Ở bài giảng trước, chúng ta đã giới thiệu về chủ nghĩa hư vô, bàn luận lịch sử và ý nghĩa của nó, và giới thiệu 4 loại chủ nghĩa hư vô bao gồm: Đạo đức, tri thức luận, vũ trụ và hiện sinh. Ta đã giải thích cách chủ nghĩa hư vô hiện sinh bao hàm 3 loại còn lại, và định nghĩa nó là niềm tin rằng cuộc đời vô nghĩa, hay nói cách khác, thiếu đi một mục đích đồng nhất.
Note: Bài giảng trước này nằm ở tựa đề mang tên “giới thiệu về chủ nghĩa hư vô” trên page, bài giảng này là nối tiếp nó.
Trong bài giảng trước, chúng ta đã giới thiệu quan điểm rằng con người cần niềm tin về ý nghĩa trong đời, và ở những trường hợp ko đủ khả năng cho một niềm tin như vậy, chủ nghĩa hư vô hiện sinh thường sẽ là kết cục. Nietzsche là một nhà tư tưởng cực kỳ nhạy cảm với tầm quan trọng và ý nghĩa của nhu cầu này. Sự nhạy cảm đó hiện rõ trong một đoạn văn từ cuốn sách mang tên The Gay Science, nơi ông viết:
“Dần dần, con người trở thành một sinh vật dị thường phải đáp ứng thêm một điều kiện tồn tại hơn bất kỳ loài nào khác: con người đôi lúc phải tin tưởng, phải biết lý do vì sao mình tồn tại; chủng tộc của anh ta ko thể hưng thịnh nếu thiếu đi niềm tin vào đời.” (The Gay Science, Friedrich Nietzsche)
Vô vàn nhà tư tưởng khác đã nghiên cứu và cố gắng hiểu rõ nhu cầu dành cho ý nghĩa phổ quát này, hay như Nietzsche đã nói, mong muốn hiểu thấu “lý do anh ta tồn tại” này. Ví dụ, triết gia Ernest Becker để ý tới những báo cáo về một số bộ lạc nguyên thủy ko thể tiếp tục sinh sống sau khi tiếp xúc với sức ảnh hưởng của xã hội phương Tây lần đầu tiên, bởi điều này dẫn tới nhận thức rằng ý nghĩa cuộc đời mà họ trước đây rất chắc chắn, thành thực mà nói thì, lại ko được viết trên kết cấu vũ trụ.
Trong cuốn sách The Birth and Death of Meaning, Becker giải thích:
“Các nhà nhân chủng học từ lâu đã biết rằng khi một bộ lạc mất đi cảm giác cuộc sống của họ đáng giá, họ có thể sẽ ngừng sinh sản, hoặc một số lượng lớn chỉ đơn thuần nằm xuống và chết bên cạnh dòng suối đầy ắp cá: thức ăn ko phải nguồn nuôi dưỡng chính của con người.” (The Birth and Death of Meaning, Ernest Becker)
Trên thực tế, Becker nhìn nhận nhu cầu dành cho ý nghĩa cuộc đời quan trọng hơn Nietzsche. Như Nietzsche đã ám chỉ, nhân loại ko chỉ phải tin rằng cuộc đời có ý nghĩa để phát triển, nhưng với Becker, nhân loại cần phải tin rằng cuộc đời có ý nghĩa để tồn tại.
Điều gì liên quan tới sự tồn tại của con người tạo nên nhu cầu để các cá nhân tin rằng cuộc đời có ý nghĩa? Trong bài giảng trước, chúng ta có chú giải lý lẽ của Arthur Schopenhauer cho rằng chính sự ko thể tránh khỏi của nỗi đau cùng với nhận thức về cái chết chắc chắn sẽ đến là điều tạo ra nhu cầu này. Nietzsche, cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi Schopenhauer, cho rằng nhu cầu dành cho ý nghĩa cuộc đời có mối quan hệ mật thiết với nhu cầu hiểu rõ ý nghĩa của sự đau khổ.
