để nhường chỗ cho sự tầm thường, xấu xí và thô tục. Phẩm hạnh được xem như thói xấu, và thói xấu là phẩm hạnh. Quá trình thành toàn và theo đuổi sự vĩ đại bỉ bỏ rơi để nhường chỗ cho tính tuân thủ thờ ơ. Và kết cục là bệnh tinh thần trở thành chuẩn mực.
“Sức mạnh, phẩm hạnh và đạo đức ban đầu của xã hội hoàn toàn bị lu mờ. Mục đến tận gốc, xã hội chờ đợi sụp đổ, chỉ còn ngày được xác định.”
Nhắc đến sự suy đồi bắt đầu lây nhiễm La Mã vào thế kỷ thứ nhất Sau Công Nguyên, sử gia La Mã Livy giải thích:
“Khi nó còn nghèo và nhỏ, La Mã ban đầu là ví dụ độc nhất của phẩm hạnh khắc khổ; sau đó nó suy đồi, hư hỏng, nó tự mục rữa bởi mọi thói xấu; do đó, dần dà, ta đã bị đẩy vào tình trạng hiện tại mà mình không thể cam chịu cái ác mà mình chịu đựng cũng như phương thuốc ta cần để chữa trị chúng.” (Livy, Characters and Events of Roman History)
Glubb Pasha lặp lại kết luận của nhiều sử gia khác bằng cách tuyên bố rằng không có lối thoát nào khỏi các giai đoạn tiến triển trong tuổi thọ nền văn minh. Do quy luật bản chất con người, mỗi thế hệ sẽ tự thay đổi theo hướng có thể tiên đoán được dựa trên tình trạng tạo ra bởi thế hệ trước. Nếu đúng là thế, ta sẽ buộc phải cân nhắc cái William Ophuls gọi là kết luận “không thể chấp nhận được”:
“…văn minh được lập trình sẵn để tự hủy.” (William Ophuls, Immoderate Greatness)
Thế nhưng, văn minh có thể được lập trình sẵn để tự hủy vì lý do khác. Bởi xuyên suốt lịch sử, các tầng lớp thống trị hoặc chính trị – bằng sự kết hợp của quản lý yếu kém và tham nhũng – đã đóng 1 vai trò nổi bật trong sự suy tàn và sụp đổ nền văn minh. Và ở Video tiếp tới, chúng tôi sẽ tìm hiểu ý tưởng này chi tiết hơn.
“Đây là bi kịch của nền văn minh: chính “sự vĩ đại” của nó – toàn bộ của cải và quyền lực của nó – trở mặt với nó và hạ bệ nó.” (William Ophuls, Immoderate Greatness)