Trong cuốn sách Twilight of the Idols, Nietzsche tuyên bố:
“Điều được gọi là thần tượng (Idol) ở trang tiêu đề này chỉ đơn thuần là những gì được coi là chân lý cho tới nay. Twilight of the Idols (Sự thoái trào của thần tượng) – nghĩa là: chân lý cũ kỹ đang đến hồi kết.” (Twilight of the Idols, Friedrich Nietzsche)
Ở bài giảng cuối cùng này, ta sẽ tìm hiểu lý thuyết thế giới thực sự (True World Theory), đây là những ví dụ về một số “chân lý” cũ mà Nietzsche nghĩ là đang trên đà suy thoái.
Trong bài giảng này, ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao Nietzsche nghĩ những “chân lý cũ kỹ” này đang đến hồi kết. Để làm điều này, ta sẽ phân tích câu nói có lẽ là nổi tiếng và gây tranh cãi nhất của Nietzsche: “Chúa đã chết”. Ta sẽ tìm hiểu câu nói này đối với Nietzsche có nghĩa là gì, điều gì đã khiến ông đưa ra một lời tuyên bố đầy táo bạo như này, và điều ông nghĩ sẽ xảy đến nếu niềm tin này trở nên lan tràn như ông dự đoán.
Vậy thì, Nietzsche có ý gì khi nói rằng “Chúa đã chết”? Ở bề nổi, ông có vẻ đang đề cập tới sự sụt giảm niềm tin về vị độc thần của Cơ Đốc Giáo. Tuy nhiên, quan điểm này ko được chấp nhận rộng rãi bởi các học giả ngày nay, thay vào đó, nhiều người cho rằng với tuyên bố này, Nietzsche muốn tượng trưng quan điểm của mình cho niềm tin về lý thuyết thế giới thực tựu chung đang suy thoái.
Nhiều học giả và triết gia bị ảnh hưởng bởi Nietzsche đã nhận định rằng khi truyền đạt về cái chết của Chúa cho quần chúng, Nietzsche nên được nhìn nhận như một nhà tiên tri thời hiện đại. Điều gì ẩn chứa trong thông điệp khiến ông đủ tư cách cho một danh hiệu cao quý như vậy?
Nietzsche chỉ là một trong số những nhà tư tưởng trong thời kỳ của mình nhận ra sự hoài nghi tăng dần đối với Cơ Đốc Giáo, cũng như các lý thuyết về thế giới thực ít nổi bật hơn. Do đó chỉ riêng điều này vẫn chưa đủ để ông có tư cách cho danh hiệu “nhà tiên tri”.
Thay vào đó, tính độc nhất của thông điệp đến từ Nietzsche nằm ở khả năng đặc biệt đó là biết trước được những hệ quả khôn lường có khả năng sẽ xảy đến với những cá nhân ko thể giữ vững niềm tin vào lý thuyết thế giới thực.
Nietzsche nghĩ rằng khi các lý thuyết về thế giới thực mất đi tầm ảnh hưởng, các cá nhân sẽ bị chia cách khỏi chính thế giới quan mang đến ý nghĩa cho cuộc đời họ, và sức mạnh để kiên chí trong cuộc đời bất chấp những tình cảnh đôi lúc khốn đốn. Nói ngắn gọn, Nietzsche biết rằng cái chết của Chúa sẽ có tiềm năng đẩy phần lớn nhân loại vào trạng thái hư vô.
Walter Kaufmann vĩ đại, trong tác phẩm kinh điển về Nietzsche của ông, đã diễn tả chính xác lý do tại sao Nietzsche được báo hiệu là một nhà tiên tri thời hiện đại:
“Đôi khi những lời tiên đoán dường như nằm trong khả năng trải nghiệm số phận khốn khổ của riêng mình sâu sắc tới độ nó trở thành biểu tượng của một điều gì đó to lớn hơn. Theo ý hiểu này, một người có thể so sánh Nietzsche với những nhà tiên tri cổ đại. Ông (Nietzsche) cảm thấy sự thống khổ, đau đớn, và sầu não của một thế giới vô thần mãnh liệt đến nỗi, vào thời điểm những người khác vẫn đui mù trước hệ quả to lớn của nó, ông có thể trải nghiệm trước số phận của thế hệ tiếp tới, như nó vốn là.” (Philosopher, Psychologist, Antichrist, Walter Kaufmann)
Thế hệ tiếp sau Nietzsche dường như trải nghiệm số phận ông đã tiên đoán trước theo nhiều cách. Như nhà sử học Ronald Stromberg, trong cuốn sách Redemption by War, đã giải thích, bước ngoặt của thế kỷ 20 đánh dấu một thời điểm mà giới tri thức của châu Âu ngày càng hiểu thấu được rằng cuộc đời vô nghĩa – và chính cảm giác này có thể giải thích cho một hiện thực đang bị lãng quên đó là đại đa số giới tri thức châu Âu trên thực tế ủng hộ chiến tranh trong những năm dẫn tới thế chiến thứ nhất.
