1. Lợi ích của cơn đau
Cơn đau có mặt là để báo hiệu cho ta biết rằng bản thân đang sống sai ở đâu đó và cần phải thay đổi cho đúng. Ví dụ như nếu ta đụng vào lửa thì cơ thể bắt buộc phải phát ra tín hiệu đau điếng để ta biết sợ, mà đừng đụng vào lửa nữa. Đặt trường hợp nếu cơ thể không tạo ra cơn đau đó, thì chúng ta sẽ không biết sợ lửa, vẫn cứ thản nhiên thiêu đốt bàn tay mình trên ngọn lửa hung tàn, hậu quả là bàn tay sẽ không bao giờ xài được nữa.
Một ví dụ khác, khi ta thức khuya thì cơ thể sẽ báo hiệu bằng cơn đau đầu, nhắc nhở chúng ta ngủ sớm. Giả sử ta thức khuya mãi, mà đầu vẫn không đau thì sao? Thì rất nhiều nơtron thần kinh trong não sẽ chết hàng loạt, đầu óc mù mờ, tay chân không linh hoạt.
Lại nữa, cơn đau dạ dạy, sự mệt mỏi, uể oải của cơ thể sau mỗi lần chè chén với anh em, bạn bè. Đó, chính là sự kêu cứu của lá gan, của dạ dày, hai quả thận, của hệ bài tiết, hệ tuần hoàn máu, hệ thần kinh trung ương. Chúng tạo ra cơn đau, sự mệt mỏi để báo hiệu cho ta biết rằng, “Chú Hai ơi, chú đang xài thân thể một cách sai lầm đó, tụi con đau quá nên mới tạo ra cơn đau để chú biết đó, chú đừng uống bia nữa nghe, dần sẽ khoẻ thôi”. Giả sử tụi nó không tạo ra cơn đau thì sao, thì chú Hai sẽ uống bia ngày này qua ngày kia mà không thèm đắn do gì hết. Cuối cùng, như một quy luật tất yếu, gan sẽ hỏng, thận sẽ hư, dạ dày sẽ viêm loét, hệ thần kinh trung ương suy nhược…
Kết luận: như vậy cơn đau có mặt là hoàn toàn hợp lý và có lợi cho khả năng sinh tồn, phát triển bền vững của mỗi cá thể sống. Cơn đau đớn về thể xác không hề và không bao giờ là một yếu tố tiêu cực, có hại đối với mỗi cá nhân.
2. Cách mà người hiện đại nhìn nhận cơn đau
Con người hiện đại thì lại xem cơn đau như là một thứ gì đó rất tiêu cực và không nên có. Chính vì thế mà họ luôn tìm cách cắt cơn đau một cách nhanh nhất mà bỏ qua việc thay đổi nguyên nhân gốc rễ tạo ra cơn đau, không tìm hiểu xem mình đang sống sai ở đâu, mình đã làm gì có lỗi với cơ thể để phải đối diện với những cơn đau như ngày hôm nay.
Bằng chứng là rất nhiều người trẻ có cái đầu đau như búa bổ vì thức khuya vẫn thản nhiên nốc hàng tá Paracetamon để cắt cơn đau thay vì chịu đi ngủ sớm.
Đến những bệnh nhân dạ dày khác vô tư uống thuốc ức chế axit, giảm đau… để cắt cơn viêm loét dạ dày – tá tràng thay vì đi tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân của cơn đau (có thể kể đến như sở thích ăn chua quá đà, thói quen nhịn bữa sáng hay tâm lý sống trong stress quá nhiều).
Lại nữa, có rất nhiều người sở hữu một thói quen ngồi, nằm, đi, đứng… sai trái nào đó. Có thể là chú công nhân có thói quen dồn trọng tâm, trụ trên chân trái, lâu ngày thì tất nhiên chân trái của chú bị tổn thương. Hay bà nội trợ có thói quen vừa nấu ăn vừa quay người sang phải để xem ti vi, việc vặn người này, qua nhiều ngày nhất định sẽ tạo thành tổn thương liên hoàn nơi cột sống, cổ và khớp bả vai.
Đặt trường hợp là chú công nhân trong trường hợp kể trên, có lẽ phần đông mọi người sẽ đều đi khám bác sĩ, được kê cho vài viên thuốc giảm đau, chống căng cơ, thoái hoá khớp… hay tệ hơn là vào phòng mổ… để trị phần ngọn của căn bênh. Sau khi bớt đau, chú vẫn giữ thói quen đứng trụ trên chân trái thì XIN ĐẦU HÀNG.
