Ở cuộc đối thoại trong cuốn Memorabilia của Xenophon, Hippias, khi tình cờ nghe được Socrates đang trò chuyện với nhóm người ở đường phố Athens, đã nhận xét:
“Socrates, anh vẫn lặp lại những điều mà tôi nghe anh nói từ rất lâu rồi.”
Không một chút bối rối trước nỗ lực coi nhẹ mình của Hippias, Socrates đáp lại:
“Đúng, và điều tuyệt vời hơn nữa, tôi không chỉ nói cùng 1 điều, mà tôi còn nói chúng trên cùng chủ đề.”
Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ tìm hiểu vài ý tưởng chính mà Socrates lặp đi lặp lại trong cuộc trò chuyện với những người đồng bào Athens. Chúng tôi sẽ tìm hiểu:
1.Lời khuyên ‘chăm sóc linh hồn của mình’.
2.Niềm tin rằng tri thức về phẩm hạnh là điều cần thiết để trở nên có phẩm hạnh, và ngược lại, phẩm hạnh là điều cần thiết để đạt được hạnh phúc.
3.Niềm tin rằng mọi hành động ác quỷ thực hiện bởi sự ngu dốt và vô tình…
4.Và cuối cùng, giả định của ông rằng việc gây nên bất công tồi tệ hơn chịu đựng bất công. Socrates tin rằng triết học có vai trò rất quan trọng trong đời sống cá nhân và ở cuộc đối thoại của Plato trong cuốn Gorgias, ông giải thích tại sao mình giữ 1 niềm tin như vậy:
“Bởi ngươi thấy cuộc trò chuyện của chúng ta là về điều gì – và liệu có bất kỳ thứ gì điều gì mà 1 người với trí thông minh nhỏ bé thậm chí sẽ nghiêm túc hơn điều này không: cách ta nên sống là gì?” (Gorgias)
Nhiều người chẳng bao giờ suy ngẫm 1 cách có chủ ý về câu hỏi 1 người nên sống như nào. Thay vào đó, dòng đời của họ phần lớn bị quyết định bởi giá trị và chuẩn mực văn hóa mà họ tuân theo đầy chắc chắn. Nhưng theo như Socrates, tìm hiểu câu hỏi này là điều rất quan trọng bởi thông qua việc cố gắng tìm câu trả lời cho nó, 1 người có thể hy vọng cải thiện đời mình. 1 trong những lý do hầu hết không suy ngẫm 1 cách có chủ ý về câu hỏi này là vì nó đòi hỏi họ có được tri thức về bản thân, hoặc nói cách khác, hướng ánh nhìn vào bên trong và phân tích bản chất thực và giá trị dẫn dắt cuộc đời họ. Và tri thức đó có lẽ là tri thức khó đạt được nhất. NIềm tin này được truyền tải trong lời tuyên bố có lẽ trứ danh nhất của Socrates:
“1 đời không tra vấn là 1 đời không đáng sống.” (Apology)
Tìm hiểu bản thân là nhiệm vụ quan trọng nhất 1 người có thể đảm nhận, bởi bản thân nó sẽ cho ta tri thức cần thiết để trả lời câu hỏi ‘tôi nên sống cuộc đời như nào’. Như Socrates giải thích:
“…1 khi ta biết bản thân, ta có thể học cách chăm sóc bản thân, nhưng nếu không thì ta sẽ chẳng bao giờ học được.” (First Alcibiades)
Khi ta hướng ánh nhìn vào bên trong để tìm kiếm tri thức bản thân, Socrates nghĩ rằng ta sẽ sớm khám phá bản chất thực sự của mình. Và đối nghịch với quan điểm đám đông, theo Socrates, con người thực sự không được đồng nhất với cái ta sở hữu, với địa vị xã hội, danh tiếng, hoặc thậm chí là cơ thể của ta. Thay vào đó, Socrates khẳng định 1 cách trứ danh rằng con người thực sự của ta chính là linh hồn. Để chú thích nhanh gọn bên lề, điều quan trọng cần đề cập đó là Người Hy Lạp Cổ Đại đã tồn tại trước khi Cơ Đốc Giáo lên ngôi, và do đó với họ, khái niệm ‘linh hồn’ không có cùng ý nghĩa tôn giáo như đối với ta. Điều Socrates thực chất muốn nói khi ông tuyên bố rằng bản thân thực sự của ta là linh hồn vẫn chưa được biết rõ. Dù nhiều học giả đã mang cái nhìn tương đồng với cái được sử gia triết học nổi tiếng Frederick Copelston đưa ra, người viết rằng khi gọi con người thực là linh hồn, Socrates đang đề cập tới,
“cái chủ thể suy nghĩ và sẵn lòng.”
