Vào tháng 1 năm 1889, triết gia vĩ đại Friedrich Nietzsche lên cơn điên. Một năm sau, bạn của Nietzsche mang tên Peter Gast đến thăm ông trong viện tâm thần ở Jena. Ông (Peter Gast) đã viết những lời sau:
“Anh ấy trông ko đến mức quá ốm yếu…Tôi tin Nietzsche sẽ biết ơn những người cứu nguy ông y như một ai đó nhảy vào dòng nước để chết đuối và được kéo lên bởi một người tuần duyên ngu ngốc nào đó. Tôi đã thấy Nietzsche ở trong trạng thái mà – thật khủng khiếp để nói ra – như thể anh đang chỉ giả vờ bị điên, như thể anh rất vui mừng khi được kết thúc theo cách này!” (Peter Gast, The Madness of Nietzsche by Erich Podach)
Trong Video này, rút ra từ những tác phẩm, lá thư, và báo cáo từ gia đình và bạn bè của Nietzsche, chúng ta sẽ khám phá câu hỏi thú vị, nhưng sau cùng ko thể trả lời được: Tại sao Nietzsche lại phát điên?
“Tôi đảm đương điều ko phải ai cũng có thể đảm nhận: Tôi đi xuống vực sâu, tôi đào xuống để tạo nền móng.” (Nietzsche, The Dawn of Day)
Con người đã đi đến tận cùng của thế giới, lặn xuống đáy biển khơi sâu thẳm, lao ra ngoài ko gian, và thế nhưng, tâm trí con người vẫn là một lĩnh vực ít ai dám khám phá. Mối nguy khi rơi vào vực thẳm này chính là cơn điên loạn bởi vì tâm trí chứa đựng những điều bất ngờ kỳ lạ, nhưng nó cũng chứa những vực thẳm đen tối và dối gian. Hơn nữa, ở những phạm vi hẻo lánh của tâm trí, chẳng có bản đồ, dấu hiệu, những người trợ giúp công nghệ và chỉ dẫn để con người nương theo. Họ phải đi một mình. Đối với tất cả, trừ những nhà thám hiểm gan dạ nhất, việc duy trì ở bề mặt tâm trí là điều khôn ngoan hơn nhiều.
“Bất kỳ ai nhìn vào bản thân mình như thể nhìn vào một thế giới ko gian rộng lớn và mang theo các thiên hà trong mình, anh biết những thiên hà này bất thường ra sao: chúng dẫn thẳng vào hỗn loạn và mê cung của sự sống.” (Nietzsche, The Gay Science)
Nietzsche là một nhà phiêu lưu sẵn lòng nhận lấy rủi ro đi kèm với việc nhảy xuống vực thẳm tâm trí và những khám phá của ông đã mang lại các phát kiến đáng chú ý. Sigmund Freud đi xa hơn nữa khi nhận xét rằng “Nietzsche phát triển kiến thức sâu sắc hơn về bản thân mình hơn bất kỳ ai khác từng tồn tại, hoặc có khả năng tồn tại.” (Sigmund Freud, Ernst Jones: The Life and Work of Sigmund Freud) Thế nhưng đột ngột thay, ở độ tuổi 45, cuộc khám phá nội quan của ông kết thúc trong điên loạn, một sự kiện mà Nietzsche dường như đã đoán trước. Vào năm 1881, 8 năm trước khi hoàn toàn suy sụp, Nietzsche viết một lá thư gửi cho người bạn:
“…đôi lúc một linh cảm vụt qua đầu tôi rằng mình thực sự đang sống một cuộc đời nguy hiểm, bởi tôi là một trong những cỗ máy có thể phát nổ.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Khi mặt trời lặn vào năm 1888, Nietzsch đang ở Turin với tư cách là vị khách trong một ngôi nhà của gia đình danh giá, và vào thời điểm này, hành vi của ông có một bước ngoặt định mệnh. Vào cuối tháng 11, trong khi thơ thẩn trên đường, Nietzsche được thuật lại là ngày càng khó giấu tiếng cười và kiểm soát niềm hân hoan dữ dội của mình.