Kết luận 2: Sự hời hợt của con người đối với cơ thể của mình, không ý thức được tầm quan trọng của cơn đau, luôn hướng ra bên ngoài để tìm kiếm giải pháp cho bản thân. Chỉ giải quyết được phần ngọn mà bỏ quên cái gốc rễ của vấn đề. Kết quả là cơn đau vẫn như cũ, có thể là nguy hiểm và tồi tệ hơn nữa là đằng khác.
3. Mặt hại của xài thuốc tây (Mượn ý của Sang Ca)
Một ví dụ khác về xu hướng tìm phương án đơn giản của phương tây mà không chú trọng tới cái gốc.
Ví dụ ta bị đau khớp (do không ăn đủ nước hầm xương tủy sụn, stress, thiếu vận động, mất tinh khí quá nhiều…). Thay vì nhìn lại lối sống của bản thân đang sai chỗ nào, thay vì cải thiện bản thân, lấy lại cân bằng tự nhiên; thì ta đi tìm phương án dễ dàng là nốc một đống thuốc chống viêm như ibuprofen hay thuốc giảm đau như tylenol. Cơn đau có thể được làm dịu, nhưng sau đó sẽ quay trở lại, bởi vì chúng ta lo trị cơn đau chứ ko trị nguyên nhân cơn đau.
Ngoài ra khi ta nốc thuốc thì ta đang tập cho cơ thể bỏ qua, không sử dụng những chức năng chữa lành sẵn có của nó trong việc chống lại bệnh tật. Nên nhớ rằng tế bào chỉ có thể nhận vào những chất có thể được sản xuất bởi cơ thể. Nếu hiểu được điều này, thì ta sẽ tin rằng, cơ thể là một nhà máy sản xuất thuốc tự nhiên, không có bệnh, chỉ có sự mất cân bằng. Và việc nạp ở bên ngoài vào những thứ thuốc, cho những căn bệnh mà cơ thể có thể tự chống lại mà một điều cực kỳ tai hại mà con người có thể làm đối với cơ thể của họ.
4. Cơ chế vận hành của nền Tây Y
Sống trong một xã hội mà tất cả đều hướng về tiền bạc bất chấp lương tâm, đạo đức thì có lẽ những điều mình sắp kể dưới đây cũng không có gì quá ngạc nhiên đối với một số bạn biết hoặc đang làm việc trong ngành.
Tâm lý dân ta là muốn chữa bệnh thật nhanh chóng, thoải mái, dễ chịu… và những anh Bác Sĩ nào mà chữa bệnh nhanh hết thì họ cho đó là bác sĩ giỏi, uy tín và tiếng đồn lan xa, ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám với anh bác sĩ đó.
Nghĩ tới thôi mà mình phát hờn dân ta, mặc cái gì cũng lựa, ăn món nào cũng đắn đo, chơi ở đâu cũng suy xét tới lui… mà vô tư nốc vào người bao nhiêu thứ thuốc độc hại được kê đơn bởi một đám bác sĩ vô lương tâm. Có thể bài viết này của mình sẽ được nhận không ít gạch đá, nhưng mình chấp nhận đứng lên nói ra sự thật, vì biết đâu đấy sẽ giúp được 1 hay 2 bạn, chỉ cần như vậy là mình cũng thấy vui rồi.
Vì sao mình nói như vậy, mình sẽ kể một ví dụ cơ bản của cơ bản. Là việc đau họng do vi khuẩn, các bệnh cúm khuẩn thông thường. Với những căn bệnh kiểu này, cơ thể chúng ta thừa sức có thể sử dụng hàng rào kháng thể tự nhiên để vượt qua và trở lại bình thường sau vài ngày. Chỉ vài ngày thôi mà dân ta còn không chịu được, cứ tìm đến với Tây y, thế là họ được nhận một mớ kháng sinh liều cao, điều này giống như việc bổ sung ở bên ngoài vào cơ thể một đội quân trang bị đầy đủ tên lửa, hỏa tiễn, lẫn tăng thiết giáp chỉ để chống lại một đám dân đen nổi loạn không mảy may vũ khí. Tất nhiên căn bệnh sẽ được dập rất nhanh, nhưng hậu quả ở đây là rất rất lớn.
Thứ nhất: đội quân nội sinh, tức hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể vì không được huy động nên lâu ngày sẽ trở nên yếu ớt, lần tới không có khả năng tự bảo vệ cơ thể.
Thứ hai: những đội quân nổi dậy trong cơ thể sẽ âm thầm nuôi quân lớn mạnh tương xứng lực lượng với đội quân bên ngoài vào kia, để đến một ngày đội quân bên ngoài (kháng sinh liều cao) kia không còn chống đỡ được nữa. Tức kháng sinh không còn tác dụng nữa đối với vi khuẩn trong cơ thể. Thuật ngữ y học là kháng kháng sinh.
