Cạnh tranh
Thứ gì cũng có nhiều mặt và đa chiều. Đúng sai đôi khi là do nhận thức hạn hẹp của con người qui định.
Gạn lọc có thể khắc nghiệt, tàn nhẫn với những tầng lớp dưới bị loại bỏ nhưng lại đem lại nhiều quyền lợi cho tầng lớp trên hay nhìn xa hơn là giống loài đó.
Tất cả những sự tiến bộ mà chúng ta thụ hưởng ngày hôm nay từ ưu thế gene, công nghệ khoa học, tri thức, nghệ thuật đều đến từ quá trình tiến hóa – gạn lọc đầy tàn nhẫn này.
Cạnh tranh, biểu hiện của sự gạn lọc, là một phần tất yếu của cuộc sống. Đừng chán ghét, thù hận nó, mà nên chấp nhận nó là một phần của tự nhiên. Bạn có chán ghét, thù hận thì nó vẫn diễn ra. Bạn không thể một mặt ca thán, than khổ khi có đối thủ cạnh tranh trong khi những thứ bạn được thụ hưởng là kết quả của một sự đấu tranh không ngừng nghỉ, đây là tiêu chuẩn kép nên tránh. Don’t be a pussy, man. Nếu bạn thất bại, mà bật bãi thì cũng là một phần của tự nhiên, là do bạn chưa đủ tốt cho cộng đồng trong game đó.
Bạn không thể control được thế giới, nhưng suy nghĩ nội tâm thì bạn (có thể) làm được.
Có một đối thủ cạnh tranh (công bằng thì càng tốt) đôi khi là một thứ gì đó may mắn. Vì những skill ẩn của bạn có môi trường để thức tỉnh. Đối thủ càng xịn thì skill của mình càng xịn, càng được unlock.
Bạn cứ thử nhớ lần cuối chơi game cạnh tranh với bạn mà có level ngang bạn, cảm giác phê cỡ nào, những sense nào của bạn được kích hoạt. Và rồi cảm giác cô đơn ngỡ ngàng khi bạn không còn đối thủ đồng cấp – một cảm giác khá cô quạnh. Cadic sẽ ra sao nếu không còn Goku?
Chơi ngành nào cũng có cạnh tranh, đấu đá, nên chiến thuật “không khó chịu hay ghét đối thủ” là một chiến thuật hay, tiết kiệm năng lượng cho bạn, giữ được tâm thế thoải mái. Mà khi bạn có tâm thế thoải mái, thì đầu óc lại clear hơn, không bị THAM – SỢ chiếm, thì lại càng dễ win game hơn.
Cạnh tranh và đấu đá là một phần không thể thiếu của tự nhiên, thế nên nếu bạn muốn enjoy the big game (đời) thì nên tập enjoy game cạnh tranh này. Nói thì dễ, nhưng có tâm thế này rất khó, cơ mà cứ luyện tâm thì sẽ được.
Stay chill, enjoy the game, and no harsh feeling for your opponent
Do not rush – Đừng nóng vội
Đây là một suy nghĩ tản mạn nhỏ khi uống cà phê sáng chủ nhật (và dĩ nhiên là vẫn coi xe bánh mì).
Hình minh họa là một khung truyện người viết rất thích trong bộ Vagabond (truyện quá chất nên thích quá nhiều khung, và sẽ còn trích post dài dài).
Như các bạn đọc page này quen thì sẽ thấm được cái concept rằng cuộc đời quá phức tạp, game quá khó nhằn.
Nguồn tạo (nguyên nhân) của game thì quá phong phú với vô vàn biến thiên dẫn đến việc chúng ta không thể nào kiểm soát hoàn toàn kết quả. Nói đơn giản và ngắn gọn rằng, chúng ta không hoàn toàn hiểu thế giới này và chả thể nào kiểm soát nó (một cách hoàn toàn).
Bộ máy sinh học của chúng ta thì lại không được thiết kế để vận hành với sự phức tạp hiện tại. Hệ thống chính govern (thống trị) nhiều người vẫn là hệ thống limbic brain – vùng não với những program cổ xưa về sinh tồn và cảm xúc. Đây là vùng não mang tính bản năng, cảm tính,Vùng này thì con người cũng chả khác thú là mấy. Cứ ăn đồ calories nhiều, sex nhiều, làm những thứ dễ không tốn năng lượng, và tạo ra KÍCH THÍCH (có thể là không thật) rằng thứ đang làm là tốt cho sinh tồn là nó ưng, nó tiết cho chất gây sướng.
Off nhẹ: Đang viết một bài siêu dài và tổng hợp về porn, đọc thấy phần này (limbic brain) khá hay và ứng dụng được nhiều mặt trong cuộc sống. Bài này chỉ giới thiệu sơ sài, không đi sâu vào phân tích cái này. Dự kiến 2 3 ngày nữa có bài (đoạn off nhẹ này là phần quảng cáo trá hình).
Game thì khó, chiến thuật – chiến lược chơi (đến từ những program cổ ở limbic brain) thì cùi. Thì sao mà đánh boss phức tạp ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ 1: bạn nghĩ rằng mình nên ăn gì? Limbic brain nghĩ ngay tới đống junk food nhân tạo nhiều calories vì nó rẻ, nhiều, dễ tiếp cận. Bạn không có kiến thức dinh dưỡng. Thế là bạn chọn junk food.