Theo Socrates, chính trạng thái linh hồn, hoặc con người bên trong quyết định chất lượng cuộc đời ta. Do đó, điều tối quan trọng là ta dành lượng tập trung, năng lượng và nguồn lực đáng kể để biến linh hồn ta càng tốt và đẹp nhất có thể. Hoặc như ông tuyên bố trong đoạn đối thoại ở cuốn Apology của Plato: “Tôi sẽ chẳng bao giờ từ bỏ triết học hoặc ngừng hô hào ngươi và chỉ ra sự thật cho bất kỳ ai mà ta gặp, nói theo cách quen thuộc nhất của mình:
“Người hoàn hảo nhất, ngươi…không xấu hổ khi quan tâm tới việc có được của cải và danh tiếng và danh vọng, khi ngươi chẳng quan tâm cũng chẳng nghĩ tới sự khôn ngoan và chân lý và sự hoàn hảo của linh hồn sao?” (Apology 29d)
Sau khi nhận ra rằng con người bên trong của mình, hoặc linh hồn cực kỳ quan trọng, Socrates tin rằng bước tiếp theo trên con đường tới tri thức bản thân đó là đạt được tri thức về điều gì là tốt và xấu, và trong quá trình đó sử dụng điều họ học được để trau dồi cái tốt bên trong linh hồn và thanh lọc cái ác khỏi nó. Hầu hết mọi người giả định 1 cách giáo điều rằng họ biết cái gì thực tốt và thực xấu. Họ coi những thứ như của cải, địa vị, niềm vui và sự chấp thuận xã hội là những điều tốt đẹp nhất ở đời, và nghĩ rằng nghèo đói, cái chết, đau đớn và sự chối từ xã hội là điều xấu xa nhất. Tuy nhiên, Socrates không đồng ý với các đáp án này, và cũng tin rằng góc nhìn này cực kỳ gây hại. Mọi con người cố nhiên phấn đấu theo đuổi hạnh phúc, Socrates nghĩ, bởi hạnh phúc là đích đến cuối cùng trong đời và ta làm mọi thứ ta làm là vì ta nghĩ rằng nó sẽ khiến mình hạnh phúc. Do đó, ta dán nhãn cho những thứ ta nghĩ sẽ mang đến hạnh phúc là ‘tốt’, và những thứ ta nghĩ sẽ mang đến đau khổ và đau đớn là ‘xấu’. Vậy nên nếu ta có khái niệm sai lầm về điều gì là tốt, vậy thì ta sẽ dành cuộc đời theo đuổi điên cuồng những thứ không mang lại cho ta hạnh phúc kể cả nếu có được nó. Tuy nhiên, theo như Socrates, nếu 1 người chuyên tâm tìm hiểu tri thức bản thân và triết học, họ sớm sẽ được dẫn tới 1 góc nhìn phù hợp hơn về điều tốt. Ông tuyên bố rằng có điều tốt tối cao và sở hữu 1 mình nó sẽ bảo đảm hạnh phúc của mình. Socrates nghĩ rằng điều tốt tối cao này là phẩm hạnh. Phẩm hạnh được định nghĩa là sự xuất sắc về mặt đạo đức, và 1 cá nhân được coi là có phẩm hạnh nếu tính cách họ được tạo ra bởi những đặc điểm đạo đức được chấp nhận là phẩm hạnh. Ở Hy Lạp Cổ Đại, các phẩm hạnh được chấp nhận rộng rãi bao gồm dũng cảm, tiết độ, thận trọng và công bằng. Socrates coi đức hạnh là điều tốt nhất ở đời bởi 1 mình nó có khả năng bảo đảm hạnh phúc. Ngay cả cái chết là vấn đề tầm thường với cá nhân thực sự có phẩm hạnh nhận ra rằng điều quan trọng nhất ở đời là trạng thái linh hồn và hành động xuất phát từ nó:
