Có thể bạn đã biết, đời mình khá chill nên mình phải tìm trải nghiệm sợ hãi trong những hoạt động thể chất. ban đầu mình tìm trong việc đi thăng bằng trên tường cao, sau đó là nhảy hàng rào và nhảy qua xe đạp (kiểu parkour)… cảm giác sợ bị té sấp mặt hoặc gãy chân trước khi nhảy, cảm giác đấu tranh nội tâm nhảy hay ko nhảy, hối hận bứt rứt khi ko nhảy, kệ mẹ kết quả khi quyết định nhảy… rất là phê. Nhưng sau khi làm đc rồi, thấy mình vẫn lành lặn, và biết rằng mình vẫn sẽ lành lặn những lần sau, thì hoạt động kia ko còn đáng sợ nữa. Có lẽ giống như tình yêu, sự sợ hãi là bất diệt, chỉ có đối tượng yêu/sợ là thay đổi. có lẽ cách để hoàn toàn đoạn trừ sợ hãi hay cảm xúc tiêu cực hay đau khổ vẫn là đoạn trừ tham ái, tâm sở hữu, ngã chấp blah blah…. quay lại chủ đề
Sau khi nhảy qua đc cái xe đạp thì mình nhận ra là lực bật của mình cũng khá là tốt. Thế là một ước mơ vốn đã bị dập tắt từ lâu, từ hồi mình 14-15 tuổi lần đầu coi phim Thành Long và Lý Tiểu Long, trỗi dậy. Ước mơ đó là… làm backflip. Hồi đó nhiều lần muốn thử nhưng éo có ai hướng dẫn hay hỗ trợ, ko thể vượt qua nỗi sợ, nên mình quên nó đi. Đôi lúc xem phim hay youtube thấy mấy cảnh nhào lộn parkour cool quá, ước mơ lại trồi lên, cảm giác muốn mà ko có thì lại đau khổ. Để chạy trốn cơn đau này thì mình vùi dập ước mơ bằng niềm tin, “cơ địa của mình là cơ bền, ko chuyên bộc phát, ko thể làm những trò như backflip đc”. Từ đó mình có xu hướng tập những môn bền như chạy đường dài, leo núi… và tránh xa những môn đòi bộc phát như weightlifting, sprinting.
Trong hệ thống của mình cũng có nhiều niềm tin như thế, chúng giới hạn khả năng, giúp mình tránh đau và trauma, đổi lại thì chúng vùi dập ước mơ. Khái niệm này là self-limiting beliefs, 1 số ví dụ là “i’m too old/young”, “i’m not smart enough”, “i’m not worthy”… so I can’t do xyz.
Nhưng lần này thì lực chân đã đủ, lại có sư phụ Sky giúp, nên mình ko thể lý do lý trấu khi ước mơ backflip đội mồ. Thật ra thì backflip cũng chả có gì đặc biệt, nó chỉ là cool cool tí thôi, mình có làm đc hay ko thì cũng chả giúp ích gì cho xã hội. Là 1 người lớn thì ngta phải tập trung vào những thứ quan trọng như là sự nghiệp, gia đình, blah blah… Nhưng đối với mình thì backflip liên quan đến ước mơ tuổi thơ, sự sợ hãi, và self-limiting belief. Làm đc backflip đồng nghĩa với việc hồi sinh inner child, giết con final boss của sự sợ hãi và bullshit belief, nên mình phải làm thôi. Không làm thì cái psychological weight của cảm giác thất bại nó cứ ám, làm nặng người. Kiểu Zeigarnik Effect, những ước mơ hay việc chưa hoàn thành sẽ luôn ở trong tâm để nhắc nhở hay ám ảnh. Tự nhiên trong đầu nảy ý “trẻ ko chơi già đổ đốn”, cũng khá liên quan.
Lần đầu làm backflip, sư phụ Sky giúp 80% lực tay, cơ thể vẫn lành lặn. Méo hiểu sao tối đó bị sốt (bình thường thì mình có thể biết mình bị sốt trước 1-2 ngày). Hiện tại thì sư phụ chỉ giúp 40% lực. làm đc backflip chỉ là chuyện sớm muộn.
