Chủ Nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học cổ đại được sáng lập bởi nhà triết học Zeno xứ Citium vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Sau đó trường phái này được kết thừa bởi ba trụ cột thời La Mã là Seneca, hoàng đế Marcus Aurelius và Epictetus.
Chủ Nghĩa Khắc kỷ được khai sinh với sứ mệnh trui rèn bản lĩnh và tinh thần của con người trước những áp lực và khổ đau trong cuộc sống. Trong một thế giới hiện đại chênh vênh và đầy khủng hoảng: thất nghiệp, dịch bệnh, nỗi đau, cái chết, Chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ giúp bạn vững vàng đối mặt và tìm được sự bình thản trong tâm trí (the tranquillity of mind), để không bị “cuốn theo chiều gió” trước vô vàn những cám dỗ và khó khăn của đời sống thường ngày.
Lucius Annaeus Seneca – một trong ba trụ cột của Chủ nghĩa Khắc Kỷ, đã sử dụng một định dạng văn bản triết học do chính ông sáng tạo ra là các bức thư gần gũi, thân thiện với nhiều đối tượng độc giả để nhằm trả lời cho câu hỏi “làm thế nào một cá nhân có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp”.
🔰 TẠI SAO LẠI LÀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ?
Xã hội phát triển kéo theo chất lượng cuộc sống tăng cao, con người không chỉ quan tâm đến việc “làm giàu”, thoát khỏi đói nghèo mà còn để ý đến những vấn đề cải thiện đời sống. Chúng ta có cơ hội tiếp cận với nhiều phong cách sống khác nhau như lối sống tối giản, trở về với thiên nhiên, tận hưởng nhiều hơn,… Nhưng nổi bật trong số ấy là Chủ nghĩa Khắc Kỷ với cách sống tập trung vào ĐẠO ĐỨC CỦA MỖI NGƯỜI – thứ được tạo ra bằng logic và cách thức con người nhìn nhận về bản chất của thế giới.
✨ Với người theo Khắc Kỷ thì “phẩm hạnh là điều tốt đẹp duy nhất và không có điều gì tốt đẹp ngoài phẩm hạnh”. Seneca luôn nhấn mạnh trong các bức thư rằng “có đức hạnh là đủ để hạnh phúc”, hay có thể nói đơn giản là sự kiên cường về mặt cảm xúc khi phải đối diện với những bất hạnh.
✨ Những thứ xung quanh ta như sức khỏe, tiền bạc, của cải, và hoan lạc về bản chất không xấu cũng chẳng tốt, nhưng không có giá trị đến mức khiến phẩm hạnh phải hành động để đoạt về. Con người phải kiểm soát được những khao khát, ham muốn, hay nỗi sợ hãi trước đớn đau và cái chết. Con người phải sử dụng trí óc một cách có lý trí để hiểu về thế giới cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, những việc mình phải làm theo những xếp đặt của tự nhiên.
✨ Nhân cách và phẩm hạnh của một người được bộc lộ, không phải thông qua lời họ nói, mà thông qua cách họ cư xử. Để có một cuộc sống tốt đẹp, con người phải hiểu và tuân theo trật tự tự nhiên, bởi lẽ tự nhiên chính là gốc rễ của mọi điều.
🔰 GIÁ TRỊ NHẬN ĐƯỢC TỪ “SENECA: NHỮNG BỨC THƯ ĐẠO ĐỨC”?
Xuyên suốt các bức thư Seneca gửi đến bạn của mình (Lucilius), những quan điểm chiết trung của Chủ nghĩa Khắc Kỷ được thể hiện rõ ràng. Đó là một lối sống đề cao Trí Tuệ (Wisdom), Chính Trực (Integrity), Công Bằng (Justice), Can Đảm (Courage).
Những quan niệm trên của Chủ nghĩa Khắc Kỷ càng phát huy tầm quan trọng của nó trong thời cuộc hiện nay, khi cuộc khủng hoảng kinh tế cùng sự bùng nổ của mạng xã hội khiến mỗi người dễ đánh mất chính mình hơn.
Phần mở đầu và kết thúc mỗi lá thư đều đưa ra lời đúc kết của Seneca về vấn đề, còn phần nội dung đều là các ví dụ từ vấn đề bình thường và thường nhật (liên quan đến xã hội, con người thời điểm đó; có những ví dụ là các nhân vật có tiếng tăm và có cả những người vô danh). Những vấn đề Seneca đề cập không bị gói gọn trong một thời kỳ nhất định nào đó, chúng sống cùng dòng chảy thời gian và cũng chính là những “bài toán” mà con người ở xã hội hiện đại phải đối mặt.