“Con người là 1 ẩn số. Nó cần phải được sáng tỏ, và nếu bạn dành cả đời sáng tỏ nó, đừng nói rằng bạn đang lãng phí thời gian. Tôi tìm hiểu ẩn số đó bởi vì tôi muốn trở thành 1 con người.” (Fyodor Dostoyevsky).
Mỗi người chúng ta chứa đựng 2 thế giới. Có thế giới con người, nơi chốn, và đồ vật bên ngoài, và có thế giới của những suy nghĩ, cảm xúc, cảm nhận và trực giác bên trong. Thế giới bên ngoài ta chia phần với những người khác, trong khi thế giới bên trong là nơi ta đứng một mình. Cả 2 thế giới này cũng khác biệt ở những kỹ năng cần thiết để định hướng. Ta có thể là một người thành công rực rỡ ở thế giới bên ngoài và luôn bị bao trùm bởi nỗi đau khổ liên tục bên trong. Mặt khác, thế giới có thể sụp đổ xung quanh ta, nhưng nếu ta học được cách chinh phục Psyche, ta vẫn có thể tồn tại tương đối yên bình. Trong thời đại của chúng ta, nơi thành công chủ yếu được đánh giá bằng thước đo vật chất, hầu hết chúng ta dành nhiều năng lượng hơn để chinh phục thế giới bên ngoài hơn là làm chủ thế giới bên trong. Nhưng lựa chọn này có thể mang lại cái giá rất đắt, bởi thế giới bên trong là nơi mà việc chạy trốn là điều bất khả thi và do vậy chất lượng cuộc sống của ta luôn luôn tùy thuộc vào trạng thái Psyche. Trong Video này chúng tôi sẽ cung cấp một lời chỉ dẫn để đạt được mối quan hệ hòa hợp hơn với thế giới bên trong.
“Ko phải tất cả mọi thứ khi đối mặt đều có thể thay đổi, nhưng chẳng thứ gì thay đổi trừ khi đối mặt.” (James Baldwin, As Much Truth as One Can Bear)
Bước đầu tiên để đạt được sự thành thục thế giới bên trong tốt hơn là dừng phủ nhận, ngó lơ hay chết lặng trước những sự kiện của Psyche. Nhiều người, sợ hãi hoặc hổ thẹn trước những gì mình có thể thấy nếu họ có một cái nhìn chân thật vào bên trong, dùng đến ma túy và cồn, hay những cơ chế phòng vệ khác để làm dịu những xung đột tinh thần. Nhưng ta càng cô lập khỏi thế giới bên ngoài của mình, ta càng tạo ra một mối nguy từ thứ đáng ra là đồng minh tốt nhứt của mình. Con đường tới sự hòa hợp bên trong luôn thông qua những xung đột tinh thần như sự chối từ sẽ chỉ khiến các mâu thuẫn dữ dội thêm. Nếu sự hổ thẹn ngăn ta thừa nhận các vấn đề tâm lý, vậy thì có thể hữu ích khi nhận ra rằng sự bất hòa về mặt tâm lý là tiêu chuẩn nhiều hơn so với ngoại lệ và rằng con quỷ bên trong cũng chỉ là một phần tất yếu của việc làm người.
Khi ta bắt đầu quá trình hé mở thế giới bên trong của mình, ta có thể sẽ hoảng sợ trước những gì mình khám phá được. Bởi ta càng phủ nhận những gì diễn ta bên trong càng lâu, ta sẽ càng cảm thấy khó chịu những suy nghĩ lạ kỳ và cảm xúc xáo trộn có thể diễn ra trước mắt. Ta thậm chí có thể tự hỏi liệu trạng thái Psyche của mình đang hỗn độn đến mức có thể rơi vào trạng thái điên loạn hay ko. Nhà tâm lý học Carl Jung để ý rằng nhiều bệnh nhân của ông cũng rất lo lắng về điều này, nhưng ông tin rằng mối lo lắng này có thể được xoa dịu khi ta nhận ra điều này chỉ là một giai đoạn tự nhiên trong quá trình sinh trưởng bên trong:
“Khi 1 bệnh nhân bắt đầu cảm thấy bản chất tất yếu của sự phát triển bên trong, anh ta có thể dễ dàng mất tự chủ bởi một cơn hoảng loạn sợ hãi rằng anh đang rơi một cách bất lực vào một kiểu điên loạn mà mình ko thể hiểu nổi nữa. Tôi đã hơn một lần với lấy cuốn sách trên giá của mình… [để] cho bệnh nhân của mình thấy những hình ảnh tưởng tượng đáng sợ dưới hình thái mà nó đã xuất hiện vào 400 năm trước. Điều này mang lại hiệu ứng xoa dịu, bởi bệnh nhân sau đó nhận thấy rằng anh ta ko cô đơn trong thế giới lạ kỳ mà chẳng ai hiểu, mà là một phần thuộc dòng chảy vĩ đại của lịch sử con người, những thứ mà anh cho là dấu hiệu bệnh lý của cơn điên loạn vốn được trải nghiệm vô số lần.”