Sau buổi đầu tập thì mình bảo sư phụ là chắc mình cần tập thêm các bài bổ trợ như leg raise, sprinting, box jump, back bridge… để chuẩn bị. bản thân mình cũng biết cơ thể mình thừa sức làm backflip, vấn đề chỉ là kĩ thuật, nhưng thói quen sợ thất bại khiến mình thích chuẩn bị hơn là làm việc thật. ko biết sư phụ có biết ko, nhưng sư phụ cũng phán 1 câu “you just need to fail 100 more times”.
You just need to fail 100 more times. câu này là mantra mới của mình. và nó liên quan tới neuroplasticity. Neuroplasticity, khả năng tái cấu trúc của các tế bào não để học skills mới hoặc update skills cũ.
Con nít và người trẻ có khả năng học rất nhanh vì não của họ chưa hoàn toàn phát triển, rất dễ thay đổi, và có thể thay đổi theo nhiều hướng. Người lớn sau 25t thì não đã định hình và khó đổi hướng, kiểu tính cách như nào thì càng về sau càng rõ nét, có skills nào thì càng về sau càng sâu và đỉnh hơn. (skill vô dụng thì càng về sau càng vô dụng, good luck). Hiếm khi nào người lớn thay đổi tính cách hay học thêm skills mới hoàn toàn khác biệt với skills sẵn có.
Neuroplasticity là 1 mode của não. việc chính của trẻ nhỏ là học hỏi và thích nghi, thất bại là chuyện hiển nhiên, nên neuroplasticity dường như là default mode của trẻ nhỏ. Người lớn thì có thêm trách nhiệm sinh tồn sinh sản; lúc này việc chính ko còn là học, mà là xài những gì đã học (mục đích sống, hành vi, skillsets đều đã đc định hình…). Thay đổi skillsets thì sẽ có rủi ro, và thất bại thì giá quá cao. Thế nên não người lớn 25+ tuổi ko có xu hướng vào mode của neuroplasticity.
Nhưng mà theo nghiên cứu thì người lớn vẫn có neuroplasticity như trẻ nhỏ; khác cái là người lớn phải biết kích hoạt 1 số cơ chế để vào mode ‘học hỏi và thay đổi’.
Đầu tiên là attention – sự chú tâm, khả năng tập trung. common sense, để học 1 chủ đề hiệu quả thì ta nên tiếp thu những thông tin chỉ liên quan đến vấn đề đó, não ko bị tốn tài nguyên và tránh bị nhiễu khi xử lý thông tin. đôi lúc những thông tin ko liên quan có thể giúp, nhưng mình thấy nó giúp trong việc sáng tạo nhiều hơn. kiểu Archimedes ngâm bồn tắm nghĩ ra cách tính thể tích, hay truyền thuyết Phục Hy nhìn mai rùa viết ra kinh Dịch.
Bồn tắm có vẻ chả liên quan gì đến vật lý, mai rùa có vẻ chả liên quan gì đến pattern của vạn vật, vậy mà lại liên quan. Có lẽ mấy ổng cũng đang bị obsessed vào 1 vấn đề, thế nên mọi thông tin mấy ổng thu thập cũng sẽ liên quan tới vấn đề đó. Attention level thấp thì loại bỏ thông tin ko liên quan tới vấn đề, còn attention level cao thì nhìn mọi thứ đều liên quan đến vấn đề. Ví dụ như học tiếng Anh, level thấp thì tắt hết nhạc phim hay bạn bè để học cho vô, level cao thì nghe nhạc xem phim giao tiếp bạn bè đều dịch hoặc nghĩ bằng tiếng Anh. Ví dụ khác là phim Karate kid, mỗi ngày tập 1 buổi thì cũng xong, nhưng tập võ trong mọi hoạt động thì mới nhanh lên level. Ngồi thiền hardcore 1 tiếng có cái lợi của nó, mà chánh niệm tỉnh giấc trong mọi khoảnh khắc cũng có cái lợi khác.
