“Và trên thực tế, lời dối đã dẫn ta đi quá xa khỏi một xã hội bình thường đến nỗi ta thậm chí ko thể định hướng bản thân được nữa; trong làn sương mù dày đặc xám xịt của nó, thậm chí ko thể thấy một cây cột.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Nói dối luôn được dùng cho mục đích chính trị. Nó che đậy sự đồi bại, lỗi lầm quá khứ và động lực tiềm ẩn, và nó là nguyên liệu thiết yếu trong cuộc vận động chính trị. Tuy nhiên, lời dối chính trị đôi khi mang hình thái quỷ quyệt hơn. Lời dối trở nên bao trùm tất cả, ôm lấy mọi khía cạnh đời sống và lây nhiễm từng ngóc ngách xã hội. Sự kiện này là dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa toàn trị có thể trỗi dậy. Bởi như triết gia chính trị Hannah Arendt chú giải, về bản chất, chủ nghĩa toàn trị là nỗ lực “biến đổi hiện thực thành viễn tưởng”. Nó là nỗ lực áp đặt nguyên do hão huyền về thề giới lên toàn bộ dân số của những diễn viên nhà nước suy đồi và bệnh tật. Ở Phát Xít Đức thì đó là ý tưởng về chủng tộc siêu việt và dân tộc ô uế tạo nên lời dối lớn lao, ở Liên Xô thì đó là niềm tin rằng nhà nước cộng sản có thể hoạt động và mọi thứ nên công bằng. Và từ lời dối lớn lao này nảy ra một luồng lời dối bé tẹo vô tận khác. Nhắc đến Chủ Nghĩa Cộng Sản Nước Nga, Aleksandr Solzhenitsyn viết:
“Trong quốc gia chúng tôi, lời dối ko chỉ trở thành phạm trù đạo đức mà còn là trụ cột nhà nước.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Oak and the Calf)
Miêu tả Czechoslovakia dưới ách cai trị Sô Viết, Vaclav Havel giải thích tương tự:
“…cuộc sống trong hệ thống được thấm nhuần triệt để bằng thói đức giả và lời dối…Bởi hệ thống bị giam cầm với lời dối của mình, nó phải xuyên tạc mọi thứ. Nó xuyên tạc quá khứ. Nó xuyên tạc hiện tại, và nó xuyên tạc tương lai. Nó xuyên tạc số liệu.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Khi hệ thống chính trị dựa trên một lớp lừa dối, có thể làm gì để đối hướng quay về chân lý và tự do? Trong Video này, rút ra từ góc quan sâu sắc của Aleksandr Solzhenitsyn và Vaclav Havel, chúng tôi sẽ tìm hiểu câu hỏi này.
Vào hôm trước khi bị lưu đày khỏi Liên Xô, Aleksandr Solzhenitsyn xuất bản bài tiểu luận ngắn với tiêu đề Live Not By Lies, và trong đó ông viết:
“Ta đang đi đến bờ vực; sự chết đi tinh thần chung đã đến với ta; một sự chết đi về thể lý sắp lóe lên và nuốt chửng ta và con cái mình, trong khi ta tiếp tục cười bẽn lẽn và lảm nhảm: “Nhưng ta có thể làm gì để ngăn chặn nó? Ta ko có sức mạnh.”…Nhưng ta có thể làm-mọi thứ!-kể cả nếu ta tự an ủi và dối lòng rằng nó ko như vậy. “Chúng” ko có tội vì mọi thứ, mà là chúng ta, chỉ chúng ta thôi!” (Aleksandr Solzhenitsyn, Live Not By Lies)
Khi nhà nước chuyển sang chủ nghĩa toàn trị, cá nhân sống ở các xã hội đó ko chỉ đơn thuần là nạn nhân của nó. Mọi chế độ toàn trị thế kỷ 20 lên nắm quyền trong tiếng vỗ tay sấm rần khi nhiều công dân công khai kêu gọi sự kiểm soát bạo tàn định rõ hình thái cai trị này. Thiếu đi sự ủng hộ và tuân thủ của quần chúng, đại thiểu số trong tầng lớp thống trị sẽ chỉ là con hổ giấy. Do vậy, trách nhiệm cho sự đàn áp, đau khổ và mất mát sinh mạng xảy ra khi chủ nghĩa toàn trị thức giấc ko thể chỉ đổ cho các quan chức và chính trị gia. Một phần lớn trách nhiệm phải được đặt lên công dân ủng hộ hình thức cai trị này, hoặc chẳng làm gì để chống lại nó. Vaclav Havel giải thích trong cuốn Power of the Powerless:
“Rõ ràng là có gì đó về sự đáp lại của con người với hệ thống [toàn trị] này…Con người bị buộc phải sống trong lời dối, nhưng họ có thể bị buộc làm vậy chỉ vì trên thực tế, họ có khả năng sống theo cách này. Do đó, hệ thống ko chỉ xa lánh loài người, mà cùng lúc xa lánh sự ủng hộ hệ thống này của loài người như một kế hoạch tổng thể vô tình của nó, như một hình ảnh suy đồi đến từ chính sự suy đồi của nó, như một ghi chép về thất bại với tư cách cá nhân của con người.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Nếu nhiên liệu cho sự phát triển chủ nghĩa toàn trị là các cá nhân yếu đuối và sợ hãi, vậy thuốc giải sẽ là cuộc cách mạng cá nhân diễn ra trong con tim và tâm trí và dẫn tới sự thức tỉnh về trách nhiệm, lòng dũng cảm và sức mạnh bản thân.
