“Lý tưởng về một con người khẳng định thế giới, sống động và có tinh thần cao cả nhất, người ko chỉ chấp nhận và học cách làm quen với bất kỳ điều gì đã và đang xảy ra, mà còn muốn có những gì đã và đang lặp lại vô tận, hò hét vô độ từ da capo [quay về khởi điểm].” (Beyond Good and Evil, Nietzsche).
Ý tưởng về khứ hồi vĩnh cửu, hay quy hồi vĩnh cửu (Eternal Recurrence) của Nietzsche là một trong những ý tưởng nổi tiếng nhất của ông, nhưng đồng thời cũng là ý tưởng bị hiểu lầm nhiều nhất. Sự hiểu lầm này thường nảy sinh là do có hai góc nhìn hoặc quan điểm nhằm diễn giải ý tưởng này, khiến một số người nhầm lẫn ý nghĩa đích xác của Nietzsche. Ông đôi khi viết về quy hồi vĩnh cửu như là 1) một lý thuyết khoa học, và đôi khi là 2) một “bài kiểm tra” tâm lý.
1) Quy hồi vĩnh cửu như một lý thuyết khoa học
Quy hồi như một lý thuyết khoa học là ý tưởng cho rằng mọi sự kiện và trải nghiệm trong vũ trụ sẽ được lặp đi lặp lại mãi mãi. Nietzsche đặt ra lý thuyết này dựa trên vài giả định: 1) rằng vũ trụ chứa một hàm lượng năng lượng hữu hạn (quy luật bảo tồn năng lượng), 2) rằng các trạng thái khả thi mà năng lượng này có thể đảm đương là hữu hạn, và 3) rằng thời gian là hữu hạn. Dựa trên 3 giả định này, ông kết luận rằng vạn vật đã xảy ra sẽ được lặp lại vô tận. Từ góc quan cá nhân, điều này có nghĩa là cuộc đời và bất kỳ điều gì mà ta trải nghiệm, sẽ được lặp đi lặp lại, và lặp đi…và lặp lại.
“Thế giới này: một con yêu quái năng lượng, ko có khởi đầu lẫn kết thúc; một cường độ lực sắt đá, mạnh mẽ ko phát triển to lớn hay nhỏ bé hơn, nó ko tự tiêu hao mà chỉ biến đổi bản thân… một biển lực tuôn chảy và cuốn vào nhau, mãi mãi thay đổi, mãi mãi chảy ngược về, với nhiều năm quy hồi khủng khiếp, với triều xuống và dòng chảy cuồn cuộn từ các hình thái của nó; từ hình thái đơn giản nhất cho đến phức tạp nhất, từ hình thái tĩnh mịch, cứng nhắc, lạnh lẽo nhất cho đến hình thái nóng bỏng, hỗn loạn, mâu thuẫn bản thân nhất, và sau đó lại quay về cái đơn giản từ chốn phong phú này…vô mục đích, trừ khi bản thân niềm vui trong cái tuần hoàn này là mục tiêu.” (The Will to Power, Nietzsche)
2) Quy hồi vĩnh cửu như là bài kiểm tra tâm lý.
Trong khi Nietzsche viết về quy hồi vĩnh cửu như lý thuyết khoa học, ông hứng thú nhiều hơn với việc sử dụng nó như bài “kiểm tra” tâm lý để xác định liệu ta đã đạt đến trạng thái Amor Fati (tình yêu số phận) hay chưa – điều được Nietzsche xem như là mục tiêu tối thượng của cuộc đời con người.
“Ta muốn học hỏi thêm nữa để thấy vẻ đẹp của những gì tất yếu bên trong mọi thứ; vậy ta sẽ là một trong số những người biến mọi thứ tuyệt đẹp. Armor Fati: hãy để nó thành tình yêu của ta từ rày về sau! Ta ko muốn gây chiến chống lại những gì xấu xí…Và tựu chung: một ngày nào đó, ta ước mình chỉ trở thành kẻ nói Có!” (The Gay Science)”
(để biết thêm thông tin về mối tương quan giữa Amor Fati và quy hồi vĩnh cửu, hãy xem qua Video Introduction to Nietzsche)
Note: Cái này đã dịch ở Page, có tên là “Giới Thiệu Về Nietzsche”.
Trong cuốn The Gay Science, Nietzsche khuyên ta nên tham gia vào thí nghiệm tưởng tượng sau đây, chủ động hình dung tình huống càng thực tế càng tốt. Mục tiêu ở đây chính là tìm hiểu phản ứng của ta sẽ ra sao đối với một thông điệp như vậy, bởi Nietzsche nghĩ phản ứng này sẽ vạch trần thái độ thực sự, và thường bị giấu kín của ta đối với cuộc đời và vũ trụ:
“Nếu như, một ngày hay đêm nào đó, một con quỷ vụng trộm theo sau ngươi đi vào nỗi cô độc hiu quạnh nhất và nói với ngươi: “Cuộc đời ngươi sống bây giờ và đã đang sống, ngươi sẽ phải sống một lần nữa và vô vạn lần nữa; và sẽ chẳng có gì mới, nhưng mọi nỗi đau và niềm vui và suy nghĩ và tiếng thở dài và bất kỳ điều gì nhỏ nhặt và vĩ đại khó tả sẽ quay trở lại với ngươi – tất cả mang cùng trình tự và tuần tự – và tương tự với con nhện và ánh trăng giữa những hàng cây này, và cũng khoảnh khắc này, và chính bản thân tôi nữa. Đồng hồ cát sự sống vĩnh cửu sẽ chẳng bao giờ quay về một lần nào hết, và đối với nó, ngươi chỉ là một hạt bụi bé nhỏ!” – Liệu ngươi sẽ tự thán và nghiến răng và nguyền rủa con quỷ đã nói như vậy? Hay ngươi đã từng một lần trải qua khoảnh khắc khủng khiếp khi trả lời nó rằng: “Ngươi là một vị thánh và ta chưa bao giờ nghe bất kỳ điều gì thiêng liêng hơn cả.”” (The Gay Science)
3) Quy hồi vĩnh cửu và đau khổ.