“…mặt tôi liên tục nhăn nhó để kiểm soát niềm vui cực độ của mình, bao gồm cả nhăn mặt vì nước mắt trong 10 phút.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Xuyên suốt tháng 12, lá thư của ông ko còn được ký tên “Friedrich Nietzsche”, mà là với cái tên “Dionysus”, “Nietzsche-Caesar”, hoặc là “the Crucified”. Trong thời điểm giữa Giáng Sinh và Năm Mới, những vị khách trong ngôi nhà nơi Nietzsche ở đã kể lại rằng trong 3 ngày đêm, Nietzsche nhốt mình trong phòng và, trong khi trần truồng, ngẫu hứng chơi đàn piano, và nhảy và múa như một người hoang dại bị ám ảnh, trong điều dường như là sự lập lại lễ hội một mình dành cho Dionysus. Vào ngày 3 tháng 1 năm 1889, khi đang trên đường phố của Turin, sau khi chứng kiến cảnh con ngựa bị quất roi bởi người đánh xe ngựa, Nietzsche dang vòng tay ôm lấy nó, quỵ xuống và bất tỉnh, và chính sự kiện này được nhiều người coi là báo hiệu cho sự suy sụp vào cơn điên loạn của ông. Xuyên suốt vài ngày sau đó, Nietzsche lấy lại đủ minh mẫn để viết vài lá thư kỳ lạ nhưng tuyệt vời cho bạn bè và gia đình mình. Và vào ngày 7 tháng 1 năm 1889, người thân cận với Nietzsche nhất mang tên Franz Overbeck đến Turin để mang Nietzsche về nhà và vài ngày sau đó, Overbeck kể lại rằng Nietzsche đã:
“…hoàn toàn rơi vào thế giới loạn trí của mình mà từ ấy, trước sự có mặt của tôi, anh ấy ko bao giờ ló diện một lần nữa. Khá rõ về bản thân tôi và những người khác, anh đã ở trong cơn bóng đêm bao phủ chính mình…Trong những cơn tấn công dữ dội hơn hết khi hát và va đụng với cây đàn piano, anh ló diện với những mảnh vỡ đến từ thế giới tư tưởng mà mình mới ngự trị gần đây. Đôi lúc, trong một tiếng thì thầm, ông tạo ra những câu nói sáng sủa tuyệt trần. Nhưng cũng thốt ra những điều tồi tệ về bản thân với tư cách là người kế vị của Chúa đã chết-bây giờ, toàn bộ cuộc biểu diễn tiếp tục bị ngắt quãng trên cây đàn piano…”
Điều gì đã xảy ra với Nietzsche? Lời lý giải phổ biến nhất chính là ông mắc phải chứng “liệt tổng quát ở người mất trí”, tức là chứng mất trí gây ra bởi bệnh giang mai thần kinh. Vào đầu thế kỷ 20, nhà dân tộc học người Đức Erich Podach đã gửi hồ sơ bệnh án của Nietzsche cho một số bác sĩ lỗi lạc, và sau khi nhận được chuẩn đoán của họ, ông kết luận:
“Ko có bằng chứng nào cho sự lây nhiễm [giang mai] như vậy…Trong mọi khả dĩ, có thể sẽ ko tồn tại một nhận định rõ ràng nào về vấn đề này bởi vì dữ liệu ko đầy đủ.” (Erich Podach, The Madness of Nietzsche)
Gần đây hơn, triết gia Julian Young chú giải rằng những triệu chứng của bệnh giang mai thần kinh ko nhất quán với tình trạng của Nietzsche. Vào năm 2003, bác sĩ Lenoard Sax, chú giải về khuyết điểm của cách lý giải bệnh giang mai, cho rằng cơn điên loạn của Nietzsche là kết quả của sự phát triển khối u chầm chậm ở dây thần kinh thị giác bên phải của não ông. Mặc dù hợp lý, Julian Young lần nữa chú giải một số khuyết điểm trong cách giải thích về khối u, nhất là việc thiếu bằng chứng cho thấy bất kỳ phù nề hay thay đổi nào trong hình dáng đôi mắt và đồng tử ở nhiều bức ảnh của Nietzsche, và do vậy ông kết luận:
“Vậy thì, dường như chuẩn đoán về khối u não của Sax ko còn nhiều khả năng đúng hơn câu chuyện giang mai nữa. Bởi lẽ triển vọng lý thuyết khi khai quật cơ thể của Nietzsche và thực hiện cuộc khám nghiệm tử thi bằng công nghệ y học mới nhất sẽ ko bao giờ thành hiện thực, ta sẽ chẳng bao giờ biết rõ liệu tình trạng tinh thần của ông có phải gây ra bởi một căn bệnh thể xác tiềm ẩn hay ko. Tuy nhiên, kết luận hợp lý nhất cho cơn điên loạn của Nietzsche, trên thực tế, là một tình trạng thuần tâm lý.” (Julian Young, Nietzsche: A Biography)
Nếu cơn điên loạn của Nietzsche có khởi nguồn là từ tâm lý, vậy thì hướng điều tra tiếp theo rõ ràng nhất chính là khả năng ông đã đánh mất chính mình trong cuộc khám phá vô thức. Nhưng trước khi ta tiếp tục với luồng suy nghĩ này, ta phải trả lời câu hỏi: Nếu Nietzsche biết được rằng cuộc khám phá vực thẳm sẽ kết thúc trong điên loạn, tại sao ông vẫn tiếp tục đi xuống? Để trả lời câu hỏi này, ta có thể xem một đoạn trong cuốn sách The Gay Science của ông:
“Chỉ mỗi cơn đau thấu trời xanh, cơn đau chầm chậm lâu dài cần thời gian, trong đó ta, như thể bị đốt bằng củi lửa cháy âm ỉ màu xanh – thứ thúc giục ta phải đi xuống vực thẳm tận cùng của mình…” (Nietzsche, The Gay Science)
Nietzsche có nỗi đau thấu trời xanh, và điều này giục ông đào sâu vào vực thẳm tâm trí. Nói cách khác, việc ông nhảy xuống, đến từ sự cấp thiết, nó ko phải một lựa chọn.
“Ở mọi lứa tuổi trong đời tôi, nỗi đau khổ, nỗi đau khổ tàn bạo, chính là số phận tôi.” (Nietzsche, Quoted in Struggle with the Daemon)
Vào độ tuổi 14, ông bắt đầu trải nghiệm:
“Những cơn đau đầu khổ sở cùng với nôn mửa và cơn đau mắt dữ dội [kéo dài] cả tuần, trong thời điểm đó, ông phải nằm trong một căn phòng tối kéo rèm. Tia sáng mong manh nhất làm mắt ông đau. Việc đọc, viết, và thậm chí duy trì dòng tư duy mạch lạc là điều ko tưởng.” (Sue Prideaux, I Am Dynamite!)
Vào độ tuổi 26, ông mắc bệnh kiết lỵ và bạch hầu. Loại thuốc được đưa cho ông đã phá hủy ruột, và do vậy, Nietzsche bắt đầu thử nghiệm những loại thuốc giúp tạm thời làm dịu cơn đau, thế nhưng lại gây thêm những thương tổn tiềm ẩn cho cơ thể. Vô vàn cơn ốm đau bệnh tật làm cho ông nhiều lần ko ăn hay ngủ được, vậy nên ông chuyển sang Chloral Hydrate, một loại thuốc an thần cực mạnh, với hy vọng giảm bớt phần nào. Thế nhưng, như Sue Prideaux ghi chú trong tiểu sử về Nietzsche của mình:
“Liều lượng sai lệch của loại thuốc này gây ra buồn nôn, nôn mửa, ảo giác, lú lẫn, co giật, nhịp thở và tim ko đều: tất cả triệu chứng này, trên thực tế, là điều mà Nietzsche sử dụng thuốc để làm dịu.” (Sue Prideaux, I Am Dynamite!)
Vào tháng 12 năm 1875, Nietzsche viết bức thư tới Erwin Rohde kể rằng những cơn bệnh thể xác của ông đang tệ dần đi và càng lúc ảnh hưởng đến sự minh mẫn của mình.