Stromberg viết:
“Sau cùng, ta có thể giải thích sự bùng nổ tai họa của những ý tưởng và quan điểm hiếu chiến ở mọi tầng lớp tri thức châu Âu vào năm 1914 như thế nào? Trong số các thành phần ta nhận thấy có tính thịnh hành, mọi thành phần đều quan trọng: lòng căm ghét xã hội hiện hữu; “cảm giác về một cái kết” thảm kịch; cần một lý do xứng đáng nào đó để mang ý nghĩa đến cho đời; khao khát mạo hiểm chống lại tình cảnh chủ nghĩa vật chất thê lương…” (Redemption by War, Ronald Stromberg)
May mắn thay, thời kỳ hiện đại khác xa hơn nhiều so với tinh thần của đầu thế kỷ 20, bởi ngày nay, hầu hết cá nhân ko phải những kẻ nhiệt thành ủng hộ chiến tranh. Thay vào đó, cá nhân thời hiện đại dường như tìm kiếm một mục đích mang đến ý nghĩa cho cuộc đời họ theo nhiều cách. Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm này với nhiều người dường như là một điều bất khả thi, bởi, mặc dù ta đang hưởng thụ mức sống xa hoa ở phương Tây, câu hỏi “tất cả điều này có nghĩa lý gì?” vẫn kìm kẹp hầu hết chúng ta trong những khoảnh khắc đơn độc.
Như nhà tâm lý học Victor Frankl chỉ ra:
“Đã quá lâu, chúng ta mơ một giấc mơ mà mình mới tỉnh mộng ngay bây giờ: mơ tưởng rằng chỉ cần cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của con người thì mọi thứ sẽ ổn thôi, con người sẽ hạnh phúc. Sự thật là khi cuộc đấu tranh vì sinh tồn đã lắng xuống, một câu hỏi hiện lên: Sinh tồn vì cái gì? Ngày nay, nhiều người hơn bao giờ hết có nhiều phương thức để sống, nhưng lại ko có ý nghĩa để sống vì” (Viktor Frankl)
Nietzsche tuyên bố cái chết của Chúa trong một câu cách ngôn nổi tiếng ở cuốn sách The Gay Science, gọi là The Madman (Kẻ điên khùng). Trong đoạn văn này, ông kể câu chuyện về một kẻ điên chạy ra đường kêu thất thanh “Tôi kiếm tìm Chúa! Tôi kiếm tìm Chúa!” Dễ hiểu thay, những người trên đường nhìn hắn với một con mắt lạ lùng và tiếp tục buổi chiều của họ, tuy nhiên, kẻ điên đó ko ngừng lại.
Hắn ta hét toáng:
“Chúa đã chết! Chúa vẫn sẽ như vậy! Và chúng ta đã giết Ngài! Ta sẽ tự nguôi lòng bản thân mình như nào đây, kẻ bạo tàn nhất trong mọi kẻ sát nhân…Chưa bao giờ có một sự kiện nào lớn hơn vậy – và bởi lẽ đó, tất cả những ai sinh sau đẻ muộn sẽ thuộc về một lịch sử cao quý hơn bất kỳ lịch sử nào trước đó!” (The Gay Science, Friedrich Nietzsche)
Bất chấp nỗ lực của kẻ điên để khai sáng cho đồng bào về tính thảm kịch đến từ cái chết của Chúa, những cá nhân trên đường gần như ko để ý tới hắn ta. Khi nhận ra sự thờ ơ hoàn toàn của những người xung quanh, “hắn quăng chiếc đèn lồng xuống đất để nó vỡ ra từng mảnh và bị dập tắt.”
“Tôi đã đến quá sớm, vẫn chưa đến đúng thời điểm. Sự kiện phi thường này vẫn đang diễn ra, và đang trên đường tới, – nó chưa chạm đến tai mọi người.