Trong tác phẩm On the Genealogy of Morals, ông viết:
“Con người, kẻ dũng cảm nhất, và là kẻ quen thuộc nhất với sự đau khổ, ko chối từ nỗi đau khổ như vậy; anh ta muốn nó; thậm chí tìm kiếm nó, miễn là anh ta được biết ý nghĩa của nó, mục đích của sự đau khổ. Tính vô nghĩa của nỗi đau khổ, ko phải bản thân nó, chính là lời nguyền áp đặt lên nhân loại cho tới nay.” (On the Genealogy of Morals, Friedrich Nietzsche)
Cụ thể hơn, Nietzsche tin rằng nhu cầu có một ý nghĩa cuộc đời nhan nhản đến từ sự thật rằng cuộc đời tràn ngập đau khổ, đớn đau, sợ hãi, lo âu, và kết cục ko phải trong hạnh phúc mà là cái chết. Do vậy, để chịu đựng sự gian khổ của con người, các cá nhân cần phải tin rằng nỗi đau khổ của họ có một mục đích.
Như ta đã bàn luận ở bài giảng giới thiệu về mục đích cuộc đời – và vì lẽ đó, nếu một người đồng tình với Nietzsche – mục đích của nỗi đau khổ, theo thông lệ được cho là nằm ngoài sự tồn tại trần thế này, để tìm ý nghĩa cuộc đời, các cá nhân phải ấn định sự tồn tại của một thực tại khác, được cho là cao cấp hơn thế giới ta trải nghiệm ở đời sống hàng ngày. Mục tiêu cuộc đời, theo như những người mang niềm tin như vậy, chính là có được lối vào thực tại cao cấp này. Câu hỏi bây giờ cần được suy xét chính là tại sao ý nghĩa cuộc đời theo thông lệ lại được tìm thấy ở một hiện thực khác, chứ ko phải ở đây.
Trong khi đối với nhiều người, sự tồn tại dường như tràn ngập tội ác, đau khổ, chán chường, mất mát và sợ hãi, có những khoảnh khắc trong cuộc đời mỗi con người, nơi họ được trải nghiệm cảm giác hoàn toàn thanh thản và vui vẻ phước lành. Với hầu hết, những khoảnh khắc này rất hiếm gặp và xa vời, nhưng khi họ được trải nghiệm như vậy, sự mãnh liệt của nó thường sẽ để lại một dấu ấn khó phai trong tâm trí. Những trải nghiệm như vậy sẽ khiến một cá nhân tạo ra lằn ranh giữa trải nghiệm trông thường của họ, điều mà triết gia người Đức mang tên Goethe diễn tả như là một “sự kéo lê tảng đá liên tục phải được nâng lên mãi mãi” và những trải nghiệm niềm vui thuần túy hiếm có.
Sự tạo thành lằn ranh giữa những khoảnh khắc phước lành hiếm có và trải nghiệm chán chường và đau khổ thông thường của con người, tạo ra ham muốn sống một cuộc đời tràn đầy những khoảnh khắc vui vẻ. Những cá nhân phấn đấu ko ngừng nghỉ để thỏa nguyện mục tiêu mà mong muốn của họ, với hy vọng rằng khi làm như vậy, nỗi đớn đau và sầu khổ sẽ biến mất khỏi cuộc đời và họ sẽ được để lại sự hạnh phúc dài lâu.
Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của ta, lý tưởng về một niềm vui kéo dài vĩnh cửu chỉ là một ảo tưởng, và những cá nhân với tâm trí tỉnh táo sẽ sớm nhận ra rằng trong cuộc sống trần thế này, một hạnh phúc ko tưởng là điều bất khả thi. Đúng hơn, nỗi đau khổ của con người dường như là một phần ko thể tránh khỏi của cuộc đời cũng như sự khuây khỏa khỏi nó hoàn toàn chỉ xảy ra khi sự tồn tại của ta tan biến, hay nói cách khác là chết đi.
