Sau khi lấy bằng thạc sĩ hạng ưu ngành tâm lý học về tôn giáo và triết học, Osho mang mớ bằng cấp tới thẳng vị bộ trưởng giáo dục hỏi xin một công việc giảng dạy vì lý do “Nó sẽ cho tôi những kĩ năng cần thiết cho công việc của tôi sau này”.
Vị bộ trưởng hỏi về giấy chứng nhận hạnh kiểm còn thiếu trong tập hồ sơ. Osho đáp, “Tôi không cần tờ giấy vớ vẩn đó, vì ai có đủ tư cách để xét hạnh kiểm của tôi? Thầy có muốn tôi được chứng nhận đủ tư cách hạnh kiểm từ những người mà tôi cho rằng họ không đủ tư cách hạnh kiểm?”
Osho nhận được một tờ chỉ định giảng dạy tại một ngôi trường… sai, do nhầm trong thủ tục giấy tờ hành chính, vậy nên ông đã dành cả 6 tháng này để nghỉ ngơi và du hành.
Sau 6 tháng đó, Osho được chỉ định dạy triết học tại đại học Jabalpur. Buổi học đầu tiên, ông nói với sinh viên: “Các em còn trẻ, các em đang tràn đầy năng lượng. Các em nên làm gì đó với năng lượng này như là ra ngoài kia vui chơi hoặc làm tình. Vậy mà các em lại ngồi đây học triết học. Các em có bị điên không?Chẳng cần trả lời, tôi biết các em nhất định điên rồi.”
Osho trao nhiều tự do cho sinh viên của mình đến nỗi tất cả các lớp khác đều ghen tị và hỏi “chúng em đến lớp của thầy được không?” Và dần dà lớp học cứ đông dần lên đến nỗi sinh viên ngồi kín lớp, ngồi cả lên cửa sổ. Ông giảng quá lôi cuốn đến nỗi lớp học hàng trăm người nhưng mọi người vẫn tuyệt đối im lặng lắng nghe. Ông bảo “Nếu các em muốn đến lớp, cứ đến không cần xin phép. Nếu các em muốn đi, thì biến đi. Tôi không bận tâm chút nào.”
Một buổi giảng của giáo sư Osho chia làm 2 phần: phần 1 giảng theo giáo trình. Phần 2 phản đối lại mọi thứ mình vừa giảng. Sinh viên đến lớp và rời đi mà hoàn toàn không nắm được một quan điểm nào. Lớp học trở thành lớp hùng biện, mọi luận điểm được đưa ra đều sẽ bị thảo luận tới cùng. Tới khi nào tất cả đồng thuận mới thôi. Thế nhưng giáo sư Osho chỉ cần 2 tháng để dạy xong giáo trình 10 tháng, thời gian còn lại “Các em thích làm gì thì làm. Không cần thiết lãng phí thời gian của nhau.”
Các giáo sư khác rất không ưa Osho vì sinh viên của họ đều bỏ lớp mà đi học triết, họ cảm thấy áy náy vì cách dạy của họ quá nhàm chán và lãng phí thời gian. Osho bảo “Đó là việc của quý vị. Quý vị nên thay đổi cách dạy hoặc nên thấy ăn năn vì sự lười biếng tệ hại của quý vị.”
Osho được mời soạn đề và chấm bài thi, ông nói “Không nên mời tôi, vì tôi sẽ ra những câu hỏi mà không có trong sách vở tí nào. Và nếu tôi mà chấm bài thi, tôi sẽ cho những người làm sai được nhiều điểm hơn người làm đúng, vì lý do tôi cảm thấy thương họ. Người làm sai cần được nhiều thông cảm và yêu thương hơn người làm đúng. Vậy nên nếu thầy không muốn rắc rối, đừng mời tôi.”
Sách thuộc bộ “Cuộc đời Osho”, 4 cuốn/ 1.400k (đứa trẻ nổi loạn, thanh niên, giáo sư và guru nổi loạn), sách đã về, bạn có thể đặt lại từ hôm nay 🙏