Trong hàng ngàn năm qua, tự do ngự trị như một giá trị ưu việt trong nền văn minh phương Tây, và với việc bãi bỏ chế độ nô lệ vào giữa thế kỷ 19, cơn sóng tự do dường như được định sẵn để chế ngự những thế lực tìm cách giữ nhân loại trong xiềng xích nô lệ. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, trào lưu này nhanh chóng bị đảo ngược khi chính phủ bắt đầu kiểm soát nhiều khía cạnh cuộc sống hơn. Ngày nay, có rất ít điều một người có thể làm nếu thiếu đi nhà nước, hay như cái Nietzsche gọi là “con quái vật lạnh lùng nhất trong tất thảy”, hoặc cắt giảm nó, ra lệnh cho nó phải thực hiện như nào, hoặc ít nhất là quan sát và theo dõi từng nước đi của ta.
Tuy nhiên, ta ko nên tuyệt vọng bởi sức mạnh vẫn nằm ở người dân – hoặc đó là những gì ta được bảo như vậy. Đủ may mắn để sống trong nền dân chủ, ta chọn lựa lãnh đạo của mình, và theo đó quyết định số mệnh. Nhưng khả năng bỏ phiếu thực sự mang lại cho ta bao nhiêu sức mạnh? Các cuộc bầu cử lớn, đặc biệt là cho những ai ủng hộ tự do, dường như chỉ là lựa chọn giữa ác quỷ – con ác quỷ nhỏ bé hơn thường rất khó phân biệt. Thay vì được thực sự lựa chọn, ta dường như chỉ có ảo tưởng về chọn lựa. Chiến tranh triền miên, thuế cao, giám sát hàng loạt, quy định ngột ngạt, phúc lợi doanh nghiệp, cuộc chiến chống ma túy vô nhân đạo và sự kiểm duyệt ngày càng gia tăng dành cho những ai đi sai đường lối nhà nước dường như ko thể tránh khỏi, dù người được bầu là ai đi nữa.
Những ai còn niềm tin vào hệ thống sẽ cho rằng ta chỉ cần bỏ phiếu đúng người lên nắm quyền – những người sẵn lòng kết thúc sự lạm quyền của nhà nước. Tuy nhiên, góc nhìn này thường thu nhỏ, hoặc hoàn toàn ngó lơ sự tồn tại của các thế lực mạnh mẽ khiến cho cá nhân suy đồi đạo đức, thèm khát quyền lực, ủng hộ sự phát triển của nhà nước có khả năng cao vươn lên dẫn đầu. Những kẻ tồi tệ nhất, ko phải tốt nhất trong số ta có khả năng cao cai trị ở các nền dân chủ hiện đại.
Nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng đáng tiếc này, và yếu tố chủ chốt trong số đó là kiểu người có khả năng cao tiến vào lĩnh vực chính trị. Bởi chính trị, như mọi ngành nghề khác, hấp dẫn hơn đối với một số so với người khác. Một người ko chọn trở thành bác sĩ phòng cấp cứu nếu anh ta khó chịu khi nhìn thấy máu, và tương tự vậy, một người sẽ khó có thể tiến vào chính trị nếu họ khó chịu với bản chất của chế độ chính trị hiện đại. Vậy thì, bản chất của chế độ đó là gì?
Trước hết, chính quyền là thể chế dựa vào việc sử dụng, hoặc đe dọa vũ lực nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng trong khi chính quyền luôn mang bản chất cưỡng bức, thì mức độ cưỡng bức, hay sức mạnh nhà nước đã được chấp nhận là hợp pháp trong xã hội dao động qua thời gian. Phương Tây trong nhiều năm được xây dựng quay quanh lý tưởng giới hạn chính quyền. Thị trường tự do, và các thể chế xã hội khác tự do khỏi bản chất cưỡng bức của nhà nước được xem như các yếu tố cấp thiết trong một xã hội bình ổn và thịnh vượng. Điều này ko còn như vậy nữa. Kịch bản đã bị lật. Thay vì chính phủ bị hạn chế ở những gì mình được cho phép làm, bây giờ nhà nước đã hạn chế rất nhiều những gì ta, với tư cách là cá nhân, có thể và ko thể làm.
