“Nhà Nước thay thế Vị Thần…các chế độ độc tài chủ nghĩa xã hội là tôn giáo và nô dịch Nhà Nước là kiểu tôn thờ.” (Carl Jung, The Undiscovered Self)
Kể từ khi chế độ toàn trị ra đời vào thế kỷ 20, người ta đã viết rất nhiều điều về hình thái cai trị này và hàng triệu người đã đọc miêu tả của George Orwell về nó trong tiểu thuyết kinh điển mang tên 1984. Nhưng điều thường bị ngó lơ đó là chủ nghĩa toàn trị không chỉ là một hệ thống chính trị, nó còn là một tôn giáo cuồng tín, và tôn giáo này đang lan rộng khắp toàn cầu với sự tàn bạo chưa từng thấy kể từ giữa thế kỷ 20. Trong Video này, chúng tôi sẽ tìm hiểu bản chất tôn giáo của chủ nghĩa toàn trị với nhận thức rằng ta phải hiểu kẻ thù của mình nếu muốn đánh bại chúng. Ngay sau khi trốn chạy khỏi Đức Quốc Xã, nhà khoa học chính trị Waldemar Gurian viết như sau:
“Phong trào toàn trị xuất hiện sau thế chiến Thứ Nhất về căn bản là phong trào tôn giáo. Mục tiêu của nó ko chỉ là thay đổi thể chế chính trị và xã hội, mà còn sửa đổi lại bản chất của con người và xã hội.” (Waldemar Gurian, The Totalitarian State)
Chủ nghĩa toàn trị có nhiều đặc tính tương đồng với tôn giáo có tổ chức. Ví dụ, Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo xây dựng dựa trên niềm tin về một kỷ nguyên vàng tương lai sẽ được báo hiệu bằng sự tái lâm của Chúa Giê-Su. Phong trào toàn trị có một ý tưởng tương tự – nhưng thay vì là một vị thần hay nhà tiên tri thay đổi thế giới, phong trào toàn trị xây dựng dựa trên niềm tin rằng loài người có thể tái tạo thế giới và một kỷ nguyên vàng son mới có thể xây dựng dưới sự chỉ đạo của Nhà Nước toàn quyền và kiểm soát.
“…do hệ quả [của sự suy tàn Cơ Đốc Giáo],” Carl Jung viết” những phóng chiếu [tôn giáo] phần lớn rời xa khỏi các hình tượng thần thánh và đã tất yết ổn định trong phạm vi con người…trí tuệ [khai minh] hiện đại ko thể hình dung bất kỳ điều gì vĩ đại hơn…những vị thần phủ thiếc với ý muốn toàn trị tự gọi là Nhà Nước…” (Carl Jung, Practice of Psychotherapy)
Niềm tin rằng một Nhà Nước tập quyền, toàn năng có thể thay đổi hoàn toàn xã hội theo hướng tốt đẹp hơn là lý do Hannah Arendt viết rằng:
“…[chủ nghĩa toàn trị] ko phải chính quyền theo bất kỳ nghĩa truyền thống nào, mà là phong trào…” (Hannah Arendt, The Origins of Totalitarianism)
Ở phong trào toàn trị quá khứ, kỷ nguyên vàng này được mường tượng như kỷ nguyên chủng tộc thuần chất, hay Utopia (xã hội ko tưởng) Cộng Sản về công bằng, hiệu suất, và thịnh vượng cho tất thảy. Ngày nay, “kỷ nguyên” vàng của chủ nghĩa toàn trị này là kỷ nguyên loài người sống hòa hợp với đất mẹ, hoặc ở hình thái cực đoan hơn, kỷ nguyên nơi con người hợp nhất với máy móc và vượt qua giới hạn sinh học của bệnh tật và cái chết. Ko cần phải nói, Utopia của chủ nghĩa toàn trị chưa bao giờ thành hiện thực, bởi như Karl Popper cảnh báo:
“Nỗ lực tạo ra thiên đàng trên trái đất lúc nào cũng sản sinh địa ngục.” (Karl Popper, The Open Society and its Enemies)
