📍 Những điều tươi đẹp tôi từng chứng kiến📍
Có thể bạn nghĩ tôi đang đùa. Hoặc Ryan Holiday đã nói đùa. Khi không được lựa chọn, chúng ta thường chỉ nhìn thấy bóng tối, sự tiêu cực và chẳng thấy một điều gì tốt đẹp từ đó cả. Đúng vậy, đó chắc chắn là điều đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy bởi vì đó là cách trí não phản ứng khi hy vọng tan vỡ, khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Nhưng hãy để tôi giải thích cho việc này – vẻ đẹp của việc không được lựa chọn.
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua khoảnh khắc tim như thắt lại khi nghe thấy câu “Xin lỗi, bạn không phải là người được chọn” hay “Xin lỗi, chúng tôi quyết định chọn người khác”. Đôi khi, điệp khúc “Xin lỗi, không phải bạn” trở nên thường xuyên đến mức chúng ta chẳng còn nhớ nổi nó đã diễn ra bao lâu nữa. Nhưng bạn sẽ nghĩ gì nếu tôi nói với bạn rằng việc không được lựa chọn thực ra có thể là cách mà mẹ vũ trụ đang nâng đỡ chúng ta một cách tinh tế? Nghe có vẻ ngược đời, nhưng hãy thử suy nghĩ về điều này.
Sự từ chối giống như một vị khách không mời mà đến – nó xuất hiện bất ngờ và phá vỡ niềm vui của chúng ta. Cho dù đó là việc bị vụt mất cơ hội việc làm, bị đẩy vào “friendzone”, hay nhận ra mình là người duy nhất không được mời đi chơi tối thứ Sáu, thì những nỗi đau đó là có thật. Tuy nhiên, chính nỗi đau này, dù không mong muốn, lại có thể chính là thứ chúng ta đang cần.
📍Những tia hy vọng từ lời “Cảm ơn, nhưng,..”📍
Hãy tưởng tượng bạn đang ở vòng phỏng vấn cuối cùng cho một công việc, và bạn đã mường tượng ra văn phòng tương lai của mình. Rồi đến câu nói lịch sự, “Cảm ơn bạn đã ứng tuyển, nhưng rất tiếc…” bỗng nhiên ập đến. Đúng, điều này thật đau lòng.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu sự từ chối này là cách để cuộc sống đưa chúng ta đến với những điều tốt đẹp hơn? Có lẽ đó là một lời gợi ý hay ho để chúng ta tìm kiếm nhiều hơn, trau dồi cách tiếp cận vấn đề của bản thân, hoặc thậm chí là theo đuổi một đam mê đã bị gạt sang từ lâu. Trong câu chuyện xin việc, khi chúng ta không được chọn, thường lý do chính là vì có sự lựa chọn phù hợp hơn ở ngoài kia – cho cả chúng ta và công ty.
Và đương nhiên là lựa chọn đầu tiên không bắt chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn, khuyến khích chúng ta tìm kiếm một vai trò mà chúng ta thực sự thuộc về. Nếu bạn dễ dàng được nhận vào một vị trí đã ứng tuyển, bạn có thể sẽ không có cơ hội thử sự lựa chọn thứ hai, và có khả năng điều này làm bạn bỏ lỡ một vị trí phù hợp hơn và những cơ hội có lợi hơn.
Việc chấp nhận với lời đề nghị đầu tiên có thể dẫn chúng ta đến cảm giác hài lòng giả dối, thổi phồng cái tôi của mỗi người và giới hạn tiềm năng của họ. Được lựa chọn thực sự là một con dao hai lưỡi, về lâu dài chúng có thể gây hại nhiều hơn là việc không được chọn.
📍 Vòng xoáy cảm xúc (và những bài học từ chúng)📍
Sự từ chối chắc chắn sẽ đưa chúng ta vào một vòng xoáy cảm xúc. Ngay bây giờ, có thể bạn đang cảm thấy bất khả chiến bại, sẵn sàng chinh phục thế giới và những thử thách mới. Khoảnh khắc tiếp theo, bạn lại nghi ngờ chính bản thân mình.