Góc quan về sự tồn tại trần thế là điều thù địch với hạnh phúc lâu bền này đã khiến nhiều người có những quan điểm tiêu cực về đời. Nietzsche, như ta đã nhắc tới ở bài giảng trước, tin rằng bi quan chính là hình thái sơ bộ, hay con đường dẫn tới chủ nghĩa hư vô.
Con người có được cái nhìn bi quan về cuộc đời từ vô vàn trải nghiệm cá nhân, nhưng những ai có được góc quan rằng sự tồn tại trần thế này hoàn toàn thù địch với lý tưởng hạnh phúc lâu dài sẽ có 2 lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là nhận định rằng cuộc đời, bởi vì tràn ngập nỗi đau và sầu khổ và kết thúc trong sự tiêu tan hoàn toàn, là vô nghĩa, hay nói cách khác, họ sẽ thành một kẻ hư vô hiện sinh. Tuy nhiên, đây là lựa chọn hầu hết mọi người đều cố gắng né tránh càng xa càng tốt, bởi nỗi tuyệt vọng về tính vô nghĩa của cuộc đời trong những trường hợp cực đoan có thể khiến một người nằm liệt giường và trầm cảm, ko thể phấn đấu hoặc hướng tới bất kỳ điều gì.
Leo Tolstoy là một ví dụ điển hình cho một cá nhân, sau khi trải qua cơn khủng hoảng tinh thần, trở thành kẻ hư vô hiện sinh một khoảng thời gian. Ông viết:
“Đời tôi đi vào bế tắc. Tôi có thể thở, ăn, uống, và ngủ, và tôi ko thể ko làm những điều này; nhưng nó chẳng có sức sống, bởi ko có ước muốn nào mà tôi coi là hợp lý để thực hiện. Nếu tôi mong mỏi bất kỳ điều gì, tôi biết trước liệu mình có thỏa mãn được mong muốn đó hay ko, sẽ chẳng có điều gì xảy đến cả. Nếu một nàng tiên đến và đề nghị thỏa nguyện mong muốn, tôi cũng chẳng biết nên yêu cầu điều gì. Nếu trong khoảnh khắc say xỉn, tôi cảm thấy điều gì đó, mặc dù ko phải ước muốn, từng là một thói quen để lại bởi lời ước trước kia, ở những khắc giây tỉnh táo, tôi biết điều này là một ảo tưởng và thực sự chẳng có gì để mong ước. Tôi thậm chí chẳng muốn biết sự thật, bởi tôi đã ước chừng nó bao hàm những gì. Sự thật là cuộc đời này vô nghĩa. Tôi đã sống, sống, và bước đi, bước đi, cho đến khi chạm tới một vách núi và thấy rõ ràng rằng chẳng có gì ở phía trước ngoài sự hủy diệt. Ko thể dừng lại, ko thể quay đầu, và ko thể nhắm chặt đôi mi hay tránh trông thấy rằng chẳng còn gì phía trước ngoài nỗi đau khổ và cái chết thực sự – một sự tiêu tàn tuyệt đối.” (A Confession, Leo Tolstoy)
Lựa chọn thứ hai theo thông lệ là điều được ưu ái hơn nhiều, bởi rõ ràng từ đoạn văn mới trích dẫn trên này thì sự hư vô ko phải là trạng thái dễ chịu để trải nghiệm. Lựa chọn này đòi hỏi hạ thấp sự tồn tại trần thế này, và ấn định sự tồn tại của một hiện thực cao cấp. Những ví dụ điển hình của thực tại cao cấp này chính là thiên đàng trong Cơ Đốc Giáo, hay thế giới hình thái của Plato, mặc dù còn nhiều biến thể khác nhau của thế giới như này. Theo như Nietzsche, lựa chọn này, mang đến một lối thoát khỏi hư vô, hay như ông viết:
“…một lối thoát còn sót lại: để lại phán quyết cho toàn thể thế giới này vì nó trở thành một sự lừa dối và sáng chế một thế giới vượt xa hơn thế nữa, một thế giới thực thụ.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Lựa chọn thứ hai này ngăn chặn chủ nghĩa hư vô bằng cách kết án thế giới này thấp kém và lừa dối, và nhận định rằng một thế giới thực thụ giá trị hơn tồn tại ngoài thực tại trần thế này. Một thế giới thực thụ là một thực tại ko tưởng thay thế, một thực tại tràn ngập hạnh phúc, phước lành, và sự thật. Nó mang đến ý nghĩa cuộc đời bằng cách tuyên thệ rằng mặc dù sự tồn tại trần thế này phần lớn là một chuỗi thử thách gian nan sầu khổ, nhưng nếu sống đúng đắn, con người có thể tiến vào thế giới thực thụ và đạt được điều mà bao người thèm khát: một cuộc đời tràn ngập hạnh phúc và niềm vui bền vững.