Tại mình hứng thú về thiền, mà attention – aka “tầm” (trong tầm tứ hỷ lạc xả) là 1 yếu tố quan trọng của định nên tự nhiên mình viết ra 1 tràng dài. Chứ theo https://www.youtube.com/watch?v=xJ0IBzCjEPk… video này của Andrew Huberman thì cảm giác khó chịu khi thất bại mới là yếu tố kích thích não người lớn vào mode neuroplasticity.
Đại khái thì khi bạn làm skill gì đó mà bị sai nhiều lần, thì tín hiệu thất bại sẽ kích thích cơ thể tiết ra 1 số hormones, làm cho các neurons có xu hướng tạo ra những liên kết mới để update skills. Kiểu, “tụi mình (neurons) làm việc méo ổn, cần phải thay đổi, làm việc theo cách khác”. Mình coi lâu quá rồi ko nhớ rõ, có đoạn bảo là bạn nên thất bại khoảng 7-10 phút gì đấy là đủ để cơ thể tiết 1 số hormones nào đó, kích hoạt mode neuroplasticity. Sau đấy trong cycle 90 phút gì đấy thì những thứ bạn học hay update sẽ “thấm” hơn, các neurons dễ dàng tạo ra những liên kết mới hơn.
Bình thường để kích thích cơ thể thì thông tin đi theo path mind-heart-gut (suy nghĩ – cảm xúc – phản ứng cơ thể), kiểu suy nghĩ thất bại khiến ta cảm thấy khó chịu, cảm giác khó chịu khiến cơ thể kích thích hormones phản ứng lại. Nhưng video cũng chỉ ra 1 số cách hack, kiểu bạn có thể tập giữ thăng bằng kiểu đứng 1 chân, cứ té mấy lần trong vài phút, cơ thể tiết hormones, vào mode rồi, thì bạn đi học skill khác bạn muốn học. 1 chi tiết khác là, thử sai và update trong khoảng thời gian bao lâu thôi, rồi quãng thời gian còn lại thì lập lại skill để update mới đc định hình. chứ nguyên buổi cứ thử sai và update, hệ thống bị nhiễu vì ko biết như nào mới là chuẩn, ko kịp định hình update.
Tóm lại thì neuroplasticity đơn giản chỉ là quá trình thất bại – update skill – định hình skill – repeat. Small scale thì nó là những session tập luyện 1-2-3 giờ đồng hồ. Big scale thì nó là những cycles lên voi xuống chó trong vài năm. hồi xưa mình đọc quyển Zen mind, beginner’s mind -thiền tâm, sơ tâm, hay xem tarot có lá bài The Fool cũng nhắc về vấn đề này. Để học 1 cái gì mới, thì ta phải chấp nhận làm như kẻ ngốc, mới bắt đầu, chịu nhiều thất bại. Đau khổ từ thất bại là thứ cần thiết để kích hoạt ta thay đổi. (mà đứng lên sau thất bại là điều dĩ nhiên khỏi phải nhắc).
Thời ăn lông ở lỗ săn bắt hái lượm, cuộc sống khá là đơn giản, 25t mà chưa định hình thì chết là đúng. Nhưng thời nay thì xã hội phức tạp hơn, có quá nhiều skills mà con người cần phải học (skill chuyên môn, giao tiếp, chăm sóc sức khỏe thân và tâm…), gặp cảnh phải ngồi ghế nhà trường 15 năm để tiếp thu để rồi quên 50%+ kiến thức nữa. Cảm giác học ko bao h là đủ. Thế nên khả năng kích hoạt neuroplasticity vẫn rất cần thiết đối với người lớn thời hiện đại. Xã hội và công nghệ ngày càng phát triển nhưng bộ máy con người vẫn như vài ngàn năm trước, deal with it bro.
Não khỉ mình có học nhiều tới đâu thì đến lúc đụng chuyện, chịu khổ thì nó lại quên hết, và tìm lý luận để trốn việc và tránh khổ. Chi bằng cứ nhớ câu thần chú “you just need to fail 100 more times” trong tâm.
Thất bại? niệm “you just need to fail 100 more times”. Đau khổ vì thất bại? niệm “you just need to fail 100 more times”.
Art của Cai Zhisong