(Carl Jung, Collected Works Volume 13: Alchemical Studies)
Một khi ta sẵn lòng đối diện với thứ trú ngụ trong Psyche, ta sau đó có thể xác định điều gì gây nên sự hỗn độn bên trong. Ta có bị tê liệt bởi lo âu và sự nghi hoặc bản thân, ta có bị héo mòn bởi sự vô vọng và trầm cảm, hay những suy nghĩ xâm lấn ám ảnh từng đường đi nước bước của ta? Xác định điều gì ko đúng vói mình là điều quan trọng hơn là trả lời câu hỏi “tại sao chúng ta lại như hiện tại”. Cố giải quyết câu đố của “tại sao” thường sẽ dẫn ta vào một công cuộc tìm kiếm ko hồi hết mà chỉ gây ra sự ghét bỏ bản thân, oán hận và ko có câu trả lời rõ ràng nào. Nhưng nếu ta trả lời chính xác điều gì thực sự làm ta đau khổ thì ta có thể hướng sự tập trung của mình vào việc đề ra những chiến thuật để vượt qua vấn đề.
Tuy nhiên, chiến thuật ta đề ra, phải tuân theo 1 tiêu chí quan trọng – nó phải mang đến một mức độ mới mẻ rõ ràng vào cuộc đời. Nhiều điều tương tự sẽ chỉ kéo dài vấn đề của mình và do đó mục tiêu tại giai đoạn này của ta nên là tìm kiếm những kỹ thuật và công cụ thay đổi cách ta trải nghiệm và tương tác với thế giới bên trong. Nhưng công cụ nào sẽ hoạt động tốt nhất cho ta có thể sẽ chẳng bao giờ biết trước được. Rất thường xuyên mọi người hay nhìn nhận các bệnh tâm lý y hệt như các bệnh về thể chất. Tất cả chúng ta đều có chung cấu trúc cơ thể tổng quát và do đó việc chữa trị một cái chân gãy, một sự nhiễm trùng, hay 1 virus sẽ đòi hỏi các bước tương tự cho mỗi người. Nhưng khi tìm kiếm cách để vượt qua các xung đột của thế giới bên trong, ta cần nhận ra rằng mặc dù có tính đồng nhất trong Psyche của ta, nhưng nó ko có tính thống nhất. Bởi ở một bên, Psyche của ta được khắc tạo bởi bản chất con người và điều này tạo nên khía cạnh tập thể. Nhưng chúng ta cũng là những cá nhân. Ko có 2 người nào cùng chung môi trường, gene, tiểu sử, mục tiêu, hay điểm mạnh yếu bẩm sinh, và tính cá nhân này tạo nên một hình thể độc nhất cho địa hình thế giới bên trong và đòi hỏi một cách tiếp cận theo phong cách riêng biệt, thử và sai để làm chủ Psyche của mình. Bởi như Jung ko bao giờ chán ngấy khi phát biểu rằng, ko có một hệ tâm lý nào định hình tất cả chúng ta, cũng như ko có một chuỗi các kỹ thuật tâm lý nào sẽ hiệu quả cho toàn bộ.
“Bàn về tính khoa học của tâm lý cá nhân đã là một mâu thuẫn về mặt thuật ngữ. Nó chỉ là yếu tố chung trong tâm lý học của một cá nhân tạo thành một đối tượng cho khoa học; bởi cá nhân theo định nghĩa là 1 điều gì đó đặc biệt ko thể so sánh với bất kỳ điều gì khác. Nhà tâm lý học tuyên bố một tâm lý học cá nhân “mang tính khoa học” chỉ đơn thuần là đang phủ nhận tâm lý cá nhân. Anh ta phơi bày tâm lý học cá nhân của mình trước sự ngờ vực chính đáng về việc đơn thuần trở thành chính tâm lý của riêng mình. Tâm lý của từng cá nhân sẽ cần sổ tay hướng dẫn của riêng chúng, bởi sổ tay chung chỉ có thể dùng cho tâm lý học tập thể.” (Carl Jung, Collected Works Volume 7: Two Essays on Analytical Psychology)
*Note nhỏ: Đoạn này dịch khó nhưng có thể hiểu rằng tâm lý học cá nhân nó là một thứ riêng biệt và đặc thù cho chính cá nhân đó, ko thể lấy tâm lý học cá nhân áp dụng cho mọi người vì mỗi người mỗi kiểu, ko ai giống ai, vốn khoa học về tính cá nhân cũng chỉ lấy các yếu tố tập thể để tạo thành một lý thuyết chung, ko như định nghĩa về cá nhân như trên.