Sau này trong cuộc đời mình, Nietzsche đưa ra quan điểm cho rằng sự sụt giảm đức tin về lý thuyết thế giới thực là sự kiện rực rỡ nhất xảy đến với nhân loại. Trong cuốn sách The Gay Science, ông viết:
“Trên thực tế, những triết gia và “người tự do” (Free Spirit) chúng tôi cảm thấy như thể được soi rọi bởi ánh bình minh mới, khi biết tin rằng “Vị Chúa già đã chết”; trái tim chúng tôi tràn đầy lòng biết ơn, kinh ngạc, linh cảm, tiên liệu trước. Cuối cùng, đường chân trời dường như mở ra trước mắt chúng tôi lần nữa…vùng biển, vùng biển cuối cùng mở ra trước mắt chúng tôi; có lẽ chưa bao giờ có một “vùng biển công khai” như này.” (The Gay Science, Friedrich Nietzsche)
Một vũ trụ thiếu đi Chúa, hay thiếu đi một mục đích tối cao thúc đẩy con người tới một kết thúc chung, trên thực tế là một vũ trụ, theo như Nietzsche, nơi những cá nhân khỏe khoắn và sáng tạo có thể tự do tạo khắc thế giới quan riêng mình.
Tuy nhiên, quan điểm này của Nietzsche ko tự nhiên có, mà nó là một quan điểm ông tiếp thu sau những năm tháng vật lộn, đau đớn và sầu khổ. Đầu đời của mình, Nietzsche trải nghiệm trực tiếp nỗi tuyệt vọng khi sống trong một thế giới ông tin là vô thần; nó là một nơi ko có mục đích tối cao và theo đó vắng bóng ý nghĩa, trong đó, con người về tổng thể ko có vị trí độc nhất. Nói cách khác, thế giới quan này khiến ông trải nghiệm sự dày vò của chủ nghĩa hư vô.
Ở một trong những tác phẩm trước đó, mang tên Human, all too Hmuan, Nietzsche bày tỏ nỗi dày vò này, ông viết:
“Nhưng điều bi kịch ở đây là ta ko còn tin vào những giáo điều tôn giáo và siêu hình nữa, một khi ta đã có phương pháp chân lý chặt chẽ trong con tim và đầu óc, và mặt khác, sự phát triển của con người khiến ta trở nên mỏng manh, nhạy cảm, và ốm yếu tới độ cần những phương thuốc chữa trị và an ủi hiệu lực nhất – theo đó nảy sinh mối nguy rằng con người có thể chảy máu tới chết từ sự thật anh ta nhận ra. Byron bày tỏ điều này trong câu nói bất hủ của mình: sầu khổ là tri thức; kẻ hiểu sõi nhất sẽ than khóc trước sự thật tiền định hơn hết thảy, cây tri thức ko phải cây đời.” (Human, all too Human, Friedrich Nietzsche)
Câu hỏi ta sẽ tìm hiểu bây giờ chính là tại sao ta mang niềm tin rằng Chúa đã chết. Trong thời hiện đại, người ta thường cho rằng sự sụt giảm đức tin ở các tôn giáo và lý thuyết thế giới thực là do sự phát triển của khoa học tự nhiên.
Tuy nhiên, Nietzsche có một lập trường khác. Trong cuốn The Dawn, ông sáng tỏ lập trường của mình:
“Trước kia, con người tìm cách minh chứng rằng Chúa ko tồn tại – ngày nay người ta chỉ ra cách niềm tin về một vị Chúa có thể hiện hữu như nào và cách nó mang tầm ảnh hưởng và ý nghĩa: do vậy, một phản chứng (Counter-proof) cho rằng ko có vị Chúa nào trở nên thừa thãi. Khi ở thời điểm trước kia, một người bác bỏ “các bằng chứng cho sự tồn tại của Chúa” được đưa ra, họ vẫn luôn nghi vấn rằng liệu minh chứng tốt hơn có thể chưa được viện dẫn sẽ hơn những minh chứng vừa bác bỏ: vào những ngày tháng đó, kẻ vô thần ko biết cách loại bỏ những gì vô dụng.”
Nietzsche ko nghĩ rằng việc bác bỏ sự tồn tại của thế giới thực sự bằng cách đưa ra lời tranh luận áp dụng những khám phá mới nhất được khoa học sáng tỏ là điều khả thi, vì ông hiểu rằng những tín đồ thế giới thực sự sẽ phản bác bằng những lập luận riêng họ.
Thay vào đó, Nietzsche nghĩ rằng ông đã phủ nhận sự tồn tại của thế giới thực sự bằng cái nhìn hiểu thấu tâm lý sâu sắc và nhạy bén của mình. Ông nhìn vào trong tâm trí của tín đồ và hiểu được tại sao họ lại giữ niềm tin như này. Nietzsche tán thành niềm tin về lý thuyết thế giới thực, vì nó đã đáp ứng những nhu cầu tâm lý ăn sâu cốt rễ – những lý thuyết như này được tạo ra bởi cá nhân cần sự an ủi để bảo vệ bản thân khỏi hiện thực tàn khốc của đời.
