Chúng ta bây giờ gặp khó khăn lớn trong việc duy trì định lực. Tức là khi học, đọc, hay chú tâm làm việc gì thường khó mà tập trung lâu dài được. Đầu óc đôi lúc sẽ dẫn ta đi lang thang đâu đó trượt xa khỏi thứ ta đang làm. Đồng thời với những phương tiện giải trí nhanh, việc multi-tasking liên tục: facebook, youtube, nhắn tin,… diễn ra cùng 1 lần làm phân tán đi sự tập trung cũng như ghi nhớ của não bộ.
Căn bệnh đãng trí, hay quên từ lâu đã là “khách hàng quen thuộc” của những người đã và đang ở độ tuổi xế chiều. Tuy vậy, thực trạng đáng buồn lại chỉ ra cho ta thấy, nhiều người trẻ cũng đang gặp những vấn đề tương tự. Đi học quên mang cặp, quên làm bài, đi chơi quên mang tiền, học bài quên không ghi nhớ, và nhiều cái quên vi tế khác. Chúng ta đẩy trách nhiệm cho sự kém tập trung ai cũng gặp mà quên đi tìm giải pháp.
Cùng xoay ngược bánh xe lịch sử cách đây vài triệu năm, những hoá thạch và di tích được tìm thấy đều minh chứng cho một nền văn minh mà ở đó các cá thể con người đã từng di chuyển rất nhiều (nổi bật là thời săn bắt, hái lượm). Theo nghiên cứu không rõ có chính xác không vì không rõ nguồn, loài vượn người hay ta gọi là người tinh khôn, di chuyển trung bình 12 dặm một ngày; với cá thể cái con số này ít hơn một nửa. Như thế ta có thể phần nào chắc chắn rằng, cơ thể của con người được sinh ra (xuyên suốt bề dày lịch sử) – là để vận động. Chứ không phải để ngồi ì ạch 8 tiếng 1 ngày trên gõ lộc cộc máy tính văn phòng (mình gõ ở nhà, không tính :)), trường học và rồi thêm ít nhất 4 5 tiếng nữa trước tivi hay ngồi lê đôi mách với bạn bè mà không hề có một hoạt động thể chất nào trên toàn bộ cơ thể (ngoại trừ mấy ngón tay). Nhiều người không đánh giá cao việc hoạt động thể chất, có thể vì lười và cũng có thể vì không nhận ra lợi ích to lớn từ nó. Không chỉ cơ thể, não bộ của bạn rồi cũng sẽ hưởng lợi.
Trước tiên cùng kiểm xem một vài thí nghiệm từ các nhà nghiên cứu não bộ tại Mẽo (không rõ nguồn nhưng mà tui thấy đúng đúng), nhận thức được cải thiện đáng kể khi con người ta vận động thường xuyên, ở mọi lứa tuổi. Người ở độ tuổi cao niên tỏ ra minh mẫn hơn hẳn 60% so với người không hề hoạt động ở cùng độ tuổi đó. Kết quả tương tự cũng xảy ra ở độ tuổi nhi đồng và thanh thiếu niên. Tuy chưa có gì là rõ ràng, đôi khi cũng chỉ là những con số – sẽ có nhiều luận điểm cho rằng, nhiều nhà khoa học vĩ đại không hề hoạt động thể thao, vẫn để lại thành tựu lớn lao cho đời. Tôi không phản bác luận điểm đó, tuy con số được đưa ra là thiểu số; và thiểu số thì không đại diện cho số đông được.
Xét về góc độ sinh lý học, việc vận động tác động thế nào đến cơ thể con người? Cơ thể con người luôn cần năng lượng, năng lượng lấy từ thực phẩm mà ta tiêu thụ hàng ngày. Thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành glucose (dạng năng lượng rất cần thiết cho cơ thể); những glucose này sẽ được hoàn lưu máu đưa đi khắp cơ thể để không ngừng bổ sung cho các tế bào. Điều đáng nói ở đây, các tế bào này như con sư tử đói, chúng rất háu ăn; sẵn sàng nhào vào cấu xé từng mảnh vụn glucose được luân truyền. Việc xâu xé này (cùng các tác động của tế bào hô hấp và tác nhân ngoại vi) làm sản sinh ra các phân tử tự do, và trở nên rất độc hại với cơ thể của con người. Nó phá huỷ tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể, đồng thời gây tắc nghẽn động mạch, phát triển các bệnh như ung thư. Thế sao, con người vẫn không chết dù hấp thụ dinh dưỡng liên tục như vậy? Chính là nhờ Oxy, với chức năng như một tấm mút, hút các phân tự do – Oxy không những theo hoàn lưu máu hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, chúng còn như những tấm khiên bảo vệ cho các tế bào bên trong. Máu luân về phổi, và chất độc hại được thải ra lại bên ngoài. Việc vận động thường xuyên tuy không làm tăng thêm lượng Oxy và máu vào trong cơ thể – nhưng đây là cách giúp cơ thể tiếp nhận Oxy dễ dàng hơn. Lưu lượng máu sẽ nhiều hơn khi cơ thể con người vận động, sinh ra thêm nhiều mạch máu – vận chuyển được nhiều Oxy, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn nhiều. Nói về não bộ, phần thuỳ não trước – nơi hỗ trợ con người ghi nhớ, nhận thức và lý luận – đồng thời cũng là nơi có “nhu cầu” cao nhất trong việc tuần hoàn máu và bổ sung Oxy. Tiếp nhận đủ Oxy lên não kích thích quá trình tư duy trong trạng thái tỉnh táo hơn, hạn chế đưa ra các quyết định ngu lol đẩy bạn vào con đường tự hủy. Nói vậy thôi chứ không ghê vậy đâu.
Cuối cùng, về căn bản, con người sinh ra là để không ngừng di chuyển – việc con người ta lười vận động, ngồi đằng đẳng nhiều tiếng 1 ngày không hoạt động thể chất là tương đối phản tự nhiên. Tuy nhiên, việc vận động không làm một cá thể người thông minh hơn, xuất chúng hơn, giống siêu nhân hơn – nó chỉ đơn giản làm cho con người trở lại “bình thường” – Trở lại làm người.
Nên là, dịch dã thế này, ở nhà rảnh rỗi thì kiếm gì làm hay tập luyện đi mấy pheng. Nâng cao đề kháng cơ thể trong mùa dịch bệnh, cũng là tránh cho đầu óc ù ù cạc cạc sau thời gian dài không được hít thở cho đường hoàng. Tập tành vừa phải tối còn ngủ ngon nữa nghe, ngủ mà ngon thì sáng dậy tỉnh táo, minh mẫn yêu đời, tránh né đưa ra các quyết định ngu lol dẫn đến con đường tự hủy.
Hết.