Chap 1: bất tài và vô lực – hạn chế trong việc hợp tác hay góp gạo thổi cơm chung. Và vài ý về team du học.
Trong game thì thường boss chỉ có một nhưng ngoài đời thì boss thường đi theo đàn và toàn chơi sát chiêu ultimate.
Có một đặc điểm để boss được làm boss hay outliner được làm outliner mà vượt khỏi những định mức giới hạn thông thường là họ có khả năng HỢP TÁC làm việc chung với nhau.
Yếu tố cốt lõi của sự hợp tác là việc chia sẻ tài lực để hai (hay nhiều bên) đạt được trạng thái win-win.
Thêm vào đó là nhiều yếu tố tâm lý, phẩm chất để cùng nhau tiến hành làm một project nào đó.
Bản chất của hợp tác như nói ở trên là trao đổi, đóng góp tài lực khả năng để cùng nhau phát triển, tức là bạn phải có một cái gì đó để đóng góp để tạo giá trị, làm giàu, làm cho người ta tốt hơn thì người ta mới hợp tác với bạn. Cái việc trao đổi để cùng nhau làm giàu tạo giá trị này là thứ làm xã hội đi lên, phát triển hơn, tiến bộ hơn.
Không góp tài thì góp lực. Thứ bạn có thể đem ra hợp tác có thể bao gồm những thứ sau: tri thức, kỹ năng, vốn, bất động sản, thời gian lao động chân tay, thương hiệu… thứ bạn có càng quí và càng hiếm thì giá trị của bạn càng cao, thế thương thuyết của bạn càng ok. Thứ bạn có càng tầm thường, càng dễ kiếm, càng dễ thay đổi – thay thế thì thì thế thương thuyết của bạn càng thấp, giá trị của bạn càng nhỏ. Mọi thứ đều được thị trường định giá hết. Short term thì thị trường sẽ có chút sai lệch, nhưng long term thì thị trường sẽ chỉ nhấp nhô nhẹ quanh điểm equilibrium (khuây khoả).
Vấn đề của phần lớn chúng ta là BẤT TÀI và VÔ LỰC.
Vô lực thì phần lớn chúng ta đều bị. Phần lớn chả có cái mẹ gì để góp – để đổi chác cả. Vốn ko có, bds không có, công nghệ không có, nhân lực không có. Đúng trên răng dưới dá….
Còn về phần bất tài. Cái khái niệm bất tài này là tương đối thôi. Nói đúng hơn là không đủ để được gọi là \”tài\” theo chuẩn xã hội. Cái chuẩn xã hội này thì thay đổi theo thời gian, nhưng trong 30 năm trở lại đây thì chuẩn này nó càng cao.
Và đang bắt đầu cao một cách khó ( và gần như impossible để) đạt được cho phần lớn dân số. Nguyên nhân là do thế giới phát triển quá nhanh, thay đổi quá lẹ. Đồng ý là chất lượng cuộc sống có tăng (maybe?), công nghệ có phát triển, nhưng đi kèm theo là sức ép lên con người cũng tăng. Hôm nào viết kỹ vụ này. Ý dài. Giờ lấy ví dụ đơn giản thôi là cái tiếng anh.
Những năm 70s ông ngoại tôi tiếng chung chung đi làm thông dịch viên cho quân mỹ, task ko khó lắm thì được lương 3 cây vàng mỗi tháng.
Những năm 80s 90s thì chỉ cần sử dụng thông thạo tiếng anh là cơ hội, thu nhập nhiều không kể xiết.
Đặc biệt là việc thiết lập cơ hội và các mối quan hệ trong thời kỳ mở cửa đó, đây là một dạng thiên thời được ban theo thế hệ.
Những năm đầu 2000 thì bắt đầu bão hoà nhưng vẫn có thể sống phong lưu với nghề dịch thuật hay đi dạy eng.
Bắt đầu từ đầu năm 2010 thì biết tiếng anh bắt đầu là một thứ gì đó mà \”bắt buộc phải có\” để có thể làm ở một vị trí tương đối.
Và từ năm 2020 thì việc biết và có thể sử dụng tiếng anh ở một mức độ nhất định (intermidiate) là một việc tầm thường mà ai cũng nên có để có thể tiếp cận với nguồn tri thức vô hạn trên internet.
À, nói tới đây mới tội tụi du học sinh. Đoạn này là cách nhìn – sự quan sát chủ quan của riêng bản thân tôi.
Thề, những năm 90s đầu 2000 mà nghe tới du học là thấy người đó có một cái gì đó lung linh lấp lánh rực rỡ. Không giỏi thì nhà cũng giàu vkl, và đôi khi là được cả hai vừa giỏi vừa giàu. Và vì giỏi (hoặc hay) và giàu nên team du học này về lại việt nam thường có job ngon với lương cao và cơ hội tốt. Và thường có một lẽ là nếu là con nhà giàu thì thường có bố mẹ hiểu biết và biết làm ăn và quan hệ rộng (không phải khi không mà giàu và biết cho con đi du học thời đó), quá nhiều điều kiện cho việc trở nên thành công. Team du học về nước thời này đúng kiểu hợp thiên thời địa lợi nhân hoà.
