“Nạn vắng cha là nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm hạnh phúc con trẻ trong xã hội ta. Nó cũng là động cơ thúc đẩy các vấn đề xã hội cấp bách nhất…Thế nhưng, mặc cho quy mô và hệ quả xã hội của nó, nạn vắng cha là vấn đề thường bị ngó lơ hoặc phủ nhận.” (David Blankenhorn, Fatherless America)
Gia đình là vũ trụ thu nhỏ của xã hội. Gia đình bền vững và kiên cố góp phần vào sự phồn thịnh xã hội, trong khi gia đình bất ổn đẩy xã hội vào con đường sụp đổ. Hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, đơn vị gia đình bị tan vỡ khi 1 số lượng đáng kể trẻ em lớn lên mà không có cha. Trong Video này, lấy từ nghiên cứu của nhà xã hội học người Mỹ David Popenoe, ta sẽ khám phá cách thiếu vắng cha đang tổn hại con trẻ và phá hủy xã hội như nào, và cách vấn đề này có thể được giải quyết.
“Dựa trên bằng chứng, có thể đưa ra 1 trường hợp chắc chắn rằng sự thiếu thốn người cha, ở dạng người cha không thể ở với đứa con về mặt thể lý, kinh tế và cảm xúc, đã trở thành hình thức ngược đãi trẻ em tràn lan nhất ngày nay…người cha biến mất khỏi cuộc sống gia đình và chỉ còn người mẹ chăm lo đứa trẻ. Và người mẹ…là không đủ.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Xấp xỉ 40% trẻ em sinh ra từ các bà mẹ chưa kết hôn. Hơn 50% cuộc hôn nhân kết thúc trong ly dị, cùng với người mẹ thường được trao quyền nuôi con. Ngay cả trong các gia đình nơi người cha hiện diện về mặt thể lý, nhiều người cũng không thể hiện cảm xúc trong cuộc đời đứa trẻ. Nhiều người cha bị nghiện điện thoại thông minh, hoặc ma túy hoặc chất cồn. Người khác bị buộc làm việc nhiều giờ dài, hoặc làm nhiều công việc để nuôi sống gia đình trước sức mua ngày càng giảm của đồng tiền. Nhưng bất kể là thiếu vắng về mặt cảm xúc hay thể lý, vấn đề thiếu vắng người cha đã đạt đến quy mô lan rộng và người mẹ không thể lấp đầy khoảng trống vắng cha. Bởi đàn ông và phụ nữ sở hữu các khác biệt sinh học bẩm sinh dẫn tới các kiểu nuôi nấng con cái khác nhau, nhưng bổ sung cho nhau. Phụ nữ có lòng trắc ẩn hơn và hướng tới mối quan hệ, trong khi đàn ông cạnh tranh, hung hăng hơn và hướng tới chấp nhận-rủi ro và tự-lập. Người mẹ cung cấp đứa trẻ 1 môi trường nuôi dưỡng, an toàn và tin cậy về mặt cảm xúc; trong khi người cha thử thách đứa trẻ, đẩy lùi giới hạn của nó, và giúp chúng trau dồi tính tự chủ. Vì sức khỏe tâm lý phụ thuộc vào việc thỏa mãn đầy đủ nhu cầu cho tính tự lập và gắn kết, thử thách và sự an toàn cảm xúc, chấp nhận rủi ro và an toàn, 1 đứa trẻ phát triển cần tiếp xúc cả 2 thế giới của người cha và mẹ, hay như Popenoe giải thích:
“Tầm quan trọng của việc nuôi dạy con cái theo hướng khác biệt về giới tính chắc chắn có liên quan tới điều gì đó nền tảng ở hoàn cảnh con người… Cha mẹ lưỡng tính không phải điều đứa trẻ cần. Nam và nữ mang tới các đặc tính khác nhau cho đứa trẻ…Gánh nặng của bằng chứng khoa học xã hội ủng hộ ý tưởng rằng nuôi dạy con cái theo hướng khác biệt về giới tính là điều quan trọng cho sự phát triển con người và sự góp phần của người cha trong việc nuôi dạy con là độc nhất và không thể thay thế.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Không may thay, cha dượng không phải là giải pháp đáng tin cậy cho vấn đề vắng cha, bởi con riêng thường có hoàn cảnh tệ hơn con của mẹ đơn thân. Thiếu đi gắn kết di truyền có thể khiến cha dượng miễn cưỡng đầu tư thời gian, năng lượng và nguồn lực cho sự phát triển đứa trẻ, và vài cha dượng có xu hướng coi con riêng của mình là đối thủ tranh giành sự chú ý của người mẹ.
