Giống như toàn bộ thế giới tự nhiên được đặc trưng bởi mức đa dạng tuyệt vời, loài người cũng vậy. Mỗi người sở hữu vô vàn điểm khác biệt so với người khác – có thể là đặc điểm thể lý, khả năng tinh thần, khuynh hướng di truyền, gia đình mà người đó sinh ra, hay phần thế giới mà họ sinh sống.
Sự thực rằng con người rất khác biệt đã tạo nên những lợi ích đáng kể, ví dụ, nó giúp cho việc phân chia lao động trở nên khả thi. Phân chia lao động xảy ra khi những khác biệt về khả năng bẩm sinh và sở thích cá nhân khiến cho một số người hoàn thành các công việc nhất định tốt hơn người khác. Bằng cách có thể tập trung vào sản xuất một hay nhiều nhất là một số ít hàng hóa, trong khi đáp ứng lượng nhu cầu áp đảo của người khác thông qua lao động, việc phân chia lao động làm gia tăng năng suất vô cùng.
Cố gắng dập tắt sự bất bình đẳng giữa đặc điểm thể lý và tinh thần làm cho việc phân chia lao động khả thi sẽ là điều vô lý. Nhưng như đã nói, có các khía cạnh cuộc sống của con người mà trong đó, sự bình đẳng ngày càng tăng lên được xem là điều đáng ao ước. Trong Video này, chúng ta sẽ tìm hiểu hai loại bình đẳng được khuyến khích trong xã hội đương thời, cụ thể là bình đẳng kinh tế, đó là lời kêu gọi giảm thiểu chênh lệch của cải giữa giàu và nghèo, và bình đẳng trước pháp luật.
Ta sẽ tìm hiểu liệu hai loại bình đẳng này có tương thích hay ko, khám phá điều dẫn tới bất bình đẳng của cải, và thảo luận xem liệu trong những tình cảnh nhất định, cơ chế dẫn tới bất bình đẳng của cải có thể tạo nên lợi ích đáng kể cho tầng lớp nghèo và trung lưu hay ko.
Trong số 2 loại bình đẳng, bình đẳng trước pháp luật ít khi gây tranh cãi. Người ta tin rằng cá nhân phải phụ thuộc vào các quy tắc chung của pháp luật và tuân theo bất kể giới tính, chủng tộc, sắc tộc, nghề nghiệp, hoặc giá trị ròng của họ như nào.
Bình đẳng trước pháp luật góp phần vào sự ổn định xã hội bởi hành động của những người khác trở nên dễ đoán hơn. Thêm nữa, nếu mọi người phụ thuộc vào pháp luật, khả năng xuất hiện luật lệ mang tính áp bức sẽ ít đi. Có thể nói, sự áp bức thường nảy sinh khi một tầng lớp người có đủ quyền lực để nâng tầm bản thân “vượt trên” pháp luật, và có thể tránh được luật lệ mang tính áp bức mà họ ban hành lên người khác.
Nhưng có một câu hỏi thú vị nảy sinh: nếu người ta chấp nhận rằng con người khác biệt về khả năng thể lý và tinh thần, và hơn nữa, với những khác biệt như vậy thì việc họ được đối xử bình đẳng trước pháp luật là điều đáng ao ước, liệu điều này có tương thích với lời kêu gọi giảm thiểu bất bình đẳng của cải? Như triết gia và nhà kinh tế học Friedrich Hayek giải thích, bình đẳng trước pháp luật và bất bình đẳng của cải ko tương thích nhau.
“Từ sự thực là con người rất khác biệt suy ra rằng nếu ta đối xử họ bình đẳng, kết quả sẽ là sự bất bình đẳng trong vị thế thực của họ, và cách duy nhất để đặt họ vào vị trí bình đẳng sẽ là đối xử khác biệt với họ. Bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng vật chất do đó ko chỉ khác biệt mà còn mâu thuẫn với nhau; và ta có thể đạt được cái này hoặc cái kia, nhưng ko thể đạt được cả hai cùng lúc. Bình đẳng trước pháp luật mà tự do đòi hỏi sẽ dẫn tới bất bình đẳng vật chất.”
Điều cấp thiết để nhận ra ở đoạn văn này đó là Hayek muốn nói rằng trong một xã hội đặc trưng bởi bình đẳng trước pháp luật, sự bất bình đẳng của cải là cố nhiên và ko thể tránh khỏi. Nhưng một xã hội mà mọi người ko được đối xử bình đẳng trước pháp luật, mà thay vào đó, một số người nâng tầm bản thân “vượt trên” pháp luật và có được đặc quyền giúp họ đạt được của cải thì sao?