“Sự phản kháng tốt nhất cho chủ nghĩa toàn trị chỉ đơn thuần là đuổi nó ra khỏi tâm hồn, hoàn cảnh, mảnh đất của riêng mình, đuổi nó ra khỏi nhân loại đương thời.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Tác phẩm của Aleksandr Solzhenitsyn đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ Đế Chế Sô Viết Cộng Sản, và ông khuyên ta tham gia vào cuộc cách mạng cá nhân như vậy bằng cách thay đổi cuộc đời mình theo hướng ngắm vào phần dễ bị tổn thương nhất của hệ thống toàn trị – đó là lời dối mà nó dựa trên. Trong tiểu luận Live Not by Lies, Solzhenitsyn giải thích:
“Và trong đó, ta tìm thấy chìa khóa đơn giản, dễ tiếp cận nhất với tự do bị bỏ bê bởi ta: đó là ko tham gia vào lời dối! Kể cả nếu mọi thứ bị bao phủ bởi lời dối, kể cả nếu mọi thứ dưới ách thống trị của nó, hãy để ta chống lại bằng cách nhỏ nhất: Đừng để sự thống trị của nó ảnh hưởng ta!” (Aleksandr Solzhenitsyn, Live Not By Lies)
Vaclav Havel là người bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản Czechoslovakia và sau này trở thành tổng thống, và ông lặp lại quan điểm của Solzhenitsyn rằng chìa khóa hiệu quả nhất để giải phóng khỏi chế độ toàn trị là cam kết ko tham gia vào lời dối. Havel gọi cam kết này là “sống trong sự thật”.
“Nếu trụ cột chủ chốt của hệ thống [toàn trị] là sống dối trá, vậy chẳng ngạc nhiên khi mối đe dọa nền tảng tới nó là sống theo sự thật. Đây là lý do vì sao [sự thật] phải bị kìm chế gay gắt hơn bất kỳ thứ gì khác.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Tiến hành việc ko tham gia vào lời dối, hoặc theo thuật ngữ của Havel là “sống trong sự thật”, có nghĩa là ngừng lặp đi lặp lại lời dối của nhà nước và kiềm chế hành động theo hướng phù hợp với tuyên truyền nhà nước. Đó là ý kiên quyết sống tự do và chân thực nhất có thể, mạnh dạn thể hiện cá tính và tính tự phát của mình.
“…sự tự phát với tính bất thường của nó là vật cản vĩ đại nhất đối với sự chi phối toàn bộ con người.” (Hannah Arendt, The Origins of Totalitarianism)
Đó là đi theo lương tâm và đặt đạo đức lên trên luật lệ bất công, can đảm theo đuổi giá trị cá nhân và cộng đồng, và nói lên suy nghĩ mình mà ko bị chế giễu. Sống trong sự thật chính là hành động theo hướng khuyến khích sự tái thức tỉnh về văn hóa, theo đó đóng vai trò như thế lực đối trọng với cuộc hành quân cưỡng chế của hệ thống toàn trị tiến tới sự trì trệ văn hóa, đau khổ, và cái chết.