Chuyến đi đầy sóng gió này, dù khó khăn nhưng lại có tính định hướng cho tương lai đáng kinh ngạc. Nó xây dựng khả năng phục hồi của chúng ta, nuôi dưỡng sự đồng cảm và dạy chúng ta tìm thấy niềm vui ở những việc chẳng ai ngờ tới.
Những cảm xúc này, thường bị coi là tiêu cực, lại đóng vai trò rất quan trọng cho sự trưởng thành về mặt cảm xúc của chúng ta. Qua việc đối mặt với sự từ chối, chúng ta học cách thích nghi, vực dậy và đón nhận hạnh phúc ở bất cứ nơi đâu. Sự trưởng thành về mặt cảm xúc này cũng góp phần vào sự phát triển cá nhân của mỗi người.
Mỗi trải nghiệm về việc “không được chọn” đều khuyến khích chúng ta tham gia vào quá trình tự phản ánh, xác định những lĩnh vực cần cải thiện và phấn đấu trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Cho dù đó là phát triển kỹ năng mới, nâng cao kiến thức đã có hay học cách thích nghi, thì sự trưởng thành từ việc bị từ chối đều mang tính toàn diện và sâu sắc.
📍 Không chỉ riêng bạn – mà là tất cả mọi người📍
Khi trở thành người không được chọn trong các mối quan hệ lãng mạn có thể mang đến cảm giác như bạn đã bỏ lỡ kết thúc viên mãn vốn dĩ dành cho mình. Nhưng hãy nghĩ về điều này: đó là cơ hội để khám phá ra điều chúng ta thực sự cần ở một người bạn đời. Vội vàng lao vào cái gật đầu đầu tiên có thể dẫn đến sự không phù hợp và thất vọng.
Cho dù đó là nỗi đau khổ của tình yêu đơn phương hay sự phức tạp của hẹn hò trực tuyến, những trải nghiệm này đều củng cố khả năng phục hồi của chúng ta. Chúng dạy chúng ta biết trân trọng những khoảnh khắc được chọn và không bao giờ coi thường chúng.
Tránh một mối quan hệ sai lầm thường mở đường cho một mối quan hệ viên mãn hơn và phù hợp hơn với con người thật của chúng ta.
📍 Học cách chấp nhận lời “Cảm ơn, nhưng không”📍
Chấp nhận sự từ chối là bước đầu tiên trên hành trình khám phá bản thân và trưởng thành. Đó là việc tìm ra nhịp điệu riêng của bạn, thử thách niềm tin của bạn và biến bản thân trở thành người ủng hộ lớn nhất cho chính mình.
Thông thường, con đường này dẫn đến những thay đổi bất ngờ và đáng chú ý – một phiên bản mạnh mẽ, có cái nhìn đúng đắn về bản thân sẽ xuất hiện.
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều là những diễn viên đóng nhiều vai khác nhau, thích nghi với những vở kịch khác nhau. Mỗi vai diễn và kịch bản, với những bài học riêng, đều góp phần định hình nên con người chúng ta. Và đôi khi, những vai diễn mà chúng ta bỏ lỡ – những vai diễn mà chúng ta không được chọn – lại là những vai diễn dẫn dắt chúng ta đến với con người thật nhất của mình.
Quay trở lại với cái nhìn sâu sắc của Ryan Holiday, việc không được chọn, dù có thể mang lại cảm giác khó chịu, nhưng có lẽ chỉ là cách vũ trụ dẫn dắt chúng ta đi đúng hướng. Đó không chỉ đơn thuần là một lời từ chối, mà là một sự chuyển hướng đến một điều gì đó tốt đẹp hơn.
Vì vậy, lần tới khi bạn phải đối mặt với sự từ chối, hãy nhớ rằng: đó không phải là ngõ cụt, mà là một lối rẽ dẫn đến một điều gì đó to lớn hơn. Và ai biết được? Lối rẽ này có thể chính là con đường tốt nhất mà bạn từng chọn thì sao ?