Để thực sự hiểu cuộc tranh luận về bất bình đẳng của cải, điều cần thiết là phải nhận ra rằng trong một nền kinh tế chi phối bởi sự can thiệp chính phủ chẳng hạn như hiện nay, có hai cách khác nhau mà một người có thể làm để đạt được lượng lớn của cải – và chỉ có một cách phù hợp với bình đẳng trước pháp luật.
Hai con đường này có thể được gọi là tinh thần khởi nghiệp thuần thị trường và tinh thần khởi nghiệp chính trị. Tinh thần khởi nghiệp thuần thị trường kiếm được của cải bằng cách bán ra sản phẩm mới, tốt hoặc rẻ hơn trên thị trường và làm điều đó mà ko cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính phủ. Nói cách khác, khả năng kiếm tiền của người khởi nghiệp thuần thị trường liên quan trực tiếp tới khả năng làm hài lòng khách hàng. Điều này đối nghịch với người khởi nghiệp chính trị thành công dựa trên khả năng vận động hành lang và ảnh hưởng tới các chính trị gia sau đó sử dụng quyền lực nhà nước để hỗ trợ người khởi nghiệp chính trị kiếm được của cải. Hành động của người khởi nghiệp chính trị ko phù hợp với bình đẳng trước pháp luật bởi họ được ban cho đặc quyền mà người khác ko thể đạt được.
Như chúng tôi sẽ cho thấy ở phần còn lại của Video này, trong khi cả hai loại người khởi nghiệp có thể đạt được nhiều của cải, hành động của người khởi nghiệp thuần thị trường có lợi cho mọi thành viên của xã hội, trong khi người khởi nghiệp chính trị lại là ký sinh của xã hội.
Nhà kinh tế học thế kỷ 20 Ludwig von Mises, trong bài tiểu luận “Profit and Loss”, giải thích lý do vì sao sự tồn tại của người giàu, những người kiếm được của cải thông qua tinh thần khởi nghiệp thuần thị trường, ko phải điều xấu, mà đúng hơn là góp phần vào một nền kinh tế hưng thịnh:
“Sự giàu có của người khởi nghiệp [thuần thị trường] thành công chẳng phải nguyên cớ cho sự nghèo đói của bất cứ ai; nó là hệ quả của sự thực rằng người tiêu dùng được cung cấp tốt hơn so với khi thiếu vắng nỗ lực của người khởi nghiệp…Tiêu chuẩn sống của người bình thường là cao nhất ở những quốc gia có số lượng người khởi nghiệp [thuần thị trường] giàu có nhiều nhất. Lợi ích vật chất hàng đầu của những ai kiểm soát các yếu tố sản xuất nên được tập trung trong tay những người biết cách sử dụng chúng hiệu quả nhất.”
Dựa trên quan điểm của Mises, điều thường bị ngó lơ đó là trong một nền kinh tế thị trường thực sự tự do (ko tồn tại ngày nay) khối lượng của cải lớn được tạo ra bằng cách phục vụ nhu cầu người khác. Cách thức chủ yếu mà một nhà khởi nghiệp thuần thị trường thực hiện đó là “bằng cách giới thiệu các sản phẩm mới mẻ và cải tiến, bằng cách tìm hướng cắt giảm phí sản xuất, và bằng cách giữ cho sản lượng tương đối của vô số món hàng được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và mong muốn đang đổi thay của người tiêu dùng.” (George Reisman).