Tuy nhiên, những tầm nhìn xã hội ko tưởng này thành công trong khoản kích thích sự nhiệt tình tôn giáo của đám đông và các nhà toàn trị sử dụng tầm nhìn này để thuyết phục dân chúng rằng kết quả Utopia sẽ biện minh cho bất kỳ và tất cả các phương tiện nào – có thể là sự giám sát hàng loạt, kiểm duyệt, áp bức hàng loạt, giam giữ hàng loạt hoặc thậm chí thanh trừng các nhóm người. hay như Barry Goldwater giải thích:
“Những ai tìm kiếm quyền lực tuyệt đối, mặc dù họ kiếm nó để làm điều họ coi là tốt, chỉ đơn thuần là đòi hỏi quyền thi hành phiên bản thiên đường trên trái đất của họ. Và hãy để tôi nhắc nhở bạn, chính họ là những người luôn tạo ra sự chuyên chế địa ngục nhất. Quyền lực tuyệt đối có suy đồi, và những ai tìm kiếm nó phải bị nghi ngờ và bị chống đối.” (Barry Goldwater)
Trong tôn giáo toàn trị, có những người được chọn và những tội nhân. Người được chọn ngây thơ tin vào khả năng của một tương lai thiên đường và khả năng trở thành phương tiện thực hiện sự chuyển đổi này của nhà nước. Họ là người sùng đạo tuân theo mệnh lệnh Nhà Nước với sự vâng phục mù quáng vô điều kiện. Tội nhân là những người ko tin tưởng. Họ là kẻ dị giáo ngáng đường của cái gọi là “lợi ích lớn lao” và ngăn chặn bước tiến lịch sử. Sử dụng phép loại suy do triết gia người Hà Lan Zygmunt Bauman đưa ra, các kẻ toàn trị nhìn nhận trái đất như khu vườn mà họ được chọn để nuôi dưỡng, và tội nhân là cỏ dại phải bị tiêu diệt để mang đến sự nở rộ đầy đủ của một xã hội toàn trị ko tưởng:
“Mọi tầm nhìn [toàn trị] về xã hội như khu vườn đều xác định các bộ phận của môi trường sống xã hội như cỏ dại của con người. Như mọi cỏ dại khác, chúng phải bị tách riêng, cách ly, ngăn chặn lan rộng, loại bỏ và giữ bên ngoài lằn ranh xã hội; nếu mọi phương tiện này tỏ ra ko đủ, chúng phải bị giết.” (Zygmunt Bauman, Modernity and the Holocaust)
Nhưng loại bỏ cỏ dại chỉ là một phần của phong trào toàn trị tôn giáo; phần công dân còn lại phải được biến thành tín đồ thực sự của chế độ toàn trị tán thành trong thâm tâm một cuộc đời tuân thủ và vâng lời nghiêm ngặt với chính quyền. Bởi trong chế độ toàn trị, thể hiện sự phục tùng bên ngoài đơn thuần là chưa đủ. Như mọi tôn giáo cuồng tín, phong trào toàn trị tìm cách kiểm soát suy nghĩ sâu kín nhất của tín đồ nó. Nhắc đến chế độ độc tài phát xít ở Ý của Mussolini, Giovanni Amendola giải thích:
“…chủ nghĩa phát xít ko nhằm vào mục đích cai trị nước Ý mấy, mà là kiểm soát độc quyền lương tâm người Ý. Sở hữu quyền lực ko đủ cho chủ nghĩa phát xít: nó cần sở hữu lương tâm riêng tư của mọi công dân, nó đòi hỏi “sự chuyển đổi” của người Ý. Chủ nghĩa phát xít đưa ra tuyên bố tương tự với tư cách là một tôn giáo…nó ko hứa hẹn hạnh phúc cho những ai ko chuyển đổi.” (Giovanni Amendola)
Khi theo đuổi sự biến đổi tôn giáo toàn trị này, vô vàn phương pháp cải đạo được sử dụng. Hai trong số đó là chính sách mị dân và sư phạm, cái thứ nhất là truyền bá tuyên truyền Nhà Nước thông qua nghệ thuật, văn học, âm nhạc, kịch và lễ hội, và cái thứ hai là truyền bá ý thức hệ vào thanh niên thông qua giáo dục bắt buộc.
