“Có nhiều người trở nên loạn thần chỉ vì họ là người bình thường, cũng như có nhiều người loạn thần vì họ không thể trở nên bình thường. Rằng việc giáo dục họ về tính bình thường là cơn ác mộng với người đầu tiên, bởi nhu cầu sâu thẳm nhất của họ là thực sự có thể sống cuộc đời “bất thường.” (Carl Jung, Problems of Modern Psychotherapy)
Với hệ thống giáo dục dạy ta nghĩ giống nhau, 1 phương tiện truyền thông đại chúng đảm bảo ta sợ như nhau, ngành quảng cáo khiến ta thích những thứ tương tự, và mạng xã hội khiến ta dễ dàng sỉ nhục và chế nhạo những ai vượt quá xa lằn ranh, nhiều người là kẻ tuân thủ. Nhưng nhiều người ở thời hiện đại cũng là kẻ loạn thần và do đó, 1 câu hỏi nảy sinh: Liệu có mối quan hệ nhân-quả nào giữa tuân thủ quá nhiều và bệnh loạn thần? Nhà tâm thần học vĩ đại Carl Jung tin rằng là có, và ở Video này, ta sẽ khám phá chứng loạn thần là gì và trở nên quá tuân thủ khiến ta dễ mắc phải dạng bệnh này như nào.
Loạn thần là rối loạn tâm lý được xác định bởi mức độ lo âu dai dẳng và sâu sắc và nỗi sợ cuộc đời nói chung. Ngoài các triệu chứng chủ yếu này, bệnh loạn thần cũng có thể bao gồm trầm cảm, tội lỗi, chứng sợ, ám ảnh và cưỡng chế, lo lắng và ngẫm nghĩ quá mức, mất ngủ, khó chịu hoặc tức giận. Carl Jung đề xuất rằng nỗi sợ cuộc đời của người loạn thần là kết quả của “quá trình thích ứng bị xáo trộn hoặc suy giảm” (Collected Works Volume 18) và “sự phát triển không lành mạnh của toàn bộ tính cách” (Collected Works Volume 10). Nói cách khác, người loạn thần là cá nhân không thể thích ứng với các yêu cầu cuộc đời, với kết quả là tính cách bị chững lại, và do đó, sự tồn tại của họ trở thành cuộc đấu tranh liên tục với rất ít hoặc không có hồi kết.
Trong khi chứng loạn thần không nhất thiết chí tử, nó chầm chậm nhưng chắc chắn sẽ rút cạn sinh lực cuộc đời. Chứng loạn thần phá hủy tiềm năng, đặt ta vào sự giới hạn kìm kẹp của vùng thoải mái ngày càng thu hẹp, lấp đầy ta cảm giác tội lỗi vì 1 cuộc đời không được sống, phá hủy các mối quan hệ, ức chế sự trau dồi kỹ năng, và tổn hại sức khỏe thể chất của ta vì tác động của lo âu mãn tính và trầm cảm lên cơ thể. Jung đi xa hơn khi gọi chứng loạn thần là “nỗi thống khổ của tâm hồn con người với mọi sự phức tạp to lớn của nó.” (Carl Jung, The State of Psychotherapy Today).
Theo Jung, bệnh loạn thần gây ra bởi 3 tình trạng: Đầu tiên, 1 cá nhân phải đối diện thử thách, nhiệm vụ, hoặc vấn đề ở 1 lĩnh vực cuộc đời quan trọng. Thứ hai, bởi vì sự nhút nhát, lười biếng, ngờ vực bản thân hoặc đơn giản là ngu dốt, 1 cá nhân né tránh thử thách thay vì đối mặt nó.
“Nếu ta chú ý theo dõi lịch sử người loạn thần, ta sẽ thường xuyên tìm thấy 1 thời điểm quan trọng khi vài vấn đề nào đó xuất hiện mà bị né tránh.” (Carl Jung, The Eros Theory)
Sự tồn tại của vấn đề mà 1 người muốn né tránh không đủ để tạo ra loạn thần. Đúng hơn, tình trạng thứ ba là điều cần thiết và đó là việc sử dụng cơ chế phòng vệ để ép vấn đề ra khỏi hữu thức.