“Một trong những phát hiện ngạc nhiên về nghiên cứu liên quan tới gia đình ở các năm gần đây đó là sự hiện diện của cha dượng thực chất có thể làm trầm trọng thêm vấn đề nuôi dạy con cái và theo đó gia tăng tác động tiêu cực ở trẻ em.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Ở 2 cuốn sách Families without Fathers và The War over the Family của ông, David Popenoe tóm tắt nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trẻ em lớn lên thiếu sự hiện diện về thể lý và cam kết về mặt cảm xúc của người cha có nguy cơ cao chịu đựng các vấn đề cảm xúc, hành vi, và sức khỏe thể chất hơn. Chúng có ít khả năng thành công về mặt giáo dục, có khả năng cao bị khiếm khuyết về mặt xã hội, và khi lớn lên, chúng dễ có mối quan hệ bất ổn hơn. Con gái vắng cha có khả năng cao trở thành mẹ đơn thân tuổi Teen. Con trai có khả năng cao trở thành tội phạm và lệch lạc về mặt đạo đức. Danh sách này chỉ chạm tới bề nổi của các tác động tiêu cực được biết đến khi lớn lên mà không có cha.
“Thực vậy, hầu như mọi thứ xấu có thể xảy đến tới đứa trẻ diễn ra với tần suất lớn hơn nhiều ở đứa trẻ của cuộc ly dị và những đứa trẻ sống trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Theo sau cuộc ly dị, chất lượng và số lượng thời gian đứa trẻ dành ra với người cha suy giảm rõ ràng. Trong cuốn Divided Families, Frank Furstenberg và Andrew Cherlin giải thích rằng sau vài năm ly dị, chỉ 1 trong số 10 đứa trẻ liên lạc hàng tuần với người cha, trong khi 2/3 còn lại không liên lạc chút nào. Thế nhưng, ngay cả với người cha đã ly dị duy trì liên lạc, phần lớn là liên lạc lác đác và hời hợt và mang chút hoặc không có lợi ích nào tới đứa trẻ. Nói cách khác, trong khi mối liên kết mẹ con là mối liên kết nguyên thủy hiếm khi bị phá vỡ, mối liên kết của người cha với đứa trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc anh ta vẫn còn trong mối quan hệ với người mẹ hay không.
“Đàn ông thường nhìn nhận hôn nhân và nuôi dạy con cái là bưu kiện duy nhất. Nếu hôn nhân bị hủy hoại, thì khả năng làm cha bị hủy hoại. Nếu họ không kết hôn hoặc đã ly dị thì sự quan tâm và trách nhiệm đối với con cái bị suy giảm rất nhiều.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Vì đàn ông thường nhìn nhận hôn nhân và cương vị làm cha là bưu kiện duy nhất nên hầu như mọi xã hội trong lịch sử đều rất chú trọng tới thể chế hôn nhân, chức năng của nó là tạo ra mối ràng buộc gắn kết xã hội giữ 1 người đàn ông với vợ mình, vì lợi ích đứa trẻ. Hay như Popenoe viết:
“Đàn ông có khả năng làm cha nhưng cũng có khả năng bỏ đi…cho nên mọi xã hội thành công đã áp đặt các hình phạt xã hội lên họ để khuyến khích hành vi làm cha. Cho tới nay, điều quan trọng nhất của các hình phạt này là thể chế hôn nhân, thể chế xã hội phổ biến nhất trong tất thảy…” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Cho đến tận giữa thế kỷ 20, hôn nhân vẫn được coi là hợp đồng thiêng liêng giữa đàn ông và phụ nữ mà chỉ bị phá vỡ trong tình huống cực đoan nhất. Kể từ đó, thể chế hôn nhân đã suy giảm chóng vánh. Ngày nay, nhiều người tránh né hôn nhân, và trong số người đã cưới thì ly dị là thông lệ thống kê.