Vai trò mở rộng của nhà nước, và sức mạnh to lớn mà nó tùy ý sử dụng, thu hút những kẻ thèm khát quyền lực nhất trong số ta như con thiêu thân lao vào lửa. Ko may thay, quyền lực chính trị được nhiều người xem là quyền lực duy nhất đáng để sở hữu, và những ai thèm khát quyền lực nhất sẽ xem nhà nước như phương tiện tốt nhất để thỏa mãn ham muốn. Ko ngạc nhiên khi hầu hết các ứng cử viên chính trị công khai chiến dịch mở rộng nhà nước. Bởi sức mạnh nhà nước nếu chiến thắng sẽ trở thành sức mạnh của họ.
Chính trị hiện đại ko chỉ thu hút kẻ khát quyền lực, để làm vấn đề tồi tệ hơn, nó còn thu hút các cá nhân thèm khát quyền lực có tính khí quá mức ái kỷ và tự phụ. Nhìn chung, những ai tham gia vào chính trị “[ưa thích] thống trị tri thức hơn là thống trị tự do.” (Lord Acton) Họ là những người đàn ông và phụ nữ tin rằng mình nên được trao quyền sử dụng sức mạnh nhà nước để tái tạo thế giới theo tầm nhìn của mình. Hiếm khi có ai nhận thức được rằng những gì điều này đòi hỏi đó là sự thay thế quá trình tạo nên trật tự tự phát của thế giới xã hội điều phối bởi kế hoạch đến từ cá nhân, bằng một kế hoạch duy nhất nghĩ ra bởi chính trị gia và quan chức và thực thi bằng việc sử dụng, hoặc đe dọa bạo lực.
“Tại sao sự chuyển nhượng…các quyết định đến từ cá nhân và tổ chức liên quan trực tiếp – thường được miêu tả chung và khách quan là “thị trường” – sang các bên thứ ba chẳng trả cái giá nào cho sai lầm lại được kỳ vọng là sẽ tạo nên kết quả tốt hơn cho xã hội nói chung là một câu hỏi ít khi được đưa ra, ít được trả lời hơn nhiều.” (Thomas Sowell, Intellectuals and Society)
Giả định của hầu hết chính trị gia cho rằng họ bằng cách nào đó đủ khôn ngoan để sắp xếp lại trật tự phức tạp rộng lớn và trật tự hiện ra ở thế giới xã hội bằng kế hoạch riêng mình là đỉnh cao của tự phụ. F.A. Hayek gọi đó là ‘tính tự phụ chết người’ bởi khi trở nên cực đoan, như đã xảy ra ở các thử nghiệm chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 20, nó chỉ dẫn tới sự bần cùng hóa, đau khổ và cái chết.
Nhưng trong khi chính trị có thể bị chi phối bởi những người đàn ông và phụ nữ thèm khát quyền lực với sự tự phụ khiến họ nhìn nhận mọi vấn đề xã hội đều đòi hỏi giải pháp chính trị đưa ra bởi họ, điều này ko loại trừ các cá nhân có thể thực tâm mong muốn làm giảm quyền lực và lạm quyền của nhà nước khi bước vào chính trị. Tuy nhiên, vấn đề là có rào cản to lớn chắn đường họ. Hầu hết quốc gia phương Tây ko chỉ bị chi phối bởi số lượng đảng phái chính trị ko có ý định, cũng như động cơ làm thu hẹp nhà nước, mà các đảng phái này còn kiểm soát và thao túng quá trình bỏ phiếu theo hướng có lợi cho mình.
Hơn nữa, những ai sẵn lòng lừa dối và gian lận trong nỗ lực vươn lên dẫn đầu sẽ luôn ưu thế hơn đối thủ trung thực hơn của mình. Trong trò chơi chính trị hiện đại, sự thật, trung thực, liêm chính ko mang lại lợi lộc. Tập hợp quần chúng quay quanh tầm nhìn vĩ đại và lời hứa hão huyền sẽ dễ dàng hơn nhiều, kể cả nếu tầm nhìn đó ko thể thực hiện hoặc sẽ mang những tác dụng phụ tàn khốc. Một ứng cử viên nói ra sự thực cố gắng truyền tải công chúng tính bất ổn, hoặc bản chất tàn phá của nhiều chương trình chính phủ sẽ kém hấp dẫn hơn nhiều. Hiện thực lu mờ khi so với những ảo tưởng được hầu hết ứng cử viên chính trị đề ra.