“Mỗi 2 tới 3 tuần, tôi dành khoảng độ 36 giờ trên giường, trong cơn hành hạ thực sự…mùa đông năm nay là tệ nhất…Thật là một ngày căng thẳng đến nỗi, vào buổi tối, chẳng còn niềm vui nào sót lại ở đời và tôi thực sự ngạc nhiên về cái khốn khó ở đời như nào. Nó dường như ko đáng, mọi sự dày vò này…” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
6 năm sau, cơn hành hạ dày vò thể xác vẫn còn:
“Nỗi đau chế ngự cuộc đời và ý chí của tôi.” Ông viết trong một lá thư. “Tôi đã có những tháng, mùa hè tuyệt vời như nào! Cơn dày vò thể xác của tôi thì nhiều và vô vàn như những thay đổi tôi thấy trên bầu trời xanh. Trong mỗi đám mây sẽ có dăm ba hình thái điện tích nào đó nắm chặt tôi bất thình lình và biến tôi hoàn toàn đau khổ. Tôi đã gọi cho Bác Sĩ Thần Chết 5 lần, và hôm qua tôi hy vọng đó là dấu chấm hết – trong vô vọng.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Tuy nhiên, Nietzsche ko cho phép cơn dày vò thể xác ngáng đường viết văn của mình. Ông dùng nó như động lực để sáng tác nhiều hơn. Bởi khi tình trạng của ông tệ đi, ông càng lo ngại rằng cái chết sớm hôm sẽ cản trở mình đạt được mục tiêu triết học.
“Cha tôi mất ở độ tuổi 36 vì chứng viêm não, và có khả năng là tôi sẽ ra đi còn nhanh hơn thế.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Ta có thể tưởng tượng Nietzsche, ngồi ở bàn mình, đơn độc với vị thần nàng thơ (Muse), anh dũng chịu đựng những cơn buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng, cơn đau nửa đầu hung ác, sự mù lòa và ảo giác thị, tất cả xảy ra trong khi dành “10 tiếng đồng hồ ko ngưng nghỉ trên bàn viết của mình” (Stefan Zweig, The Struggle with the Daemon), viết ra những tác phẩm triết học có thể được coi là thâm thúy nhất trong lịch sử. Nhưng sự anh dũng ko giúp ông được ngưỡng mộ và hoan nghênh khắp nơi. Thay vào đó, cuốn sách ông – được tự xưng là “món quà tới nhân loại” – đã bị những người cùng thời đáp lại bằng sự im lặng chết chóc, hoặc là chế nhạo.
“Dù tôi đã ở tuổi 45 và xuất bản khoảng độ 15 cuốn sách…vẫn chưa có một lời đánh giá nào, thậm chí là với uy tín vừa phải về bất kỳ cuốn sách nào của tôi. Họ ngay lập tức sử dụng những cụm từ như “lập dị”, “bệnh hoạn”, “tâm thần”.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Một năm trước khi suy sụp, ông viết trong một lá thư:
“Tôi đau lòng cực kỳ khi trong vòng 15 năm qua, ko một ai ‘khám phá’ ra tôi, cần tôi, yêu thương tôi.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Để làm vấn đề tệ hơn, những nỗ lực để có được tình bạn thân, tình yêu, và sự thân mật đều thất bại thảm hại.