“…sẽ là hiểu lầm nghiêm trọng khi nhầm lẫn sự tồn tại của các vấn đề với chứng loạn thần. Có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 điều này ở chỗ loạn thần là căn bệnh vì anh không ý thức được vấn đề của mình…” (Carl Jung, The Stages of Life)
Cơ chế phòng vệ phổ biến bao gồm kìm nén suy nghĩ, đổi chỗ cảm xúc, phóng chiếu vấn đề của mình vào người khác, hoạt động cưỡng chế để giữ bản thân xao lãng, tự dùng thuốc để vào trạng thái tê liệt, hoặc né tránh tình huống kích hoạt nhận thức về vấn đề của mình. Sử dụng cơ chế phòng vệ phải trả giá bằng sự lo âu gia tăng, hay như Jung viết về 1 trong những bệnh nhân loạn thần của mình:
“…bằng cách kìm nén các suy nghĩ bất đồng, cô ấy tạo nên thứ gì đó giống như 1 khoảng không tâm linh mà, như thường lệ, dần dần lấp đầy bằng lo âu. Nếu cô tự quấy rầy bản thân 1 cách ý thức bằng suy nghĩ của mình thì cô sẽ biết điều còn thiếu là gì, và cô sau đó sẽ không cần trạng thái lo âu để thay thế sự thiếu vắng đau khổ có ý thức” (Carl Jung, The Development of Personality)
Né tránh và phủ nhận nhiệm vụ cuộc đời là điều rất phổ biến ở thời hiện đại, và nó góp phần vào mức độ bệnh dịch của chứng loạn thần. Jung chỉ ra vài nhân tố có thể chịu trách nhiệm cho điều này: Đầu tiên, nhiều gia đình truyền lại cho con cái họ cách tiếp cận loạn thần với cuộc đời. Bởi con trẻ mô phỏng nỗi sợ cuộc đời của gia đình loạn thần, và học cách né tránh các vấn đề cuộc đời từ khi còn nhỏ, hoặc như Jung giải thích:
“…rối loạn tâm thần của trẻ thường có mối liên hệ nhân quả tới tâm lý của gia đình, và ở hầu hết trường hợp, 1 người nên chú ý nhiều hơn tới thái độ sai lầm của gia đình và người giáo dục hơn là Psyche của đứa trẻ, điều mà tự thân nó sẽ vận hành chính xác nếu không bị quấy rầy bởi ảnh hưởng có hại đến từ gia đình.” (Carl Jung, Collected Works Volume 18)
Yếu tố thứ hai chịu trách nhiệm cho tỷ lệ mắc phải chứng loạn thần cao đó là việc nhiều thanh niên trẻ không sẵn sàng tự tách mình khỏi gia đình một cách thỏa đáng khi họ tới tuổi trưởng thành. Bởi việc mang thân xác người lớn, nhưng vẫn có tâm trí của 1 đứa trẻ sẽ bảo đảm 1 người mắc phải bệnh loạn thần, hay như Jung giải thích:
“Dù 1 đứa trẻ không có gia đình là điều bất hạnh, nhưng gắn bó quá chặt chẽ với gia đình cũng nguy hiểm không kém. Gắn bó quá chặt chẽ với gia đình chính là sự bất lợi nghiêm trọng trong quá trình thích ứng với thế giới sau này, bởi 1 con người phát triển không có số phận mãi mãi là đứa con của gia đình.” (Carl Jung, Child Development and Education)
Các thế lực xã hội cũng khuyến khích tính lười biếng và thụ động dẫn tới sự lảng tránh nhiệm vụ cuộc đời 1 cách loạn thần. Ví dụ, sử dụng quá mức công nghệ gây nghiện, chính phủ gia trưởng ức chế sự trau dồi trách nhiệm bản thân, các chế độ ăn chưa tối ưu cho việc sản xuất năng lượng, lạm dụng thuốc hướng thần và giải trí, và hệ thống đạo đức không còn nâng cao phẩm hạnh dũng cảm và tự lập để có vị trí chính đáng trong ngôi đền của những giá trị.