Chiến thuật “khủng bố và yêu thương” là một kỹ thuật khác sử dụng để cải đạo đám đông theo tôn giáo toàn trị. Công dân phải chịu sự khủng bố thông qua chiến tranh liên miên, liên tục kích thích nỗi sợ hãi, cờ giả, và mối đe dọa mất kế sinh nhai hiện hữu, tài sản, cầm tù hoặc cái chết. Thế nhưng những biểu hiện khủng bố này được xen kẽ với biểu hiện yêu thương; các nghi lễ long trọng được tổ chức để vinh dự ý tốt của nhà lãnh đạo và sự tuyên truyền liên tục bảo đảm công dân rằng chế độ quan tâm tới họ và đang cật lực để giữ cho họ an toàn khỏi hiểm nguy thế giới. Alexandra Stein giải thích trong cuốn Terror, Love and Brainwashing:
“Như trong Hội Chứng Stockholm, theo đó kẻ bạo hành được nhận thấy là trở thành nơi ẩn náu an toàn – một người hay thực thể mà con người có thể tìm đến để giúp đỡ, tha thứ, nhân từ, an ủi.” (Alexandra Stein, Terror, Love and Brainwashing)
Sự xen kẽ giữa khủng bố và yêu thương gây ra nỗi lo âu, bối rối lơ lửng tự do và tạo ra mối liên kết thương chấn giữa công dân và Nhà Nước, một mối liên kết nằm ở nền tảng của mọi giáo phái. Stein giải thích sâu xa hơn:
“…sự xen kẽ giữa khủng bố và yêu thương bên trong môi trường cô lập [dẫn tới] một tín đồ phân ly, trung thành và có thể triển khai, những người bây giờ có thể được hướng dẫn để hành động vì lợi ích của nhà lãnh đạo thay vì lợi ích sinh tồn của anh hay cô ta… Quá trình tẩy não dựa vào sự tạo thành căng thẳng hoặc mối đe dọa ko có lối thoát nào ngoài [bằng lòng] nơi trú ẩn rõ ràng an toàn của [chế độ và nhóm toàn trị].” (Alexandra Stein, Terror, Love and Brainwashing)
Kích thích nỗi sợ liên tục cùng với lời hứa rằng việc bằng lòng với chế độ sẽ mang đến công dân sự cứu rỗi tạo nên những tín đồ thực sự sẽ làm bất cứ điều gì chế độ ra lệnh, kể cả nếu những mệnh lệnh đó đòi hỏi họ từ bỏ bạn bè và gia đình, đối mặt sự lụi tàn kinh tế, dành thời gian trong tù hoặc thậm chí đi chôn sớm. Ví dụ, Nikolai Vilenchik, một người trung thành với chế độ Sô Viết, bị ép dành 17 năm trong trại lao động Gulag khổ sai vì một tội ác anh ta ko gây ra. Thế nhưng sau khi được thả ra, ông ko lên án chế độ Stalin, thay vào đó tuyên bố:
“Chúng tôi tin vào Đảng – và chúng tôi ko sai lầm!” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Các báo cáo khác nói về các quan chức chính trị và người theo đảng đã hô vang câu “Stalin Muôn Năm!” khi họ bị đưa ra ngoài bắn bởi Cảnh Sát Mật Sô Viết. Để cho thêm bằng chứng về sự biến đổi tôn giáo diễn ra dưới chủ nghĩa toàn trị, Hannah Arendt giải thích:
“…sự thật đáng kinh ngạc là…[tín đồ thực sự của toàn trị]…[ko chắc] sẽ lung lay [lòng trung thành] khi con quái vật bắt đầu nuốt chứng đứa trẻ của chính nó và ngay cả nếu anh trở thành nạn nhân của sự khủng bố, nếu anh bị đóng khung và kết án, nếu anh bị thanh trừng khỏi đảng và gửi tới nơi lao động cưỡng bức hoặc trại tập trung. Ngược lại, trước kỳ quan của toàn bộ thế giới văn minh, anh ta thậm chí có thể sẵn lòng giúp đỡ truy tố chính mình và tuyên án tử hình chỉ nếu địa vị là thành viên của phong trào ko bị chạm tới.” (Hannah Arendt, The Origins of Totalitarianism)
Chủ nghĩa toàn trị là một tôn giáo chưa bao giờ đạt được điều nó hứa hẹn. Nó tạo ra địa ngục trên trái đất mà trong đó nhiều người bị hiến tế cho vị thần nhà nước, nhưng chẳng ai được đưa tới thế giới mới dũng cảm được hứa hẹn. Nhà nước càng được ban cho nhiều quyền lực, các cá nhân vận hành bộ máy nhà nước càng trở nên mục nát và thế giới càng rơi vào hỗn loạn hơn. Chủ nghĩa toàn trị phải được tránh bằng mọi giá, nhưng đáng buồn thay, tôn giáo này đang chứng kiến sự hồi sinh ở thời hiện đại. Các chính trị gia và người nắm vị thế quyền lực toàn cầu to tiếng về mong muốn tái tạo, xây dựng hoặc tái lập lại thế giới và đám đông được mong đợi là tuân theo và yêu mến xã hội mới bị áp đặt lên họ. Nếu sự phục tùng ko đến 1 cách tự nguyện, vậy vũ lực sẽ được dùng với tần suất đáng báo động.