Rồi sẽ đến một ngày cơ thể bạn không còn khả năng tự chữa lành, hoàn toàn phụ thuộc vào kháng sinh. Thêm một thời gian nữa, vi khuẩn trong người bạn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Và tới đây thì chúc mừng bạn, lần tới bị vi khuẩn tấn công, bạn vô phương cứu chữa.
Để chạy theo lợi nhuận, rất nhiều bác sĩ bỏ quan lương tâm nghề nghiệp mà chấp nhận kê đơn thuốc “mau khỏi bệnh – hại dài lâu” cho bệnh nhân chỉ để bảo vệ chén cơm của mình.
Bạn hỏi, vẫn còn người có lương y chứ, vâng, cũng có nhiều người giúp bệnh nhân bằng cách tốt nhất, họ đi đường dài chứ không chăm chăm cái trước mắt. Như một lẽ thường, bệnh sẽ chậm khỏi hơn (là dấu hiệu rất tốt), nhưng trớ trêu thay, những Bác Sĩ có lương tâm đạo đức như vậy lại bị chê là bác sĩ dở. Lần sau bênh nhân có bệnh thì những bác sĩ có tâm này lại bị chừa ra trước tiên, thay vào đó là dân ta chạy tới mấy thằng vô lương tâm để được đầu độc… đau thiệt.
Đó là chưa kể trường hợp bạn bị kháng kháng sinh quá nhiều rồi, tới những vị bác sĩ có lương tâm, để chữa một ca nhiễm khuẩn đơn giản, họ lại phải thử nghiệm xem loại nào có tác dụng với bạn, loại nào đã mất tác dụng. Mà như vậy thì lâu quá. Nên riết họ cũng mệt, và họ dần bỏ qua lương tâm để chơi luôn loại mạnh nhất cho khỏe cả đôi bên. Vừa có tiền vừa có thời gian.
Mới chỉ một bệnh cúm, một cơn viêm họng nhỏ thôi mà bao nhiêu vấn đề theo đó đã phát sinh, uy tín của bác sĩ đã bị kéo xuống tận bùn đen. Đó là chưa kể đến hàng trăm ngàn vấn nạn khác về y học đang diễn ra trên toàn thế giới. Mỗi lần nghĩ tới lại thấy buồn, nhưng âu cũng là vì xã hội ngày hôm nay đẩy cả bệnh nhân lẫn bác sĩ phải đi vào hố đen của tội lỗi như các lĩnh vực khác trong đời sống. Mình cũng chẳng biết làm sao, chỉ có cách tự tìm hiểu về cơ thể, sức khỏe, y học để bảo vệ bản thân và gia đình trước đám y tặc tràn lan ngoài kia.
Kết luận 1: thời đại bây giờ, bạn không nên và không thể phó thác hoàn toàn tương lai, số phận của bản thân và gia đình vào tay những thợ chữa mang danh Bác Sĩ được nữa rồi. Hãy tỉnh táo, cập nhật kiến thức y học, hiểu về bản thân, hiểu về cách mà cơ thể này vận hành để giúp cơ thể ngày được duy trì dài lâu.
Kết luận 2: cách hợp lý nhất và an toàn nhất để chữa lành bất cứ một căn bệnh nào chính là chấm dứt nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ cơ thể tự chữa lành một cách chậm rãi. Từ bỏ thói quen, ham muốn chữa bệnh nhanh chóng đã ăn vào tiềm thức của chúng ta bao lâu nay. Chỉ có như vậy thì cơ thể của chúng ta mới được bảo tồn dài lâu, trước khi tan hoang, bị phá hủy bởi những thứ thuốc độc hại.
Cuối cùng, mình xin trích dẫn câu nói của Hippocrates – cha đẻ nền Y Học Hiện Đại rằng: “Bản năng của người bệnh cũng chính là bác sĩ của người bệnh.”
Tái bút: bệnh tật nói riêng và sức khỏe nói chung là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, bằng chứng là mình chỉ cần 3 năm để tốt nghiệp FTU2 trong khi thằng bạn thân cần gấp đôi thời gian đó mới chỉ trở thành một bác sĩ tập sự. Chính vì thế, việc tự lên đơn thuốc và chẩn bệnh với những người thiếu kiến thức là CỰC KỲ NGUY HIỂM. Cách tốt nhất vẫn là cẩn thận trao đổi với vài bác sĩ uy tín kết hợp với hiểu biết, cảm nhận của bản thân trước khi đi đến quyết định phương án điều trị nào.
Thân ái!
Như Tuệ.