Nhưng trong khi có nhiều lý do có thể lý giải sự tồn tại của nhiều người loạn thần như vậy, câu hỏi quan trọng cho người phải chịu đựng đó là làm sao để có được thuốc giải? Theo Jung, cách tiếp cận ta nên thực hiện tùy thuộc vào vấn đề mà ta né tránh nằm ở thế giới tập thể, bên ngoài, con người, địa điểm, hoặc sự vật, hay là ở thế giới Psyche, cá nhân, nội tâm.
“Trong bức tranh về thế giới của tôi, có 1 cõi rộng lớn bên ngoài và 1 cõi nội tâm rộng lớn tương tự; giữa 2 chốn này có người đứng đó, lúc thì đối diện cõi này và lúc thì cõi kia…” (Carl Jung, Freud and Jung: Contrasts)
Vấn đề ở thế giới bên ngoài thường có xu hướng ở dạng không thể đáp ứng yêu cầu cơ bản của đời sống xã hội. Ví dụ, vài người chật vật kết bạn hoặc thiết lập mối quan hệ thân mật. Số khác không thể có được công việc có ích hoặc đóng góp cho cộng đồng. Vẫn còn những người không thể phát triển 1 Persona hoặc tính cách xã hội đầy đủ. Các vấn đề này có bản chất tập thể ở chỗ là nó đại diện những thử thách cuộc đời mà mọi thành viên xã hội phải đối mặt và Jung gọi trường hợp bệnh loạn thần gây ra do né tránh các nhiệm vụ này là trường hợp “thích ứng tập thể bị hao mòn” (Collected Works Volume 16). Cá nhân mắc phải kiểu loạn thần này cần trở nên “bình thường” hơn theo nghĩa trau dồi kỹ năng cơ bản cần thiết để vận hành thành công ở xã hội.
“Trước kia, bởi vì căn bệnh của mình, người bệnh nhân một phần hoặc hoàn toàn tránh xa cuộc đời. Hệ quả là anh đã bỏ bê nhiều nghĩa vụ, hoặc liên quan tới thành tựu xã hội hoặc nhiệm vụ đơn thuần của con người. Anh phải quay lại để hoàn tất chúng nếu anh muốn khỏe lại lần nữa.” (Carl Jung, The Theory of Psychoanalysis)
Bởi vì vài người đáp ứng được mọi yêu cầu của đời sống xã hội và đạt được mọi thành công trần thế – 1 người vợ và gia đình, 1 cuộc đời xã hội thỏa mãn, 1 sự nghiệp ổn, cũng như là thành công dư dật về mặt vật chất – thế nhưng vẫn trở thành người loạn thần. Hay như Jung viết:
“…các nhà trị liệu tâm lý quen thuộc với người thích ứng về mặt tập thể có mọi thứ và làm mọi thứ mà có thể được yêu cầu hợp lý như là cách đảm bảo sức khỏe, thế nhưng vẫn mắc bệnh.” (Carl Jung, Principles of Practical Psychotherapy)
Vấn đề bị những người loạn thần này né tránh không được tìm thấy ở thế giới bên ngoài, mà là ở thế giới Psyche nội tâm. Người như vậy sợ tính cá nhân của mình và do đó không thể chú ý tới tiếng gọi lương tâm để phát triển khía cạnh riêng biệt của bản chất họ.