“Một giọng nói thân thiện chạm đến tôi hiếm có chừng nào! Bây giờ tôi đơn độc, đơn độc một cách vô lý…Và trong nhiều năm ko một lời an ủi, ko một giọt cảm xúc, ko một hương gió tình yêu.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Ông có một mối quan hệ chóng vánh ngắn ngủi với Lou Salome, một triết gia đúng nghĩa, người mà ông viết: “Tôi ko muốn đơn độc nữa và ao ước khám phá lại cách làm người.” Tuy nhiên, cô ấy lạnh lùng từ chối lời cầu hôn của ông, và để lại ông cảm giác thậm chí còn đơn độc hơn bây giờ. Than xót về sự cô lập lớn dần của mình, Nietzsche đã viết những lời sau dành cho Franz Overbeck vào năm 1886:
“Đã 10 năm rồi: ko một âm thanh nào chạm tới tôi nữa – một mảnh đất ko mưa…Giá như tôi có thể cho anh chút ý tưởng về cảm giác đơn độc của mình. Cả người sống lẫn người chết đều ko có ai làm tôi cảm thấy có mối quan hệ họ hàng nào. Điều này thật kinh khủng ko thể tả xiết được.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Tình trạng thể xác nguy kịch, thiếu đi sự công nhận và nỗi cô đơn khủng khiếp quấy rầy ông, tạo ra nỗi đau thấu trời thúc giục Nietzsche nhảy xuống vực thẳm tận cùng của mình, để tìm điều ông nhắc đến trong một lá thư như là “hòn đá triết học”. Hòn đá triết học là một chất giả kim thần thoại có sức mạnh biến kim loại nền thành vàng, thế nhưng nó cũng là một biểu tượng lâu đời nói về sức mạnh ẩn giấu trong vực thẳm vô thức và Carl Jung gọi là “kho báu khó khăn lắm mới đạt được”.
“Theo thuật ngữ tâm lý… “kho báu khó khăn lắm mới đạt được” nằm ẩn trong biển khơi vô thức, và chỉ những người dũng cảm mới tiếp cận được chúng. Biểu tượng này chỉ ra một trong những bí mật cuộc đời được biểu lộ theo vô vàn cách mang tính biểu tượng khác nhau trong thần thoại.” (Carl Jung, Symbols of Transformation)
“Kho báu khó khăn lắm mới đạt được” chính là sức mạnh tái sinh và thay mới tâm lý, là chén thánh sự sống mà con người tìm kiếm và mong mỏi từ thuở sơ khai. Nietzsche nhảy vào vô thức để tìm kiếm kho báu tâm lý hiếm có này; ông cần sức mạnh để chuyển nỗi đau thấu trời thành vàng – thành một sức khỏe tuyệt trần và khẳng định cuộc sống. Nhưng Nietzsche biết rằng để đạt được sức mạnh này, ông sẽ phải đối mặt với những thế lực nguy hiểm của vô thức đe dọa nuốt chửng tâm trí trong cái mê cung sâu thẳm của nó. Mối nguy này đã được diễn tả một cách biểu tượng trong vô vàn thần thoại xuyên suốt các thời đại khác nhau, một trong số đó chính là thần thoại Theseus của Hy Lạp:
“…người đi xuống Hades và dần quen thuộc với những tảng đá ở âm ty, điều này có nghĩa là tâm trí, tiến vào những vùng đất ko ai biết đến của Psyche, sẽ bị áp đảo bởi những thế lực vô thức cổ xưa.” (Carl Jung, Psychology and Alchemy)
Nhưng Nietzsche cũng biết rằng nếu ông thất bại trong việc tìm ra kho báu tái sinh và thay mới trong vực thẳm vô thức, nỗi đau thấu trời sẽ khiến ông điên loạn. Mối nguy bao phủ xung quanh ông. Những năm trước khi suy sụp vào cơn điên loạn, ông viết lá thư tới Franz Overbeck:
“Mối nguy kỳ lạ của mùa hè – nói thẳng ra – là sự điên loạn…Nó có thể đến từ điều tôi chưa bao giờ nghĩ là khả thi ở bất cứ trường hợp nào: rằng tôi sẽ trở nên loạn trí…động lực và mục tiêu của tôi trở nên hoàn toàn rối lẫn và phức tạp, nhờ đó tôi ko còn biết cách tìm đường ra.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Trong một lá thư khác gửi Overbeck từ năm 1882, ông giải thích:
“Trừ khi tôi khám phá ra mánh khóe của nhà giả kim để biến thứ rác rưởi này thành vàng, tôi sẽ lạc lối mất.” (Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Ở Video tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá liệu Nietzsche đã đánh mất chính mình trong hành trình đi xuống vực thẳm hay ko, hoặc liệu ông đã thực sự tìm ra kho báu khó khăn lắm mới đạt được, và giả vờ điên loạn hay ko.