“Họ muốn trở thành kẻ chăn cừu chúng ta. Nhưng điều đó đòi hỏi ta thành cừu.” (Thomas Sowell, The Vision of the Anointed)
Trong những thời điểm chuyên chế này, mỗi chúng ta đối diện lựa chọn: chấp nhận vị thần giả tạo của nhà nước và cho phép chế độ toàn trị dẫn ta tới cái Aleksandr Solzhenitsyn gọi là “vùng đất của những cơ hội bị bóp nghẹt”, hoặc kháng cự.
“Chỉ có một lựa chọn: hoàn thành nhiệm vụ của thời đại.” (Aleksandr Solzhenitsyn, Warning to the West)
Vào giữa thế kỷ 20, Carl Jung quan sát tôn giáo chủ nghĩa toàn trị quét qua Châu Âu và những lời của ông đóng vai trò như lời kêu gọi hành động cho tất cả ai thấy hiểm nguy mà ta đối mặt:
“Những bộ óc siêu việt, có khả năng suy tư ngày nay ở đâu? Nếu họ thực sự tồn tại, sẽ chẳng ai để ý tới họ: thay vào đó, có một cơn điên loạn nói chung, một định mệnh phổ quát chống lại sức ảnh hưởng thuyết phục của cá nhân ko có khả năng bảo vệ mình. Và hiện tượng tập thể này cũng là sai lầm của cá nhân, bởi quốc gia cấu thành bởi cá nhân. Do đó, cá nhân phải cân nhắc xem mình có thể chống lại ác quỷ bằng phương tiện nào.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Một số chiến thuật nào ta có thể dùng để chống lại con ác quỷ này? Ta có thể dừng cho phép con cái bị nhồi sọ bởi các ý tưởng toàn trị. Ta có thể tẩy chay người mù quáng tuân theo mệnh lệnh vô đạo đức của nhà nước – bởi sự tẩy chay là một trong những phương tiện ảnh hưởng xã hội quyền lực nhất. Ta có thể chế giễu và nhạo báng cái gọi là tầng lớp chính trị gia và quan chức “linh mục” và chỉ ra tính đức giả và sự vô lý trong tuyên truyền và lời dối của họ. Ta có thể tạo ra và ủng hộ công nghệ, nghệ thuật, meme, Video, sách, hàng hóa hoắc âm nhạc giúp thông báo, truyền cảm và phổ biến thông điệp tự do. Hoặc ta có thể giúp xây dựng và tham gia vào “nền kinh tế đối lập”, bao gồm mọi sự trao đổi tự nguyên thực hiện bên ngoài con mắt kiểm soát của Nhà Nước toàn trị. Nói đơn giản, ta có thể gắng sống tự do nhất có thể với nhận thức rằng trong khi ta một mình ko thể giải phóng thế giới, sự giải phóng cá nhân của ta tạo nên các gợn sóng trong xã hội và đóng vai trò như ví dụ mạnh mẽ cho người khác.
Khi đưa ra lựa chọn có giúp chống lại sự trỗi dậy của tôn giáo toàn trị hay ko, ta nên nhận ra rằng lựa chọn ko nằm giữa việc tuân thủ và sống cuộc đời dễ dàng so với kháng cự và mời gọi những khốn khó ko cần thiết. Tuân thủ chủ nghĩa toàn trị là lựa chọn rủi ro nhất bởi nó dựa trên hy vọng ngây thơ rằng thời điểm này sẽ khác, rằng thời điểm này, quyền lực sẽ ko làm các chính trị gia và quan chức nhà nước mục nát, rằng thời điểm này, con quái vật toàn trị sẽ ko nuốt chứng đứa con chính nó và tạo ra địa ngục nhân-tạo trên trái đất. Nhưng như Solzhenitsyn cảnh báo:
“Luôn có một niềm tin sai lầm đó là: “Nó sẽ ko tương tự ở đây; ở đây, những thứ như vậy là bất khả thi.” Than ôi, mọi sự ác quỷ của thế kỷ 20 là khả thi ở muôn nơi trên trái đất.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)