Richard Bach lặp lại ý kiến của Jung khi ông nói rằng nếu trước giờ từng có một sổ tay hướng dẫn viết cho “những tâm hồn cao quý” nó sẽ kết thúc với những từ ngữ sau: “Tất cả mọi thứ trong cuốn sách này có thể sai.” (Richard Bach, Messiah’s Handbook: Reminders for the Advanced Soul) Chúng ta có thể tìm đến mọi người để cho lời khuyên và dùng công cụ họ đã đề ra, nhưng thứ sẽ hoạt động tốt nhất cho tình thế hiện tại của mình là do chúng ta tự khám phá. Nếu ta thử 1 kỹ thuật mà người khác dùng với sự thành công mỹ mãn và ko giúp ích cho ta nhiều, ta ko nên xem nó như một dấu hiệu rằng mình đã vô phương cứu chữa, nó chỉ có nghĩa rằng ta cần 1 công cụ khác để thoát khỏi vực thẳm tâm trí mà ta đã rơi vào. Nếu thực sự mong muốn đạt được 1 mức độ làm chủ Psyche của mình, ta nên thử nghiệm với những kỹ thuật hoạt động trên cả 3 hình thái trải nghiệm của con người: Hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của mình:
“Các nhà hành vi học ủng hộ hành vi như là động lực chủ chốt trong trải nghiệm con người và tranh luận rằng những thay đổi trong hoạt động vận động sản sinh thay đổi trong thái độ và ảnh hưởng. Các nhà nhận thức học đã tập hợp lại sức mạnh chủ chốt của suy nghĩ và tranh luận rằng thay đổi trong suy nghĩ tạo nên thay đổi trong hành vi lẫn cảm xúc. Nhóm thứ 3 – được gọi riêng biệt như “người theo chủ nghĩa nhân văn”, “người theo chủ nghĩa kinh nghiệm,” và “sự gợi nhắc” (Evocative) Các nhà trị liệu – đã khẳng định sự ưu việt của tính đa cảm xúc trong việc thúc đẩy 2 lĩnh vực còn lại… Ko có gì ngạc nhiên khi mỗi nhóm đều ủng hộ một tầm quan trọng riêng trong các dịch vụ tâm lý. Các nhà hành vi học nhấn mạnh hành động, các nhà nhận thức học yêu thích cái nhìn sâu sắc và suy nghiệm, và những người theo chủ nghĩa nhân văn khuyến khích trải nghiệm cảm xúc và sự biểu lộ.” (Michael Mahoney, Human Change Processes)
May mắn thay, có những kỹ thuật hành vi, nhận thức và kinh nghiệm giải quyết tất cả những dạng đau khổ tâm lý phổ biến nhất và do vậy chúng ta ko thiếu các công cụ để sử dụng. Chúng ta chỉ đơn thuần là cần tìm kiếm, thử nghiệm với nhiều loại, và khai thác những lợi ích từ các kỹ thuật có tác động tích cực lên cuộc sống. Khi ta bắt đầu hành trình thử và sai này, có một sự chuyển dịch đơn giản trong tư duy có thể giúp ta giữ vững kiên trì và điều này chính là học cách nhìn nhận cuộc sống ít nghiêm trọng hơn tý. Bởi trong khi W.B. Yeats có thể nhận định rằng “Ta chỉ bắt đầu sống khi ta nhìn nhận cuộc đời như là Bi Kịch,” có thể đúng hơn khi nói rằng “Ta chỉ bắt đầu sống khi ta nhìn nhận cuộc đời như là Hài Kịch.” Nhiều người thường xuyên bị đè nặng bởi nỗi sợ, lo âu, ngờ vực và thù địch bởi vì họ xem mọi thứ xảy đến đều mang ẩn ý tàn phá cuộc đời. Nhưng với 1 tư duy như này, ta đặt sức nặng của thế giới lên đôi vai mình và khi làm vậy, ta chắc chắn sẽ bị đè bẹp. Để mang lại sự thanh thoát trong bước đi có thể tiếp thêm sinh lực và thúc đẩy ta khi ta cố gắng vượt qua con quỷ bên trong và để tạo ra một trạng thái hòa hợp hơn với thế giới bên trong của mình, ta nên thử điều gì đó khác biệt: Ta nên cười vào sự đen tối của suy nghĩ chính mình, cười vào khoảnh khắc của một nỗi sợ hay cảm thấy phấn khích trước sự lo âu dồn dập.
“Ngay khi bạn vừa có 1 suy nghĩ, hãy cười vào nó.” (Lao Tzu)
Điều này có thể dường như là một lời khuyên lạ nhưng như nhà thơ Robert Frost đã nhận xét 1 cách khôn khéo:
“Nếu ko thể cười, tất cả chúng ta sẽ lên cơn điên mất.” (Robert Frost)