Người ta nói vu vơ một câu dính đến anh em cái, là tâm anh em nhạy cảm rồi tự phóng đại ra 100 lần, ra 1000 lần, kiểu như thằng này con này nói xấu mình, quay lưng hay phản bội mình, hoặc không trung thực với mình, v.v…
Hay nhiều lúc, sự việc nhỏ xíu, cũng đáng để lo tý thôi, mà anh em phóng đại ra siêu to khổng lồ, rồi tự làm mệt mình. Nói đời là bể khổ, cũng đúng, vì do cái tâm phóng đại này mà ra thôi.
Càng nghĩ về tương lai nhiều thì càng dễ rơi vào sợ hãi, càng nghĩ về tương lai nhiều thì càng dễ phóng đại mọi thứ lên, rồi tưởng tượng ra nhiều tình huống, thước phim, kết quả không có thật để tự hù mình.
Nếu cuộc đời anh em đã khổ đủ rồi thì đừng cố phóng đại thêm nữa làm gì, nó sẽ luân hồi không hồi kết,
cho nên, đối diện với khổ, đối diện với vấn đề ở thực tại, nhớ là, hoãng thôi chứ đừng loạn. Hoãng vì có tình huống mới, vấn đề mới, nhưng đừng có phóng đại nó lên rồi tâm bay loạn xạ.
Thậm chí, vừa nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị u*ng thu*, thì cũng đừng phóng đại nó lên như kiểu ngày mai mình chê’t liền. Mình sẽ chê’t nhưng không phải hôm nay, nên phải bình tĩnh trước đã, đừng cố phóng đại rồi mất đi trí khôn.
Nên khi gặp bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống, đây là 3 cái gạch đầu dòng để tâm anh em bớt phóng đại lại:
1. Mọi thứ đều vô thường, nghĩa là tất cả đều phải thay đổi hay liên tục biến chuyển, không có gì cố định cả.
—> cho nên phóng đại cũng chẳng có ít gì, ngoài việc tự làm khổ mình thêm. Chuyện hôm nay người ta thương, mai người ta ghét, là bình thường.
Chuyện hôm nay cười he he, mai thấy nằm yên một chỗ, là hoàn toàn bình thường. Vấn đề đến rồi vấn đề sẽ đi, không có ai tồn tại mãi mãi, và không có việc nào trường tồn mãi mãi, nó sẽ thay đổi trên nền nhân quả của chính nó.
2. Mọi vấn đề đều có giải pháp đi kèm, nếu anh em đủ tỉnh táo để nhìn ra, điển hình, khi anh em có mâu thuẫn với người A, hãy tập đối diện (chứ đừng né tránh rồi phóng đại lên), hãy kêu người đó ngồi xuống trực tiếp nói chuyện.
“Vấn đề của anh em là gì?” cứ im lặng cho họ nói ra… và trực tiếp hỏi họ, “vậy chúng ta cần làm gì để mọi thứ tốt hơn?”
Họ nói ra hết được là tốt, còn nếu họ đưa ra luôn giải pháp để tốt hơn nữa thì vấn đề được giải quyết luôn.
Tuy nhiên, đâu phải ai cũng nói sự thật về cảm xúc và vấn đề của họ. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nếu anh em đủ dũng khí và mạnh dạn hẹn gặp và hỏi tại sao họ lại thế… thì khả năng rất cao là họ sẽ xã ra hết (đang ức chế mà… nhưng đa phần họ chọn né mình)
Rồi mồi họ xem để họ cho giải pháp (theo góc nhìn của họ), còn sau đó, anh em muốn chơi tiếp hay không thì tuỳ theo thoả thuận chung giữa 2 bên thế nào.
Giữa vợ – chồng, giữa bạn – bè, giữa mình với công ty hay đồng nghiệp, sếp, giữa mình với bất kỳ ai,
đều có thể ứng dụng được, anh em chỉ nhớ là, còn chịu ngồi xuống với nhau để nói chuyện là còn giải quyết được, nên đừng sợ hay ngại gặp ai, cứ đối diện thẳng thắng.
3. Cũng tiếp ý thứ 2, mọi sự bế tắc đều có một lối ra, anh em hãy tin tôi, tạo hoá, god, pháp, tạo ra cõi ta bà này, hay game đời này, dù ai ở nghịch cảnh nào đi nữa, đều có 1 lối ra cho tình huống đó.
Anh em phải tin việc đó 500% thì anh em mới đủ dũng khí, bình tĩnh để đối diện với khó khăn đấy được… còn không, tâm phóng dại và phóng dật sẽ đẩy anh em xuống vực thẳm của sự bi quan và khổ luỵ.
Ví dụ, nếu cái chê’t là điều đáng sợ nhất mà anh em nghĩ đến, thì hãy tập đối diện với nó đi, đừng phóng đại khi mình chê’t thì chuyện gì sẽ xảy ra… hãy nghĩ về nó và tìm một giải pháp hay nhất nếu mai mình rời đi thì sẽ thế nào.
Cái ngày nỗi sợ chê’t hoàn toàn biến mất trong tâm thức anh em, thì đó cũng là ngày anh em bắt đầu nếm được trọn vẹn hương vị của sự sống !
Và tất nhiên, ngay sau đó, không còn gì trên đời đáng để lo sợ nữa, vì ngay cả cái chê’t cũng không còn là một nỗi bận tâm.
Cheers,
Bác 7B
————
Hình của Marco