Vài năm trước xem phim hoạt hình Disney thì mình mới biết Pythagoras là “cult-leader”. Trường học thì chỉ dạy về Pythagoras với a^2 + b^2 = c^2 . Nếu đc xem phim này từ bé thì có lẽ mình đã hứng thú với toán học hơn.
Dạo gần đây đọc bài này thì mới phát hiện thêm là Pythagoras tin vào luân hồi (nếu thật là ổng nhớ đc 20 kiếp trước thì samadhi của ổng kinh vl). Một trong những lý thuyết của Pythagoras là numerology và thế giới có layers. Đằng sau thế giới mà ta đang trải nghiệm là thế giới của hình học, và sâu hơn nữa là những con số. Giống giống câu chuyện cái hang của Plato, thế giới mà ta đang trải nghiệm là cái bóng đc tạo ra bởi những mô hình, mà các mô hình đc tạo ra từ việc mô phỏng cái essence của thế giới thật. Mình thấy những lý thuyết này cũng na ná lý thuyết tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) của Phật giáo. Dĩ nhiên là mình tự chém theo ý mình, chứ mình chả biết những thứ mình chém có đúng hay ko.
Layers ở đây là các lăng kính của perception.
Layer 1 là dục giới.
Ví dụ về dục giới mà ngay cả dân nghiện porn cũng hiểu là, trước khi orgasm thì thấy mình nhiều năng lượng, pornstar đẹp và hấp dẫn quá; quay tay xong thì lại thấy “mình vừa làm cái éo gì thế này”, “chả có gì hấp dẫn”. Ví dụ khác là các món ăn, lúc đói thì món nào cũng có vẻ ngon, lúc no hay thừa mứa thì mọi thứ đều tầm thường hoặc chán ngán. Cùng là một thứ, nhưng trải nghiệm nó mang lại có thể khác, tùy vào dục của ta đối với vật. Giống như câu chuyện miếng ván của John Danaher, miếng ván ko thay đổi, nhưng nhận thức về miếng ván của ta thay đổi. “Dục” là thứ gia vị làm cho trải nghiệm của ta có thích có ghét, có sướng có khổ.
Lý do ta thích hay ghét 1 người, đơn giản là người đó có thỏa mãn cái dục của ta hay ko, người đó có làm ta ‘ưng ý’, ‘ưa mắt’ hay ko. Mọi người trong dục giới, dĩ nhiên là có dục, và bị dục lôi kéo. We don’t see objects, we see meaning https://www.youtube.com/watch?v=ATvyrQU9e44 (có videos chi tiết hơn, nhưng mình chọn Jordan Peterson vì nó dễ thuyết phục người đọc page này hơn). Với layer dục thì mọi thứ ta nhìn đều là công cụ liên quan đến việc thỏa mãn dục của bản thân ta. Dễ thấy là các mối quan hệ giữa người với nhau đều giống như các bản hợp đồng, các cuộc trao đổi. Cần và có lợi thì mới tìm đến nhau.
Đụng chạm đến dục thì giận nhau. Nếu như người yêu của bạn ko còn hấp dẫn hay thỏa mãn bạn về mặt vật chất (sắc dục), bạn ko còn cảm thấy hứng thú khi nói chuyện (ý niệm dục), thì người đó có còn là người bạn yêu hay ko? Bạn sẽ tìm đến người đó hay ko, nếu tìm đến thì vì điều gì nếu bạn chẳng cần gì từ họ? (cho dù câu trả lời có là ‘vì lòng tốt muốn người khác hạnh phúc’, thì đó cũng là dục, mong muốn đc làm người tốt, và đối phương vẫn là công cụ để ta thỏa mãn mong muốn này). Trong dục giới thì tình yêu và hạnh phúc chỉ có 1 điều kiện, đó là dục (dạng này hay dạng khác) đc thỏa mãn. Còn lục dục thì sẽ còn thất tình.
Sắc giới (diễn theo ý hình học của Pythagoras)
The scientist does not study nature because it is useful; he studies it because he delights in it , and he delights in it because it is beautiful. If nature were not beautiful, it would not be worth knowing, and if nature were not worth knowing, life would not be worth living . Of course I do not here speak of that beauty that strikes the senses, the beauty of qualities and appearances; not that I undervalue such beauty, far from it , but it has nothing to do with science; I mean that profounder beauty which comes from the harmonious order of the parts, and which a pure intelligence can grasp. – Henri Poincare
Nếu bỏ đi gia vị “thất tình lục dục” thì món ăn đời còn mùi vị gì? Nếu ko nhìn mọi thứ như là đối tượng hoặc công cụ để thỏa mãn “dục” thì mọi thứ trông như thế nào? Câu trả lời hiện tại của mình là “Mọi thứ đều đẹp”. (theo kinh sách thì sắc giới vẫn là thô lậu, vẫn có khổ).