“…nếu 1 người đặc biệt thiết kế nền văn hóa và hệ thống xã hội nhằm mục đích rõ ràng là cắt bỏ hôn nhân và cương vị làm cha và sự đóng góp của đàn ông tới cuộc sống gia đình, xã hội hiện tại của ta sẽ gần với cái là kết quả.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Cuộc cách mạng tình dục bắt đầu vào những năm 1960 là yếu tố chính của sự suy giảm hôn nhân. Dưới chiêu bài giải phóng tình dục, tính lang chạ được bình thường hóa, và với việc nhiều phụ nữ hơn sẵn lòng tham gia vào các mối quan hệ tình dục ít-cam kết, nhiều đàn ông hơn từ bỏ chế độ 1 vợ 1 chồng và kết hôn để lăng nhăng. Thiệt hại mà cuộc cách mạng tình dục gây nên đối với hôn nhân, cương vị làm cha và gia đình là 1 trong các kết quả được mong đợi của nó. Khi tóm tắt các ý tưởng của Wilhelm Reich và Herbert Marcuse, 2 trong số những người trí thức dẫn dắt cách mạng tình dục, Carl Trueman giải thích:
“Tình dục tập trung vào sinh sản và gia đình là vũ khí đàn áp của xã hội tư sản của giai cấp tư sản. Và tình yêu tự do và thử nghiệm tình dục không bị cản trở là phần trọng tâm của cuộc giải phóng cách mạng xã hội…Để biến đổi xã hội về mặt chính trị…1 người phải biến đổi xã hội về mặt tình dục…các tập tục tình dục của chủ nghĩa tư bản sau này, tập trung vào việc duy trì chế độ 1 vợ 1 chồng và gia đình gia trưởng, thực chất không còn thiết yếu như trước nữa.” (Carl Trueman, The Rise and Triumph of the Modern Self)
Sự suy thoái giá trị trên toàn-xã hội cũng đã làm suy yếu thể chế hôn nhân. Trách nhiệm và cam kết với người khác cũng đã bị gạt sang 1 bên và thay thế bởi nỗi ám ảnh ái kỷ về việc thỏa mãn-cái tôi. Trong khi ở quá khứ, chức năng chính của hôn nhân là tạo ra sự cộng tác kinh tế và sinh sản vì nuôi dạy trẻ em khỏe mạnh, ngày nay, hôn nhân hầu như chỉ được coi là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và ham muốn 1 người, và câu chuyện hoang đường rằng tình yêu lãng mạn có thể giải quyết vấn đề 1 người vẫn còn tràn lan. Do đó, khi cảm giác của sự mê đắm hoặc tình yêu giảm sút, hoặc khi bạn đời cảm thấy không thỏa mãn hoặc không trọn vẹn, rồi sau đó ly dị – kể cả khi trẻ em có liên quan – đã trở thành giải pháp được xã hội chấp thuận. Hoặc như Popenoe viết:
“…cách đây không lâu, cuộc cách mạng ly dị được đưa cho thiên hướng tích cực đầy lạ kỳ trong văn hóa đại chúng. Nó nghĩ rằng, nếu đổ vỡ là tốt hơn cho gia đình, vậy thì nó không thể tệ đến thế cho đứa trẻ được. Điều giữ gia đình hạnh phúc cũng nên giữ đứa trẻ hạnh phúc. Làm sao 1 ý tưởng sai lầm như này lại tràn lan được? Tất nhiên, 1 phần là vì sự hợp lý hóa thích hợp, cản trở cảm giác tội lỗi dành cho gia đình đã đổ vỡ.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Rõ ràng là cuộc hôn nhân bạo hành hoặc cực kỳ bất ổn nên kết thúc vì tất cả những người liên quan. