Hay câu chuyện lái xe, be here and now cùng ổ voi ổ gà quanh ta. Tôi để ý cái khá buồn cười là ở thế giới ảo khi ai viết về một bài học hay tấm gương gì đó thì hay dẫn chứng mấy người nổi tiếng. Kiểu 5 điều biu gết làm, 10 nguyên tắc đầu tư của qua rần, hay thư của abc gửi con,….
Cái tôi ngẫm nghĩ thì tôi đọc nhiều sách về người nổi tiếng rồi nhưng tôi không học được gì mấy. Nếu nói về học từ người thì tôi học từ người quanh tôi nhiều hơn, từ vô thức thụ động đến tự giác nhận thức bỏ công suy nghĩ tiêu hoá. Và dĩ nhiên, họ chẳng có gì nổi tiếng cả. Ngẫm nghĩ thì có vài lý sau đây:
1 . Vì là môi trường ảo nên phải có một nhân vật chung nhất mà tất cả cùng biết. Chả lẽ tôi làm content đạo lý 3 xu mà tôi lấy ví dụ cậu tôi, chú tôi, cha tôi, ông chủ quán lẩu dê, bà bán bánh mì, chị tráng bánh cuốn thì nó thường quá. Không leng keng lấp lánh để thu hút với thuyết phục lắm nên thôi chọn vĩ nhân cho nó dễ đi đường quyền.
2 . Viết về những thứ bình thường mà thu hút thì cần “nội lực” tương đối. Cá nhân tôi ko thấy nhiều người nội lực và có chiều sâu thế. Đôi khi cũng là do hiện tượng là người làm ko nói, người nói ko làm – người viết thì không chơi game, người chơi game thì không viết.
Vận hành một quán bánh mì, tiệm bánh cuốn, hay quy mô quán lẩu dê mà có tuổi đời 10 20 năm thì hàm lượng trí tuệ cũng nhiều tương đối. Tôi vẫn ấn tượng ông chủ lẩu dê chỉ ngồi chơi không liếc mắt mà quán nhân viên làm không có ai lơ là. Hay cậu tôi cha tôi nhảy vào một nghề mới, chơi một cú đầu tư rủi ro mà thắng thì có nhiều cái rất vl mà chỉ có tiếp xúc trực tiếp mới biết phần “ngầm ẩn” không nói ra. Content 5 điều 10 lý thì nói phớt phớt phần nổi thôi, nghe làm theo thì thường dẹo.
3 . Chúng ta share – chia sẻ – có nhiều điểm tương đồng với những người quanh ta nhiều hơn. Quy tắc, lý luận abc thư gửi con các kiểu thì như chém ở trên nó là phần nổi. Còn phần chìm thì nó là ngôn ngữ, văn hoá, màu da, các đặc điểm tính cách bộ gene, yếu tố địa lý vùng miền, tính cách gia đình – tóm lại thì yếu tố “thời gian – không gian” hay “thiên thời” – “địa lợi” khá giống nhau.
Vẫn biết thịt heo hay thịt bò hay thịt dê thì làm chín chấm nước mắm thì đều sẽ ăn được và cũng sẽ no thôi. Nhưng bán thành phẩm và ra thị trường thì phải biết rõ mình bán thịt gì và nên làm gì với loại thịt đó. Game rất là phức tạp và nhiều yếu tố tricky. Monkey see monkey do thì hẹo thôi.
Ps: Tôi vẫn ấn tượng với triết học phương đông, cao cấp và bao quát hơn hẳn kiểu sách 5 điều 10 lý từ abc xyz.
4 . Chúng ta có xu hướng – prone to – have tendency với câu chuyện – bài học thành công là chính. Cái này chủ yếu là do tham nên cả quãng đường chỉ thấy phần thưởng, tâm trí không here and now, mà luôn vẩn vơ với ý niệm về tương lai với viễn cảnh mình thành công ở một nơi xa xôi nào đó. Thành công là tất cả và chiếm trọn căn phòng tâm trí.
Nên việc nói viết về thành công thì thu hút người đọc nghe nhiều hơn. Nhưng nếu here and now, nhận thức rõ về thực tại, dẹp bớt ảo tưởng về tương lai, dọn dẹp bớt căn phòng tâm trí thì sẽ thấy là việc lái chiếc xe tới con đường thành công thì toàn cạm bẫy, hầm hố, rớt đèo, lọt núi. Ai lái xe đường núi rồi thì sẽ hiểu là khi lái thì phải ưu tiên ko té núi trước khi tới đích. Mọi nỗ lực của tâm trí đều phải ở thực tại vì một s lơ là là out game. Game lái xe tới thành công đời thật thì ghê hơn tí vì có thêm cướp với thú dữ và (cực) dễ đi lạc.
Người chơi ko viết, người viết không chơi, hoặc người chơi không viết đủ về việc đi rừng nên thành ra sách toàn viết về kho báu trên đỉnh núi với những cái chung chung cho dễ đọc đẽ bán kiểu đi xe tốt, trời mưa thì nghỉ chân abc.
Sách về deal với thú ổ voi ổ gà độ xe cướp đường thì thường ko ai có hứng đọc và đó thường là nằm trong nhóm sách chuyên môn khó đọc khó tiêu.
4.5. Bài học về sụp hầm gãy gánh thì nhiều vô kể. Nhưng như đã nói ở trên thì chúng ta chỉ thích nghe về phần thưởng thành công leng keng lấp lánh nên mắt ta bị che mờ khỏi ổ voi ổ gà.
Be here and now tí mà thấy ổ gà ổ voi rồi và nếu có may mắn là bị sụp mà không dẹo thì nó unlock cái sense về ổ gà ổ voi rất nhạy. Fear is a great equipment – fear là trang bị rất tốt cho việc nhận diện rủi ro và giảm bớt việc đạp ga sảng chỉ vì cao hứng hay cho vui.
Nhìn ổ voi ổ gà đời mình ổn thì sẽ thấy ổ voi ổ gà của những người quanh ta (share chung nhiều yếu tố, xe giống giống, khí hậu trải qua giống ta, cũng bị yếu tố thời tiết same same…). Coi họ deal thành công và hệ quả từ việc fail cũng học được nhiều cái. Đường thương đau đày ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người…
5 . Chúng ta ngáo ngơ khù khờ mò mẫm mộng mị thế thì cũng không phải là do lỗi của chúng ta hoàn toàn, một phần thôi. Phần còn lại là môi trường giáo dục mà chúng ta hấp thụ thì không đủ để deal. Mà giờ đọc tới đây rồi thì ráng tự học cải thiện thôi mấy feng
Ps: Dạo này hay được nghe cải lương thụ động với nhạc xưa. Thấy đạo lý từ những cái đó còn chuẩn chỉ hơn nhiều thứ sách content của hiện tại.
Anyway, ý kiến cá nhân thôi. Dont take it serious. Tôi cũng ngáo với mơ mộng bỏ mẹ. Hehe. Ngày mới be here and now và đi xe nhớ để ý đường để né tai nạn. Nhanh vài giây nhưng đôi khi chậm cả đời.
Meme là tôi lái con xe cuộc đời tôi với các nhân cách phụ. Thằng lái xe thì bị khủng hoảng stress dễ bị trigger, thằng nhìn đường phụ cảnh quan thì đần, thằng support ngồi sau thì chill kệ mẹ hành trình, thằng support khác thì bị trầm cảm. Thế rồi cuộc đời là, những cuộc tình chia xa. Đi lạc vào những phía không đường về…