Trước khi kết luận, ta sẽ tìm hiểu một mâu thuẫn rõ rành rành trong tư tưởng của Nietzsche liên quan tới nhận xét cho rằng Chúa đã chết. Trong một đoạn văn cực kỳ quan trọng, và thường bị ngó lơ đến từ cuốn Human, all too Human, Nietzsche thừa nhận rằng với những gì ta hiểu biết được, một thế giới thực, hay điều ông gọi là thế giới siêu hình, thực chất có thể tồn tại. Ông viết:
“Đúng là vậy, một thế giới siêu hình có thể hiện hữu; khả năng tuyệt đối của nó hiếm khi gây ra bất hòa.” (Human, all too Human, Friedrich Nietzsche)
Trong mọi sự hiểu lầm mà Nietzsche lại là nạn nhân của nó vào thế kỷ trước, và đã có rất nhiều, một trong những sai lầm tai hại nhất trong số đó chính là gọi ông là một kẻ giáo điều. Nietzsche, như đoạn trích dẫn phía trên, đã thừa nhận rằng một thế giới thực sự, hay các vị thần vì lý do đó, với những gì ông biết thì có thể tồn tại. Là một con người, chúng ta là những sinh vật thiếu sót và tri thức về vũ trụ bao la này cực kỳ hạn chế. Nói về sự tồn tại của thế giới thực, ta thật sự ko có phương thức để biết bằng cách này hay cách khác.
Thoạt đầu, điều này có thể hiện lên như một sự mâu thuẫn trong tư duy của Nietzsche. Làm sao ông tuyên bố cái chết của Chúa đồng thời cho rằng một thế giới thực sự có thể tồn tại theo như những gì ta đã biết?
Sự mâu thuẫn tiềm tàng này được giải tỏa khi nhận ra Nietzsche cho rằng chính sự hiểu thấu tâm lý vào tâm trí của tín đồ đã gây nên sự nghi ngờ về tính hợp lệ của lý thuyết thế giới thực. Trong thâm tâm, Nietzsche luôn nhận thức được rằng ông, như bao con người khác, ko có cách tiếp cận độc nhất tới chân lý tối thượng, bất kỳ điều gì mà chân lý đó có thể đòi hỏi. Vậy nên, mặc dù ông tuyên bố “Chúa đã chết”, trên thực tế ông thừa nhận rằng một thế giới thực ở một số hình thái hoặc hình thái khác có thể thực sự tồn tại.
Tuy nhiên, bản thân Nietzsche cương quyết với niềm tin sống phần còn lại của cuộc đời ko tin vào bất kỳ hình thái nào của thế giới thực sự. Lý do cho niềm tin trở nên vị lợi như này là vì ông nghĩ rằng cuộc đời mình, và trên thực tế là cuộc đời của mọi con người, sẽ thành công hơn nếu thiếu đi niềm tin như vậy.
Bằng cách tin vào một cuộc đời tươi sáng hơn chờ đợi sau khi chết, một cá nhân thoát khỏi trọng trách và gánh nặng phải tận dụng tối đa cuộc đời mình. Do đó, khi bị loại bỏ niềm tin về lý thuyết thế giới thực, một cá nhân bị bỏ mặc một mình trong thế giới với lựa chọn tận dụng hết sức nó hoặc trải qua ngày tháng trong trạng thái tội lỗi và tự thương hại về những gì đáng lẽ xảy đến.
Do đó, hơn bất kỳ lý do nào khác, Nietzsche tuyên bố cái chết của Chúa là vì ông cảm thấy rằng một thế giới cấu thành bởi những cá nhân ko tin vào lý thuyết thế giới thực sẽ là một thế giới tốt lành hơn nhiều.
Trong cuốn tự truyện Ecce Homo, viết ko lâu trước khi Nietzsche rơi vào cơn điên, ông đã truyền tải ý tưởng này, ông viết:
“Khái niệm “siêu việt”, “thế giới thực sự” được phát minh ra nhằm hạ thấp thế giới duy nhất ở đây – để tiếp tục vô mục đích, thiếu lý do, ko nghĩa vụ trong thực tại trần thế này.” (Ecce Homo, Friedrich Nietzsche)
Ở bài giảng tiếp kế ta sẽ tìm hiểu hiện tượng chủ nghĩa hư vô từ góc nhìn của Nietzsche, trong số những điều khác, nhìn vào sự khác biệt giữa hư vô chủ động và hư vô bị động, và tại sao Nietzsche cho rằng chủ nghĩa hư vô chính là “giai đoạn chuyển tiếp”. Sau đó, ta sẽ đặt bản thân mình ở một vị thế tốt hơn cho bài giảng cuối cùng, nơi ta sẽ nhìn vào những ý tưởng khác nhau mà Nietzsche nghĩ là sẽ giúp một cá nhân vượt qua sự hư vô.