“Anh ta không thể sống cuộc đời riêng mình và tìm thấy tính cách thuộc về mình.” (Carl Jung, Symbols of Transformation)
Những người loạn thần này quá bình thường, họ quá tuân thủ, và thành công xã hội của họ đóng vai trò như rào cản trong việc khám phá chiều sâu của Psyche. Nhưng khi sự phát triển khía cạnh riêng biệt của bản chất cũng cấp thiết như sự phát triển tập thể thì việc không thể phân định bản thân thích đáng khỏi người khác sẽ khiến ta bị loạn thần, hay như Jung viết:
“Có lượng lớn những người mà sự phát triển tính cá nhân là điều cấp thiết hàng đầu, nhất là ở thời đại văn hóa như thời đại ta, nó bị san phẳng bởi chuẩn mực tập thể đúng nghĩa đen…Theo kinh nghiệm của tôi thì có…rất nhiều người coi sự phát triển tính cá nhân là yêu cầu không thể thay thế. (Carl Jung, On Psychic Energy)
Để chữa lành sự quá đỗi bình thường, người loạn thần phải trải qua cái chết về mặt biểu tượng, hoặc buông xuôi phần lớn những gì quen thuộc và thoải mái, nhờ đó khía cạnh riêng biệt của bản chất có thể xuất hiện, hay như Jung nói:
“Rằng đỉnh cao nhất của cuộc đời có thể bộc lộ bằng tính biểu tượng của cái chết là 1 sự thật mà ai cũng biết, bởi bất kỳ sự phát triển nào vượt qua bản thân đều đồng nghĩa với cái chết.” (Carl Jung, Symbols of Transformation)
Đặc điểm tính cách, mối quan hệ, lựa chọn sự nghiệp và đặc biệt là thói quen tư duy và hành vi, nhiều trong số đó phải được hy sinh để cho phép sự ra đời của cái mới. Mong muốn được xã hội công nhận cũng phải được hy sinh, và cũng như là sự thoải mái ta có được bằng cách tuân thủ. Để diễn giải Jung, ta cần “tự kéo bản thân mình vào các con đường khác” (V16) cho phép sự phát triển toàn diện của tính cách.
“[Người loạn thần] thực sự phải đi theo [con đường] cá nhân mà anh nhận ra là của mình, và tiếp tục đi theo nó cho đến khi một phản ứng không thể nhầm lẫn từ vô thức bảo rằng anh đi sai đường.” (Carl Jung, Collected Works Volume 7)
Nếu ta dành nhiều năm hoặc thập kỷ lê bước con đường bình thường của người tuân thủ, thiết lập 1 cách tiếp cận riêng biệt với đời có thể rủi ro. Ta có thể đối mặt sự chế nhạo, làm người khác thất vọng hoặc mất đi vài địa vị xã hội, nhưng như Jung viết:
“Nếu ta muốn chữa loạn thần, ta phải mạo hiểm điều gì đó. Làm điều gì đó mà không mạo hiểm chỉ đơn thuần là không hiệu quả…” (Carl Jung, Collected Works Volume 11)
Nhưng vẫn bị loạn thần cũng là rủi ro – 1 rủi ro không mang tới phần thưởng nào. Ta sẽ lãng phí cuộc đời, tiềm năng và chắc chắn sẽ sống những ngày tháng quấy rầy bởi lo âu, trầm cảm, căm ghét bản thân và cảm giác tội lỗi. Và với những ai bị ảnh hưởng cơn loạn thần do tuân thủ quá nhiều, ta nên nhớ rằng 1 vài người chỉ là không phù hợp để trở nên bình thường theo tiêu chuẩn thời hiện đại, ta cần sự tồn tại bất thường để khỏe mạnh, hoặc như Jung viết:
“Trong số người loạn thần, không ít người không đòi hỏi bất kỳ sự nhắc nhở nào về nghĩa vụ và bổn phận xã hội, mà là được sinh ra và đúng hơn là có số phận thành những người mang theo lý tưởng văn hóa mới. Họ loạn thần miễn là họ quỳ xuống trước chính quyền và từ chối tự do mà mình được định sẵn.” (Carl Jung, Some Crucial Points in Psychoanalysis)