“Anh bạn, anh nói không hay đâu, nếu anh tin rằng 1 người xứng đáng bất kỳ thứ gì sẽ xem xét bù đắp lại mối nguy cuộc đời và cái chết, hoặc cân nhắc bất kỳ điều gì ngoại trừ điều này khi anh hành động: dù hành động của anh là chính đáng hoặc bất đông, hành động của 1 người tốt hoặc xấu.” (Apology 28b-d)
Để trở nên phẩm hạnh, Socrates khẳng định rằng ta phải đạt được tri thức về phẩm hạnh thực sự là gì. Nói cách khác, kiến thức về bản chất phẩm hạnh là điều kiện cần thiết và thích đáng để 1 người trở nên phẩm hạnh. Điều này giải thích lý do tại sao Socrates đi trò chuyện với những người đồng bào Athens, luôn tìm kiếm định nghĩa, hoặc bản chất của 1 phẩm hạnh nhất định. Ông nghĩ rằng khi 1 người đi đến định nghĩa chính xác của phẩm hạnh, anh ta sẽ nhận ra rằng phẩm hạnh là điều duy nhất tốt đẹp về bản chất. Và vì con người cố nhiên mong muốn điều tốt, bởi 1 mình nó bảo đảm hạnh phúc, với kiến thức này, 1 người sẽ chẳng có lựa chọn gì ngoài trở nên phẩm hạnh.
Để tóm tắt ý tưởng này, sẽ hữu ích khi diễn tả nó bằng công thức đơn giản:
Kiến thức=phẩm hạnh=hạnh phúc.
Khi ta đạt được kiến thức về phẩm hạnh, ta sẽ trở nên phẩm hạnh, tức là ta sẽ biến linh hồn mình tốt và đẹp. Và khi ta hoàn thiện linh hồn, ta sẽ có được hạnh phúc thực sự. Nếu mọi cá nhân cố nhiên ham muốn hạnh phúc, và nếu chỉ bằng cách trở nên phẩm hạnh, họ mới có thể đạt được hạnh phúc, thì 1 câu hỏi đơn giản nảy sinh: Tại sao nhiều người không thể trở nên phẩm hạnh và thay vào đó gây ra hành động xấu xa, theo đó ngăn cản bản thân đạt được cái họ thực muốn? Nói thẳng ra, đáp án cho câu hỏi này đó là hầu hết mọi người đều ngu dốt. Nếu 1 người thực biết cái họ làm là xấu, họ sẽ kiềm chế 1 hành động như vậy. Nhưng vì mọi hành động xấu xa đều thực hiện vì ngu dốt. Socrates cho rằng mọi hành động xấu xa đều thực hiện 1 cách vô tình. Socrates không có ý nói rằng khi 1 người thực hiện hành động xấu xa, họ làm thế trong kiểu trạng thái hoàn toàn không ý thức được, mà đúng hơn là người đó không nhận thức được hành động của họ là xấu. Trong cuộc đối thoại ở cuốn Protagoras của Plato, Socrates nói:
“Quan điểm cá nhân tôi ít nhiều như này: không người khôn ngoan nào tin rằng bất kỳ ai tự nguyện phạm tội hoặc duy trì bất kỳ hành động hèn hạ hoặc xấu xa nào; họ biết rất rõ rằng từng hành động hèn hạ hoặc xấu xa được thực hiện vô tình.” (Protagoras)