Trên thực tế, trong một thị trường tự do, lượng của cải lớn nhất tạo ra bởi những ai bán hàng hóa và dịch vụ cải thiện đời sống, ko phải cho tầng lớp tinh hoa ít ỏi, mà phần nhiều là cho tầng lớp trung lưu và hạ lưu. Trích dẫn Mises một lần nữa:
“Nguyên lý của tinh thần khởi nghiệp [thuần thị trường] đó là cung cấp cho người bình thường. Trong khả năng làm người tiêu thụ của mình, người bình thường sẽ có toàn quyền trong việc mua hay ko mua sẽ quyết định số phận của hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, ko có cách nào để đạt được và duy trì của cải ngoài việc cung cấp cho số đông mọi món hàng hóa rẻ nhất và tốt nhất mà họ yêu cầu.” (Ludwig von Mises)
Đối nghịch với người khởi nghiệp thuần thị trường phải thỏa mãn người tiêu dùng để có được lượng của cải to lớn, người khởi nghiệp chính trị có được của cải bằng cách sử dụng sức mạnh nhà nước. Điều này được thực hiện theo muôn vàn cách, bao gồm trợ cấp hoặc cứu trợ nhằm chuyển của cải từ số đông sang số ít có liên kết, hoặc tạo nên quy định và luật lệ mang lại lợi ích cho các hãng lâu đời với cái giá là các hãng gia nhập mới tiềm năng. Một cách trắng trợn hơn nữa, nhưng đôi khi bị ngó lơ mà những người khởi nghiệp chính trị sử dụng để có được của cải đó là sử dụng chính quyền để thông qua và thực thi luật cấm bán mọi loại hàng hóa. Ví dụ điển hình nhất đó là chiến tranh thuốc phiện đã làm giàu những người khởi nghiệp chính trị của nền công nghiệp dược phẩm hơn nữa cũng như những ai cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho cảnh sát và nhà tù.
Đây chỉ là vài phương thức về cách người khởi nghiệp chính trị có thể dùng sức mạnh nhà nước nhằm ép buộc con người, dưới mối đe dọa vũ lực, hành xử theo cách chống lại lựa chọn của họ và trong quá trình đó trở nên cực kỳ giàu. Để nhắc lại, điều quan trọng là cần phải nhận ra rằng ko như người khởi nghiệp thuần thị trường với hành động làm tăng tiêu chuẩn sống chung, hành động của người khởi nghiệp chính trị làm cho số đông tệ đi. Người khởi nghiệp chính trị ko được trao thưởng cho khả năng phục vụ số đông, mà là cho khả năng vận động hành lang và ảnh hưởng các chính trị gia làm gián đoạn đáng kể trật tự tự phát tạo ra của cải đến từ thị trường tự do.
Một số có thể nghĩ rằng sự tồn tại của người khởi nghiệp chính trị biện minh cho sự đánh thuế người giàu, nhưng một giải pháp tốt hơn sẽ là loại bỏ khả năng làm giàu tầng lớp khởi nghiệp chính trị ngay từ ban đầu của chính phủ. Bởi bản thân sự giàu có ko phải vấn đề, mà là khả năng giàu có bằng cách sử dụng sức mạnh nhà nước thay vì phục vụ nhu cầu người khác. Hơn nữa, tăng thuế chỉ làm tiền đổ thêm vào tay những chính trị gia chứng tỏ đủ khả năng làm giàu cho người thân cận, nhưng ko có khả năng giúp đỡ tầng lớp hạ lưu và trung lưu.
Một xã hội thị trường tự do, thiếu vắng người khởi nghiệp chính trị, vẫn sẽ có người giàu và bất bình đẳng của cải. Nhưng điều quan trọng là phải nhận ra sự bất đối xứng giữa giàu và nghèo sẽ ít hiển nhiên trong xã hội thị trường tự do, hơn là xã hội có người khởi nghiệp chính trị chi phối. Để kết luận Video này, chúng tôi sẽ trích 1 đoạn của nhà kinh tế George Reisman làm sáng tỏ tuyệt vời quan điểm này:
“…điều đáng lưu ý là bất bình đẳng kinh tế được hình thành dựa trên tự do kinh tế [tức là hành động của người khởi nghiệp thuần thị trường] ít khi đi cùng với sự bất bình đẳng theo hướng hữu hình so với bất bình đẳng kinh tế dựa trên sự khởi xướng bạo lực vật lý [tức là hành động của người khởi nghiệp chính trị]. Đó là vì…bất bình đẳng kinh tế dựa trên tự do kinh tế giúp nâng cao tiêu chuẩn sống của tất thảy. Kết quả là dưới sự tự do kinh tế, ngay cả tầng lớp nghèo nhất trong xã hội cũng tiêu thụ lượng của cải đáng kể và ngày càng tăng. Do đó, sự bất bình đẳng lan tràn ko phải là cái tương phản giữa những ai chết đói, bán khỏa thân và sống trong túp lều tồi tàn, và những ai béo ú, mặc đồ lông thú, và sống trong lâu đài như trường hợp của ví dụ bất bình đẳng phong kiến. Đúng hơn, nó là sự bất bình đẳng giữa những ai đủ giàu để lái ô tô Chevrolet hay Ford và những người đủ giàu để lái chiếc Cadillac hay Rolls-Royce.” (George Reisman, Capitalism)