William James, trong cuốn sách Varieties of Religious Experience, lặp lại ý tưởng rằng những gì con người muốn là loại bỏ bản thân ra khỏi mọi khía cạnh đáng ghét của sự tồn tại trần thế và sống cuộc đời tràn đầy phước lành và hạnh phúc bền lâu:
“Sự thật rằng ta hoàn toàn có thể chết, ta có thể bị ốm đau, là điều làm ta bối rối; sự thật là ta bây giờ đang sống và khỏe mạnh trong một khoảnh khắc lại ko liên quan tới sự bối rối đó. Ta cần cuộc đời ko tương quan với cái chết, một sức khỏe ko bị bệnh tật, một kiểu vui vẻ ko bị tàn lụi, mà trên thực tế bay cao bay xa hơn Những Món Hàng của tự nhiên.” (Varieties of Religious Experience, William James)
Hy vọng là vào thời khắc này, ta sẽ hiểu rằng chính sự đau khổ và nhận thức điều con người sẽ hướng tới, như lời của Tolstoy, là “một sự tiêu tàn tuyệt đối”, khiến những cá nhân ấn định sự tồn tại của thứ mà Nietzsche gọi là thế giới thực sự. Bởi nếu con người tin rằng đường vào thế giới như vậy là điều khả thi, nó sẽ giúp cầm chân chủ nghĩa hư vô hiện sinh lại. Lối vào thế giới thực sự trở thành mục đích cuộc đời đồng nhất mà ta cần để biện hộ mọi nỗi đau đi cùng với sự tồn tại trên thế gian này, hay như Nietzsche viết trong cuốn sách The Antichrist:
“Con người phải chịu đựng nỗi đau khổ bằng một hy vọng cao quý đến nỗi ko có xung đột với hiện thực nào có thể phá hủy nó – thực vậy – cao quý đến nỗi, ko có sự đáp ứng nào làm hài lòng nó: một hy vọng vươn xa ra ngoài thế giới này.” (The Antichrist, Friedrich Nietzsche)
Ở bài giảng tiếp kế, ta sẽ tìm hiểu bản chất và biến thể của những lý thuyết thế giới thực sự (True-World Theory) và như ta sẽ thấy, ngoài những lý thuyết tôn giáo được biết đến rộng rãi, lý thuyết thế giới thực sự mang nhiều hình thái tinh vi và lừa bịp. Điều này sẽ tạo tiền đề cho một sự tìm hiểu hệ quả của thứ Nietzsche tuyên bố là “cái chết của Chúa”, tượng trưng cho tính hoài nghi tăng dần đối với lý thuyết thế giới thật.
Sau đó, ta sẽ kết thúc serie này bằng cách cho thấy rằng Nietzsche ko nghĩ chủ nghĩa hư vô như là một quan điểm xác đáng, thay vào đó ông xem nó như căn bệnh. Đã là một căn bệnh, bất kỳ cá nhân nào mắc phải đều cần đối diện với nó để gắng mà vượt qua.