Để “vượt qua” bài kiểm tra tâm lý này, và đáp lại con quỷ bằng niềm vui thay vì ghê tởm khi nghĩ tới việc phải sống lại cuộc đời mình vô số lần nữa, đòi hỏi ta phải định hướng lại thái độ đối với sự đau khổ của mình. Vấn đề của việc nói “có” với bất kỳ khoảnh khắc nào và mong nó sẽ quay trở về liên tục (và nhờ đó tiến tới trạng thái Amor Fati hoặc “nói-có”), chính là tính phủ quát khắp nơi và ko thể tránh khỏi của nỗi đau trong cuộc sống. Để nói “Có“ với mọi sự tồn tại, ta phải nói “Có” với nỗi đau khổ.
(để biết thêm thông tin về việc đau khổ hiện hữu có thể gây khó khăn như nào cho việc khẳng định cuộc đời, hãy xem qua Video Suffering and the Meaning of Life)
Note: Này cũng đã dịch, bài bên Page Academy of Ideas Vietsub cũ: https://www.facebook.com/photo/?fbid=183106697576954&set=a.179709694583321
Đau khổ sẽ luôn là một đặc trưng phổ biến của bất kỳ cuộc đời nào, nhưng trong khi phần lớn cố gắng thoát khỏi nỗi đau khổ của mình – nhấn chìm nó bằng sự xao lãng hoặc bóp nghẹt nó bằng thuốc men – thì ta có thể phát triển một mối quan hệ tích cực đối với nó. Ta có thể chấp nhận nỗi đau khổ, và thậm chí dần yêu chúng.
Ý tưởng yêu lấy đau khổ nghe có vẻ xa lạ và ko thể thực hiện được, nhưng nếu ta nhìn lại cuộc đời mình thì rõ ràng là những thay đổi và biến chuyển vĩ đại nhất xảy ra trong những thời điểm cực kỳ khốn khó. Tiềm năng để phát triển và thay đổi đi kèm với trải nghiệm khốn khó, vật lộn, và thất bại chính là sự hiểu biết thông thường, nhưng điều khác thường chính là áp dụng tri thức này khi ở trong nỗi đau hoặc gian khổ sâu sắc. Khi đau khổ, hầu hết con người ko chào đón nó và nghĩ về những gì họ có thể phát triển từ nó – mà thay vào đó than oán về nỗi đau và muốn loại bỏ nó theo bất kỳ cách nào khả thi.
Nếu ta có thể giữ vững tâm trí trong đau khổ, ý tưởng rằng đau khổ ban cho tiềm năng để phát triển, thì ta có thể vượt lên nỗi đau của mình, nhận thấy giá trị trong chúng và tách rời khỏi chúng để ta có thể sử dụng, thao túng cho lợi ích của mình – nhằm phục vụ cho sự trưởng thành và phát triển.
“Trước hết tôi phải đi xuống sâu hơn bao giờ hết – chìm sâu hơn vào nỗi đau hơn bao giờ hết, rơi vào cơn lũ đen kịt nhất của nó…Những ngọn núi cao nhất hiện ra ở nơi đâu? Tôi từng một lần tự hỏi. Sau đó, tôi học được rằng chúng đến từ biển. Bằng chứng được viết trên những tảng đá và trên tường của những đỉnh núi chót vót. Nó nằm ngoài độ sâu thăm thẳm nhất mà rằng độ cao vun vút nhất phải ngang bằng bề cao của nó.” (Thus Spoke Zarathustra, Friedrich Nietzsche)
Một thái độ như vậy ban cho ta khả năng nói “Có” với đau khổ, và theo đó nói “Có” với bản thân cuộc đời mang mọi sự bối rối, hỗn loạn và bất định. Với thái độ này, ta sẽ đáp lại con quỷ rằng: “Ngươi là một vị thánh và ta chưa bao giờ nghe bất kỳ điều gì thiêng liêng hơn cả.” Nếu ta muốn tận dụng tối đa cuộc đời đầy sóng gió này, và ko trở nên cay đắng hoặc trì trệ theo thời gian, ta phải học cách nói “Có”:
“Những người anh em của tôi ơi, vì trò chơi tạo hóa, một câu nói “Có” thiêng liêng là điều cấp thiết.” (Thus Spoke Zarathustra, Nietzsche)