“Con đường của ta phải là: Ko bao giờ được cố ý ủng hộ lời dối!” (Aleksandr Solzhenitsyn, Live Not By Lies)
Ở chế độ cộng sản Czechoslovakia, theo như Havel, Cuộc Cách Mạng Velvet, hay sự sụp đổ chủ nghĩa toàn trị phi bạo lực ko phụ thuộc nhiều vào sự cải tổ chính trị, mà là dựa vào sự tồn tại của số lượng tăng lên đến từ:
“…những cá nhân sẵn lòng sống trong sự thật, kể cả khi mọi thứ tệ hại nhất…Họ cũng có thể là nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, hay chỉ là công dân đơn thuần có thể duy trì phẩm giá con người mình…Tuy nhiên, một điều có vẻ rõ ràng đó là: nỗ lực cải tổ chính trị ko phải nguyên nhân cho sự tái thức tỉnh xã hội, mà đúng hơn là cái kết, kết cục của sự tái thức tỉnh đó.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Như một ví dụ về cách sống trong sự thật có thể hồi sinh xã hội như nào, Havel thuật lại câu chuyện về ban nhạc Rock mang tên The Plastic People of the Universe. Ở chế độ cộng sản Czechoslovakia, nhạc sĩ phải đăng ký với chính quyền và bị cấm sáng tạo nhạc được xem là quá khiêu khích hoặc đe dọa hệ thống chính trị. The Plastic People of the Universe từ chối tuân theo và sau buổi hòa nhạc vào năm 1976, họ bị bắt giữ, và phiên tòa kế tiếp đạt được sự quan tâm khổng lồ của công chúng. Truyền thông nhà nước gán cho thành viên ban nhạc là những kẻ nghiện thuốc, mắc bệnh tâm thần, những kẻ quá khích và phản bội đất nước. Tuy nhiên, nhiều công dân đã mệt mỏi khi sống trong lời dối và họ ủng hộ những nhạc sĩ trẻ, và như Havel chú giải, ở nhiều khía cạnh, phiên tòa đã đánh dấu sự khởi đầu cho kết thúc của chủ nghĩa toàn trị ở Czechoslovakia. Havel viết:
“[The Plastic People of the Universe] là những người trẻ vô danh ko muốn gì hơn việc có thể sống trong sự thật, chơi nhạc họ yêu thích…và sống tự do trong phẩm giá và cộng tác…Họ được cho từng cơ hội để thích ứng với thực trạng hiện tại, chấp nhận nguyên lý của việc sống trong lời dối và theo đó tận hưởng cuộc đời ko bị phiền nhiễu bởi chính quyền. Thế nhưng họ quyết định theo con đường khác…Theo cách nào đó, phiên tòa chính là giọt nước tràn ly…Con người…dần nhận ra rằng ko đứng lên bảo vệ tự do người khác…có nghĩa là từ bỏ tự do chính mình.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Cùng với việc chứng minh rằng tác động của thế giới thực có thể đến từ hành động của cá nhân đơn thuần sống trong sự thật, rằng một ban nhạc Rock trẻ tuổi khơi dậy phong trào lật đổ hệ thống toàn trị ở Czechoslovakia đã tiết lộ một đặc tính quan trọng nhưng bị hạ thấp của kiểu hệ thống chính trị này: mặc cho mang vẻ bề ngoài, nhưng về bản chất thì nó yếu ớt, dễ vỡ, và cần phải thường xuyên gieo rắc nỗi sợ và lời dối để ngăn nó sụp đổ. Điểm yếu này là lý do vì sao chế độ toàn trị liên tục vu khống và ngược đãi bất kỳ ai, kể cả nhạc sĩ vô hại tham gia vào nỗ lực khiêm tốn để sống trong sự thật. Bởi sự thật là kẻ thù cốt cán của chủ nghĩa toàn trị khi mà nó gây xói mòn nền tảng dối trá, điều nó được xây dựng dựa trên đó. Havel giải thích:
“…lớp vỏ do cuộc sống dối trá mang tới được làm từ những thứ kỳ dị. Miễn là nó niêm phong kín mít toàn bộ xã hội thì nó dường như được làm từ đá. Nhưng khoảnh khắc ai đó phá vỡ ở một nơi, khi một người hét lên, ‘Nhà vua ở truồng!’ – khi một người phá vỡ quy luật của trò chơi [toàn trị], theo đó phơi bày nó như một trò chơi – mọi thứ bất chợt xuất hiện ở phương diện khác và toàn bộ lớp vỏ dường như được làm từ giấy lụa sắp rách và phân hủy mất kiểm soát.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Tính dễ vỡ của hệ thống toàn trị cũng là lý do vì sao điều quan trọng là phải có càng nhiều người càng tốt để ngưng làm đầy tớ cho lời dối nhà nước. Bởi cũng như thất bại với tư cách là cá nhân tiếp nhiên liệu cho hệ thống toàn trị, thì những cá nhân dũng cảm được đổi mới cũng phải sống trong sự thật giúp làm suy yếu và sau cùng phá hủy nó. Hệ thống toàn trị điều kiện hóa công dân tin rằng cá nhân bất lực trong việc tạo ra thay đổi chính trị và xã hội, nhưng lịch sử liên tiếp chứng minh điều ngược lại, và như Solzhenitsyn chú giải:
“Người dừng nói dối có thể lật đổ sự chuyên chế.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Nhưng điều ta chọn để nói và cách ta quyết định hành động sẽ ko chỉ ảnh hưởng trạng thái tính cách của mình, mà còn trạng thái xã hội. ta tạo nên kỷ nguyên của riêng mình. Và khi sống trong chế độ chuyên chế, lựa chọn cơ bản để đưa ra chính là liệu ta sẽ đứng về phía sự thật và tự do, hay về phía lời dối và chính quyền ác độc. Với những ai chọn cái sau, cho dù là vì sợ, thờ ơ, hay chỉ đơn thuần đi con đường ít kháng cự nhất, Solzhenitsyn có những lời như sau:
“Đừng để anh ta khoe khoang về góc nhìn tiến bộ của mình, tự kiêu về địa vị là một viện sĩ hàn lâm hay họa sĩ được công nhận, một công dân hay vị tướng đặc biệt. Hãy để anh nói thẳng thừng với bản thân: Mình là gia súc, là kẻ hèn, chỉ tìm kiếm sự ấm áp và ăn no.” (Aleksandr Solzhenitsyn, Live Not By Lies)