Dân trung lưu lúc này thấy team du học về oai quá, hoành tráng quá nên bắt đầu nung nấu kế hoạch cho con cái đi du học. Nhưng phần lớn chúng ta có cái kiểu quy thành công cho sự nỗ lực cá nhân (nhân hoà) only mà quên mất phần thiên thời, địa lợi. Thế là bất chấp bán nhà bán đất cắn răng hi sinh cho con đi du học với hi vọng con mình được AN NHÀN SUNG SƯỚNG, VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO. Phụ huynh đã muốn con vào đường tử (đường nhàn nhã không cố gắng), lại thêm bọn 9x này đầu óc cũng mơ mộng khi được úm kỹ vô trùng từ nhỏ, thế là đua nhau học mấy ngành kinh tế quản trị kinh doanh sida, thạc sĩ quản trị kinh doanh chứ không chịu học những ngành STEM cần thiết nhưng khó nhai khó học.
Những năm 90s đầu 2k thì nước ngoài vào nhiều nên skill liên kết giao thiệp cần nhiều. Nhưng skill giao thiệp này không kéo được lâu. Chỉ có nhóm ngành công nghệ (nhóm ngành stem) là muôn đời cần.
Thế là team du học lứa sau 2k5 ăn đủ thiên tai, địa hại, nhân ghẻ. Thiên thì cơ hội hạn hẹp dần, cần nhiều skill thực học khủng chứ không phải là vốn tiếng anh. Địa thì dân du học bắt đầu nhiều như lợn con.
Thêm cái là dân du học đợt trước là nhà giàu thật, người du học giỏi thật (ko phải là tuyệt đối) nên nhà tuyển dụng có mắt nhìn khác với nhóm du học. Nhưng đợt sau bình dân cũng du học thì dĩ nhiên chất lượng du học sinh không còn thơm như trước, thế là bọn du học rớt giá thê thảm.
Nhân ghẻ. Phần lớn mà du học về nước thì không có đủ skill đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cá nhân tôi thấy việt nam vẫn nhiều cơ hội cho nhiều ngành, chỉ là có đủ sức đủ tài process hay không. Nhưng phần lớn đợt sau 2k5 và đặc biệt là sau 2k10 thì phần lớn là không có thực học hay định hướng giáo dục, chỉ đơn thuần thấy bà con đi du học thì mình đi.
Tụi du học sinh class bình dân này có một cái khổ là bị khoác chiếc áo quá rộng so với bản thân. Gia đình hi sinh nhiều cho đi học nên mong muốn của phụ huynh với con em cũng cao, rồi thêm cái mác du học sinh thì xã hội cũng có cái nhìn khác. Nếu làm được gì to to hay hay thì cũng đỡ, nhưng phần lớn là không có skill thiệt nên cũng chỉ kiếm được công việc làng nhàng không hoành tráng. Xưa nói du học thạc sĩ kinh tế anh thì oai lắm, nhưng giờ lương 15tr mà nói có bằng thạc sĩ kinh tế anh thì nghe nó hơi trái ngang. Cái mặc cảm nhận nhiều nhưng không produce được bao nhiêu nó ám tụi du học sinh ghê lắm.
Đúng vậy, xã hội đang đòi hỏi ở mỗi cá nhân chúng ta nhiều hơn. Và có một cái ác là nếu chúng ta không đạt được tới một mức quy chuẩn chung thì đến chính chúng ta cũng tự thấy áy náy với bản thân và những người xung quanh, đây là một loại áp lực vô hình đẩy chúng ta đi lên, nhưng ai yếu ớt mà bị nó nuốt chửng thì bái bai toang vỡ luôn.
Ngày xưa thì siêng năng cần cù lao động đã được trân quý. Bán sức lao động cũng sống được.
Ngày gần nay thì ngoài siêng năng còn phải thông minh tí để học được mấy cái khó khó làm mấy cái khó khó. Bán sức lao động và chất xám cũng là ok rồi.
Thời nay thì phải hiểu nhiều ngành, chuyên viên không chưa đủ, mà phải biết thiết kế sản phẩm rồi bán ra thị trường. Còn không bán sản phẩm thì phải trên thông thiên văn dưới tường địa lý để biết đầu tư. Cái đầu tư này trong sách dạy làm giàu xàm xàm thì nghe nó nhẹ nhàng lắm, nhưng trong thực tế thì đòi hỏi trí tuệ rất khủng.
Tóm tắt: chúng ta là creep vì chúng ta méo biết hợp tác làm ăn, boss là boss vì nhiều lý do nhưng có một cái là boss có thể chơi chung để tạo ra giá trị win win.
Cốt lõi hợp tác là chia sẻ – trao đổi tài lực với nhau. Chúng ta tài thì không có, lực thì lại càng không.
Bất tài nói đúng hơn là méo đủ tới cái trình để được công nhận là có tài do xã hội ngày càng đòi hỏi khắt khe và có yêu cầu cao hơn. Cơ mà fair vì chất lượng của nhiều thứ chúng ta dùng đang tốt hơn với giá rẻ hơn.
Hình minh hoạ chuẩn xác của một du học sịnh làng nhàng