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề vắng cha, cần phải đem lại sức sống mới cho thể chế hôn nhân và nhấn mạnh lại sự thực rằng lý do chính để hôn nhân phát triển ban đầu đó là để trẻ em được lợi, không phải thỏa mãn hoặc hoàn thiện bạn đời lớn tuổi. “Xã hội, trong trí khôn của nó, đã nhận ra rằng để giữ người cha với người mẹ và đứa con, 1 mối gắn bó xã hội phải được phát triển nơi mà mối gắn bó sinh học yếu đi…[hôn nhân] là cách xã hội gửi tín hiệu tới những người sắp làm cha làm mẹ rằng mối quan hệ lâu dài với nhau của họ là quan trọng về mặt xã hội.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Trong khi hôn nhân giúp đứa trẻ được lợi, cương vị làm cha có cam kết khuyến khích sự hạnh phúc và viên mãn của đàn ông. Cuộc sống gia đình thúc đẩy họ truyền năng lượng hung hăng của mình 1 cách tích cực, trở nên năng suất về mặt xã hội, và trau dồi phẩm hạnh trung thực, tin cậy, hy sinh bản thân và kỷ luật cần thiết để hỗ trợ, và trở thành tấm gương cho con mình. Trong cuốn A Sense of Well-Being, nhà tâm lý học Angus Campbell chú giải rằng về mặt hài lòng trong cuộc sống nói chung, người đàn ông khá giả nhất là người làm cha của những đứa con đã lớn và vẫn kết hôn với người vợ mình. Mặt khác, người bất hạnh nhất là người đã ly dị và không có vợ con. Khi đàn ông gặp khó khăn hơn trong việc hình thành mối quan hệ xã hội so với phụ nữ, 1 người không vợ con thường là người hoàn toàn không có bất kỳ mối quan hệ gần gũi nào.
“Không chỉ những người đặc biệt khỏe mạnh và đủ khả năng và ngay thẳng về mặt đạo đức có khả năng kết hôn cao, mà kết hôn thực chất còn khuyến khích sức khỏe, năng lực, phẩm hạnh và hạnh phúc cá nhân…Có tác động văn minh hóa đối với người đàn ông chỉ ở cùng với vợ con, 1 môi trường thường khuyến khích giá trị thúc đẩy cuộc đời…Với sự phát triển liên tục của nạn vắng cha…ta có thể mong đợi chứng kiến 1 quốc gia gồm những người đàn ông tệ nhất là mất kiểm soát đạo đức và tốt nhất là bất hạnh, ốm yếu và không viên mãn.” (David Popenoe, Families Without Fathers)
Nhưng trẻ em là người chịu thiệt nhiều nhất từ người cha bị thiếu vắng, và vì trẻ em là tương lai xã hội, xã hội theo đó sẽ chịu thiệt. Thiếu vắng người cha biến thành những đứa con hư hỏng, và đứa con hư hỏng có nguy cơ lớn lên thành những người đàn ông và phụ nữ hư hỏng duy trì xã hội bất ổn.
“Điều xã hội làm gì tới 1 đứa trẻ, thì nó cũng sẽ làm tới 1 xã hội như vậy.” (Cicero, De Officiis)
Và do đó, như Popenoe kết luận:
“…gia đình vững mạnh đòi hỏi người cha trong cuộc hôn nhân lâu dài là không thể thay thế được vì 1 trật tự đạo đức mạnh mẽ và ổn định, vì sự hạnh phúc của người lớn và sau cùng là vì hạnh phúc và thành công trong cuộc đời con trẻ…Nếu ta tiếp tục theo con đường vắng cha, ta đang hướng tới thảm họa xã hội…Trong cuộc phân tích cuối cùng, từng người cha đều được kể đến.” (David Popenoe, Families Without Fathers)