Hôm nọ, tôi đọc được một bài viết (tôi không nhớ tiêu đề hay trang web) nói rằng, một người có thể có cá tính mạnh mẽ nhưng vẫn có thể là một người suy nghĩ quá nhiều.
Giữa những dòng của bài báo đó, tôi thấy chính mình hiện lên. Thật nghịch lý khi hai phần trái ngược nhau lại có thể tồn tại trong một thực thể.
Nếu tôi không nhầm thì bài viết có nội dung gì đó liên quan đến việc một người có thể đương đầu với những rủi ro thay đổi cuộc sống, dẫn dắt đám đông gồm nhiều cá nhân khác nhau, và dũng cảm đứng vững trước hàng loạt các biến cố; nhưng lại không thể quyết định được màu khăn ăn nào sẽ phù hợp với bộ dao nĩa trên bàn tiệc.
Tôi thường xuyên thấy mình rơi vào những tình huống mệt mỏi này, có lúc không thể quyết định nên nhắn tin cho ai đó vào 6 giờ hay 7 giờ tối.
Khi ta xem xét thực tế rằng khi đối mặt với những nghịch cảnh lớn (bao gồm cả bệnh hiểm nghèo), tôi không hề nao núng, không lo lắng về kết quả của ca phẫu thuật. Bạn sẽ hoài nghi có thật là tôi không thể quyết định dùng mặt bếp điện bên trái hay bên phải.
Nhưng trong những khoảnh khắc này, tôi nhận ra một điều:
Không hẳn là do mình thiếu quyết đoán, mà là mong muốn làm tốt mọi việc – theo cách chu toàn nhất có thể.
Ít nhất là trong trường hợp của tôi. Ít nhất là trong một số trường hợp. Đó là một dạng chủ nghĩa hoàn hảo lệch lạc mà không nên đổ lỗi cho người suy nghĩ quá nhiều.
Khi điều này đã ăn sâu vào tâm trí bạn; có thể bằng các giá trị có điều kiện, tự học hoặc chỉ đơn giản là sự khôn ngoan tự nhiên, mà mọi hành động của bạn, dù nhỏ đến đâu, đều gây ra hậu quả – một số trong số chúng có thể bất lợi – bạn sẽ cảm thấy ám ảnh rằng dù kết quả thế nào đi chăng nữa, chúng phải là thuận lợi.
Vì vậy, nói một cách đơn giản, bạn muốn chắc chắn rằng người bạn hoặc khách hàng tiềm năng mà bạn đang nhắn tin sẽ đọc tin nhắn ngay lập tức và chỉ hy vọng rằng đây là thời điểm thích hợp để gửi tin.
Bạn cố gắng tận dụng triệt để mọi cơ hội như thể việc ngồi sai vị trí trong một buổi hội thảo đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại trong cuộc sống và cơ hội ‘thay đổi cuộc đời’ như vậy sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.
Chủ nghĩa hoàn hảo không phải là không chấp nhận điều gì ít hơn. Đó là nỗ lực để hiện thực hoá nhiều hơn mức có thể.
Dần dần, tôi bắt đầu chấp nhận thực tế rằng bạn không thể đạt được kết quả tốt nhất trong mọi tình huống.
Dù sao đi nữa, những kết quả bất lợi này là những khoản thanh toán cần thiết mà người ta phải chi trả để nhận ra hết tiềm năng của bản thân và hiểu rõ hơn về cấu trúc phức tạp của vũ trụ.
Bởi vì làm sao bạn có thể thành công nếu chưa từng thất bại? Làm thế nào bạn có thể chạy theo kiểu khác nếu bạn chưa từng vấp ngã?
Cảm ơn bạn đã đọc và đừng quên chia sẻ thông điệp này nếu nó hữu ích!