Yêu thì ko cần lý do, ghét nhau mới cần lý do. (mà lý do đó thường là đối phương ko thỏa mãn đc cái dục/nhu cầu của mình). Ko có dục, thì default mode của mọi thứ là “đáng yêu” và “đẹp”.
Mình ko biết “mỹ học” là gì, nghe bảo có sách triết học ngàn trang bàn luận về vẻ đẹp là gì. Quan điểm của bài này là, vẻ đẹp ở sắc giới là sự hài hòa – harmony – của patterns.
https://www.youtube.com/watch?v=9CQ4riP2g-M what makes satisfying videos satisfying? Não chúng ta thích sự đối xứng, hình học, pattern và nhịp điệu.
Có gì đó khá là hay trong việc chạy xe và cảm nhận thế giới trôi đi trong tầm mắt, nhịp điệu của việc hít vào thở ra, đưa đẩy lúc làm tình, chân nhấc lên rồi hạ xuống lúc đi bộ, chiếc lá đung đưa, ngọn lửa phập phừng, gợn sóng đập vào bờ rồi từ bờ phản lại… Nói chung là sự rung động. Những hiện tượng và sự rung động này chả liên quan gì đến tốt xấu ở đời, chả có ích lợi gì cho ta hay dục của ta, nhưng mà ta vốn dĩ vẫn rất thích chúng. Pattern ko cần phải phức tạp, pattern đơn giản cũng đủ làm tâm dừng rối loạn và rung theo sự rung động của đối tượng.
Mỗi người đều có 1 gu riêng, thích cái này hơn cái kia, thấy thứ này đẹp hơn thứ nọ. Nhưng thường thì mọi người có thể đồng ý rằng những người có gương mặt cân đối thì đẹp, hợp âm đúng thì nghe xuôi tai, một số màu khi đứng gần nhau thì ưa nhìn hơn… Khi đem đo thì ta sẽ thấy gương mặt “có vẻ hài hòa” thì các bộ phận trên gương mặt phải ở vị trí tương đối theo golden ratio. Khi phân tích âm thanh hay màu sắc bằng tần số (frequency) thì ta sẽ thấy tại sao tổ hợp âm thanh này nghe êm tai và tổ hợp khác lại “kì kì”. https://www.youtube.com/watch?v=spUNpyF58BY&t=40s
Tóm lại là, các hiện tượng “có vẻ đẹp” khi các phần của hiện tượng có hài hòa với nhau hay ko, và cái pattern tổng thể của hiện tượng có “cộng hưởng” với pattern của tâm hay ko. Và rõ ràng đằng sau vẻ bề ngoài của các hiện tượng, là những con số. Và cái mà ta thực sự bị hấp dẫn là những con số và pattern của chúng, chứ ko phải vẻ bề ngoài của nó.
Ai hay thứ gì quyết định cái gì “hài hòa”, hay tại sao pattern này hài hòa, pattern kia ko hài hòa… thì mình ko biết.
Trình mình chỉ dừng ở mức trầm trồ thán phục trước sự hài hòa của tự nhiên, chứ kêu mình xử lý thông tin và áp dụng thì mình ngáo. https://www.youtube.com/watch?v=1U1PM-p3860 một lời nhắn của bộ phim Pi kinh điển này là, “đừng cố nhìn vào mặt trời”.
Vô sắc giới
Bỏ sắc giới, thì vẫn còn vô sắc giới. Như tên gọi, vô sắc giới thì ko có hình tướng, nên ko mô tả đc. Ở sắc giới thì ta dựa vào giác quan và sự tương phản tương ứng của bố cục để cảm nhận patterns. (mình nghĩ) vô sắc giới vẫn là patterns thông tin, nhưng ta ko dựa vào âm thanh, màu sắc… để cảm nữa, mà ta trực tiếp cảm nó bằng subtle body (mind).
https://www.youtube.com/watch?v=2xDnxkzQtdI https://www.flutopedia.com/sound_color.htm Giống như máy tính có thể chuyển pixels (RGB code) thành hex code và mã nhị nguyên, rồi chuyển lại thành âm thanh. Con người cũng có thể chuyển màu sắc thành âm thanh và ngược lại. Nếu ta vận hành ở mã nhị phân thì ta khỏi mất công decode.
Tóm tắt, ở dục giới thì mọi thứ là đối tượng và phương tiện của dục. Bỏ lens dục thì ta thấy sắc giới, mọi thứ ko hẳn là đối tượng nữa, mà là một phần của sự rung động, của patterns. Bỏ lens sắc giới, ta thấy “vô sắc giới”, ko còn đối tượng của giác quan, trực tiếp cảm sự rung động. Các rung động có vẻ cộng hưởng hay bài trừ nhau, cái rung động tổng thể vẫn thế. See less, think less, feel more.
“if the doors of perception were cleansed then everything would appear to man as it is, Infinite. For man has closed himself up, till he sees all things through narrow chinks of his cavern” – William Blake.