Một cá nhân thực hiện hành động xấu xa là cá nhân ngu dốt trước sự thật rằng bản thân phẩm hạnh là thứ tốt đẹp thực sự. Thay vào đó, 1 cá nhân như vậy sẽ giả định sai lầm rằng của cải, quyền lực, và niềm vui là những điều tốt đẹp nhất trong đời, và do đó, nếu cần thiết sẽ dùng phương tiện xấu xa để đạt được chúng. Nói cách khác, họ ngu dốt trước sự thật rằng bằng cách thực hiện hành động xấu xa như vậy, họ làm ô uế linh hồn và theo đó tự kết án vào sự bất hạnh mãi mãi. Như A.E. Taylor giải thích:
“Hành động xấu xa luôn dựa trên đánh giá sai lầm điều tốt. 1 người thực hiện điều ác bởi anh ta mong đợi đạt được điều tốt từ nó 1 cách sai lầm, để có được của cải, hoặc quyền lực, hoặc hưởng thụ, và không tính đến sự thật rằng tội lỗi mà linh hồn mắc phải lớn hơn rất nhiều so với lợi ích được cho là.” (Socrates, A.E. Taylor)
Tự gây hại tổn hại lên linh hồn mình do hành động thiếu phẩm hạnh là điều xấu xa nhất có thể xảy đến với cá nhân. Trên thực tế, Socrates đi xa đến mức đưa ra tuyên bố ngạc nhiên rằng thà chịu đựng bất công còn hơn gây ra bất công.
“Vậy nên tôi nói sự thật khi tôi nói rằng cả tôi, bạn lẫn bất kỳ ai khác đều không muốn gây ra bất công hơn là chịu đựng nó: bởi điều đó còn tồi tệ hơn.” (Gorgias)
Khi ta gây ra bất công, ta đang tổn hại linh hồn, con người thực của mình. Thế nhưng mặt khác, khi ta chịu đựng bất công, tâm hồn ta không bị hại, mà thay vào đó, cái bị hại chỉ là thứ gì đấy ta sở hữu: có thể là tài sản, danh tiếng, hoặc thậm chí là cơ thể. Vì trạng thái linh hồn là điều hết sức quan trọng trong việc đạt được hạnh phúc, ta nên bảo đảm rằng mình chăm sóc linh hồn kể cả phải trả giá bằng tài sản và cơ thể ta. Và nếu lựa chọn ở trước mặt ta, ta nên chọn chịu đựng thiệt hại hơn là gây ra nó. Đây là 1 đề xuất khá hay, và để kết luận bài giảng này, chúng tôi sẽ trích dẫn đoạn văn của George Vlastos, người trình bày 1 điều kiện cực đoan để làm sáng tỏ ý tưởng của Socrates thực sự đáng kinh ngạc như nào:
“Hãy tưởng tượng ai đó sống dưới chế độ độc tài tàn bạo, bị buộc tội phạm tội chính trị, anh ta cứu bản thân mình bằng cách đổ tội sai trái cho người bạn, sau đó người bạn đấy bị bắt và tra tấn, ra khỏi cuộc thử tội như 1 người ốm yếu chết ngay sau đó, trong khi kẻ đổ tội được chế độ khen thưởng, sống đến tuổi già khỏe mạnh và sung túc. Socrates tuyên bố rằng thủ phạm của sự phẫn nộ này đã gây tổn hại cho chính hạnh phúc của mình hơn là nạn nhân. Có bất kỳ tuyên bố nào mạnh mẽ hơn từng được đưa ra bởi 1 triết gia đạo đức? Tôi chẳng biết cái nào cả.”