Ví dụ 2: có đứa công kích cá nhân bạn trên mạng, bạn nên chọn chửi nó hay kệ mẹ mà đi tập thể dục. Limbic brain không vui, limbic brain không muốn thua, mất vị thế (mà trong thời cổ – cộng đồng kín, có thể gây hại THẬT cho bạn), bạn chịu không nổi, bạn ngồi tranh luận để thỏa mãn limbic brain. Cơ mà phần lớn thời này thì đấu đá trên mạng là không cần thiết. Limbic brain không cần biết bản chất sự việc, nó chỉ đơn giản nhận kích thích và đưa ra hóa chất khiến ta hành động theo xu hướng đó.
Ví dụ 3: có đứa dụ bạn mua đồ, chém quá hay, quá thuyết phục. Limbic brain nghe âm điệu lời lẽ quá hợp lý, ưng. Thúc giục bạn mua. Bạn cất não đi, nghe theo limbic brain, mua đồ, thế là tốn mớ tiền.
Program cổ ở limbic brain không xấu, chỉ là không phù hợp – hoặc là chưa kịp update để đối phó với nhiều thứ mang tính nhân tạo (khá là xấu) ở thế giới này.
Nên đôi khi, những program này lại là thứ kéo bạn xuống, làm bạn đi (hoặc phát triển) chậm lại. Limbic brain này cực kì nóng vội với slogan “I want it, i’ll get it (now)”. Chơi game phức tạp mà chiến thuật cùi vậy thì chỉ có toang.
Thế nên việc “do not rush” đừng nóng vội trước khi đưa ra quyết định một việc gì đó, mà hãy thong thả suy nghĩ kỹ càng đường ngắn, đường dài, và những khía cạnh đa diện của vấn đề là một chiến thuật khá hay để deal với limbic brain.
Nhưng đây là ở khía cạnh những vấn đề (hay game – hay boss) mà bạn có thời gian suy nghĩ ước tính, nhưng với những game high speed cần tốc độ hành động nhanh, như hình minh họa Musashi vung kiếm ở dưới thì “do not rush” nên được diễn giải thế nào?
Viết tới đây, chợt nhớ lại một khúc khá ấn tượng (lại ấn tượng – người viết thật dễ dãi mà) trong Hunter x Hunter khi vua kiến Meruem (một nhân vật siêu ấn tượng trong một bộ truyện siêu ấn tượng – viết về nhân vật và bộ truyện này chắc 5 10 ngàn từ chưa đã) chơi cờ. Meruem nói rằng muốn thắng đối thủ thì cách dễ nhất là hiểu và phá “flow” (tạm gọi là mạch cờ) của đối thủ. Và Meruem biết rằng cách dễ nhất để phá flow của đối thủ là tấn công vào tâm lý đối thủ (tạo kích thích ở limbic brain); làm đối thủ dấy lên tâm THAM VÀ SỢ. Chỉ cần tâm bị govern (thống trị – xâm chiếm) bởi hai loại cảm xúc này thì hệ thống giải quyết – hành xử – tương tác với game – boss đời sẽ bị rối loạn liền.
Ít ví dụ cho dễ hiểu: bạn đã quá quen chơi cờ, chơi bình thường bạn rất giỏi, đôi lúc bạn vào flow không cần suy nghĩ mà vẫn ra những nước cờ rất đỉnh. Bỗng có người chơi cá cược với bạn với kèo thắng thì được 1 tỷ, thua thì bạn mất mạng. Tới đây thì bạn đã bị tâm tham sợ, xâm chiến, mất flow.
Hay như người viết bài này có viết quen rồi, dễ vào flow viết và cho ra những bài viết ok. Nhưng có người lại kêu rằng viết mỗi bài được 1tr nhưng phải ra bài đều nếu không thì mất kèo. Người viết nghèo (bán bánh mì mà mấy feng, giàu gì nổi), nghe 1tr 1 bài là thấy ham, rồi thì sợ mất deal thơm. Nên giờ cố rặn bài chứ không viết vì muốn viết nữa. Tới đây thì chất lượng – hoặc niệm của bài viết sẽ giảm không phanh.
“Do not rush” ở tầng này có thể hiểu là không để cho những niệm không cần thiết khi mình giải quyết một vấn đề gì đó xen vào. Có đưa tiền, hay kề súng vào đầu, thì vẫn cứ chill chơi ván cờ đó. Có đưa vàng tới thì vẫn cứ thong thả chill viết bài. Có chém nhau với 70 người, thì vẫn cứ bình tĩnh enjoy the game, đừng để tâm tham sợ, nóng nảy chiếm giữ bản thân làm mất flow.
Nguyên bài này có thể tóm lại trong 1 câu như vầy.
Do not rush, stay chill, no harsh feeling for your opponents, and enjoy the game
Ps. Haiz, xưa viết dùng ngôn ngữ lịch sự đàng hoàng vãi nồi, càng viết càng nhây.
Bonus con meme cu te hột me