Một yếu tố khác của các cuộc bầu cử quần chúng ủng hộ sự suy đồi đạo đức đó là sự thực rằng lời kêu gọi cảm xúc để thù ghét đối thủ của mình cực kỳ hữu hiệu trong việc tập hợp sử ủng hộ chính trị. Điều này có lợi cho những kẻ mị dân thèm khát quyền lực trong hành trình tìm kiếm chiến thắng thiển cận của mình, sẽ sử dụng bất kỳ thủ thuật nào để chiến thắng, bất chấp nó tàn phá như nào tới kết cấu xã hội. Vladimir Lenin hiểu rõ sức mạnh của hận thù và tiêu cực nhằm giành được sự ủng hộ chính trị:
“Lời nói của tôi” ông viết “được tính toán nhằm khơi dậy thù ghét, ác cảm và khinh miệt…ko phải để thuyết phục mà là phá vỡ địa vị đối phương, ko phải để sửa chữa sai lầm đối thủ, mà là hủy diệt anh ta.” (Vladimir Lenin)
Nhưng kể cả nếu một cá nhân có thiện chí luồn lách qua kẽ hở, đánh bại tỷ lệ, và thắng cuộc bầu cử quan trọng, vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi liệu anh ta có thể chống lại sức ảnh hưởng mục nát của nhà nước hay ko. Vì sức mạnh anh được dùng tùy ý ko chỉ có khả năng làm anh suy đồi, mà anh ta còn buộc phải đối mặt với vô số áp lực khổng lồ từ các quan chức ko được bầu, các nhà tư bản thân hữu và nhiều người khác làm giàu bản thân bằng quyền lực nhà nước.
Trong khi một số có thể nuôi hy vọng về vị cứu tinh chính trị, có lẽ nên cần một cách tiếp cận khác. Sự áp bức của chính quyền, hay sự săn mồi theo quần xã (Social Predation) nói chung, về bản chất là chức năng chênh lệch quyền lực. Với sự phân chia quyền lực cân bằng hơn, các yếu tố đồi bại và quỷ ác về mặt đạo đức của xã hội sẽ khó có thể gây hại. Nhưng khi một nhóm, hay tập hợp các thể chế trở nên quyền lực hơn phần còn lại của xã hội, sự lạm quyền là ko tránh khỏi – dù ta sống trong nền dân chủ, quân chủ hay dưới chế độ độc tài.
Bỏ phiếu ko đủ khả năng làm giảm chênh lệch quyền lực tạo ra bởi sự phát triển nhà nước hiện đại. Thế kỷ vừa qua có đủ các cuộc bầu cử, nhưng cũng trong thời điểm này, sự khác biệt giữa nhà nước và công dân chỉ tăng chứ ko giảm. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn để trả lại tự do cho thế giới ngày càng giam cầm có thể tìm thấy thông qua việc phát triển và khuyến khích các công nghệ và thể chế kinh tế và xã hội tự do khỏi bàn tay lạnh lùng của nhà nước. Nhưng, trừ khi sự tập trung quyền lực khổng lồ nắm giữ bởi số ít giật dây chính quyền được giảm thiểu đáng kể, thì việc bầu cử cho ứng viên nào phô trương trước ta có thể sẽ ko quan trọng. Bởi như H.L. Menken nhận ra gần một thế kỷ trước, ta chỉ thực sự có hai lựa chọn trong nền dân chủ hiện đại. Ta có thể bầu ra một nhà mị dân, hay như kẻ Mencken gọi là Demaslave:
“…dưới nền dân chủ” ông viết “…Hai nhánh tự lộ diện. Có nghệ thuật của nhà mị dận, và có nghệ thuật của cái được gọi là…Demaslave…Nhà mị dân là kẻ rao giảng giáo lý anh biết là sai với những người anh biết là ngu dốt. Demaslave là kẻ lắng nghe những gì lũ ngốc đó nói và bản thân anh giả vờ tin vào điều đó. Mỗi người tìm kiếm chức vụ chọn lọc bằng bầu cử dưới nền dân chủ phải là điều này hoặc điều kia, và hầu hết mọi người thành cả hai…Ko một người có học thức nào, tuyên bố rõ ràng các quan điểm nền tảng rằng bất kỳ người có học thức nào nắm giữ các vấn đề chủ yếu liên quan tới nhà nước lại có thể được bầu vào chức vụ ở một nhà nước dân chủ, có lẽ trừ ra một phép màu nào đó.” (H.L. Mencken, Notes on Democracy)