Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ tìm hiểu cuộc đời của triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates.
Socrates sinh ra ở Athens vào năm 469 Trước Công Nguyên và mất vào năm 399 Trước Công Nguyên, bị xử tử bởi nhà nước Athens vì bị buộc tội nghịch đạo và suy đồi giới trẻ. 1 số học giả cho rằng vì vấn đề Socrates đã được thảo luận ở bài giảng đầu của Serie, vài sự thật ít ỏi này là tất cả những gì ta thực sự biết rõ về Socrates.
Để nhắc lại, vấn đề Socrates nảy sinh vì ông được cho là không viết gì và do đó, để có được tri thức về cuộc đời ông, ta phải dựa vào những nguồn khác, thế nhưng các nguồn ta đưa ra thì khác nhau và đôi khi miêu tả mâu thuẫn về Socrates, và do vậy có sự nhầm lẫn giữa điều gì là thật và điều gì là hư cấu. Mặc dù khó chắc chắn về cuộc đời của Socrates, có 2 sự kiện đặc biệt thường được coi là đứng về phía sự thật, đồng thời cũng được coi là sự kiện có tầm quan trọng vĩ đại trong cuộc đời Socrates và chính 2 sự kiện này sẽ chiếm lấy sự chú ý của ta trong bài giảng này.
Sự kiện đầu tiên liên quan tới phản ứng của Socrates về Oracle ở Delphi tuyên bố rằng ông là người thông thái nhất trong tất thảy. Oracle là ngôi đền và thánh địa tôn giáo và Delphi là khu định cư của người Hy Lạp cổ đại. Với người Hy Lạp cổ đại, Delphi được cho là trung tâm thế giới, 1 cảm giác bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp cổ đại. Theo thần thoại, Zeus gửi ra 2 con đại bàng từ tận cùng vũ trụ để tìm ra cái rốn thế giới và Delphi là nơi chúng gặp nhau. Oracle ở Delphi dành cho vị thần Apollo được khắc bên ngoài ngôi đền dòng chữ “biết mình” (Know Thyself), câu này thường gán nhầm cho Socrates.
Mọi người du hành khắp Hy Lạp cổ đại để viếng thăm nữ tư tế của Oracle mang tên Pythia với hy vọng đạt được minh triết và sự chỉ dẫn. Pythia ban cho Socrates danh hiệu người thông thái nhất thế giới, điều này được minh chứng là có sức ảnh hưởng cực kỳ lên cuộc đời Socrates, bởi chính nhờ vào nỗ lực khám phá ý nghĩa thực sự của lời tuyên bố đó đã khiến Socrates khám phá ra sứ mệnh cuộc đời và nhờ đó, sứ mệnh cuộc đời này, như ta sẽ thấy sớm thôi, trực tiếp dẫn tới sự kiện quan trọng thứ 2 trong cuộc đời ông, đó là cuộc xử án và hành hình ngay sau đó.
Ta phải lưu ý rằng Socrates không tự thân viếng thăm Oracle, mà thay vào đó, 1 trong những người bạn của ông đến Delphi và truyền lại lời tiên tri của Pythia cho Socrates. Khi tin tức này đến tai Socrates, ông rất kinh ngạc, trong cuốn Apology của Plato, ông miêu tả phản ứng của mình:
“Khi tôi nghe về câu trả lời của Oracle, tôi tự nhủ, vị thần có ý gì đây? Tôi chỉ quá nhận thức rằng mình không đòi hỏi sự khôn ngoan, lớn hoặc nhỏ. Vậy thì ông ta có ý nghĩa khi khẳng định rằng tôi là người thông thái nhất thế giới?”
Để cố và tìm ra ý nghĩa của lời tuyên bố này, Socrates ra ngoài đường phố Athens. Chắc chắn rằng ông sẽ sớm tìm được người thông thái hơn mình, ông tham gia trò chuyện với các chính trị gia, nhà thơ và thợ thủ công và các cuộc trò chuyện này nhanh chóng khiến ông có sự thấu hiểu về ý nghĩa của Oracle. Như ông giải thích, ông chợt nhận ra khi trò chuyện với 1 chính trị gia:
“Khi trò chuyện với anh ta, tôi nghĩ rằng người này dường như thông thái với nhiều người khác và đặc biệt là bản thân anh, nhưng anh ta không như vậy; và sau đó tôi cố cho thấy rằng anh nghĩ mình thông thái, nhưng không phải vậy. Vì điều đó, anh ta ghét tôi…nhưng tôi đã bỏ đi và nghĩ rằng mình thông thái hơn người đàn ông này; sự thật là cả hai chúng tôi chẳng biết về bất kỳ thứ gì đẹp và tốt, nhưng anh ta nghĩ mình biết khi anh không biết, và tôi không biết và không nghĩ là mình biết: do đó tôi thông thái hơn anh ta chỉ nhờ vào chuyện nhỏ nhặt này, rằng những gì tôi không biết thì tôi không nghĩ mình biết.”
Ý nghĩa của Oracle đó là nhân loại nói chung ngu dốt về 1 điều quan trọng nhất cần biết, đó là cách để sống hướng tới phẩm hạnh nhằm đạt được hạnh phúc. Socrates không ngoại lệ gì bởi ông cũng thừa nhận rằng mình không biết bất kỳ điều gì đẹp và tốt, thế nhưng Socrates là người thông thái nhất bởi một mình ông nhận ra sự ngu dốt của mình, Như A.E. Taylor chỉ ra:
“Socrates là 1 ngoại lệ; nếu ông cũng không sở hữu kiến thức cực kỳ quan trọng này, ông biết tầm quan trọng của nó, và ông biết sự ngu dốt của mình với nó; ít nhất ông là ‘người chột mắt’ trong vương quốc của kẻ ‘mù mờ’, và là người thông thái nhất khi con người tiêu tan.”
Khi hiểu được ý nghĩa thực sự của Oracle, Socrates đặt sứ mệnh cuộc đời của mình là khiến người khác nhận ra rằng họ đang sống trong hang động ngu dốt với hy vọng rằng một khi họ nhận ra rằng việc thiếu tri thức là điều quan trọng nhất trong cuộc đời, họ sẽ tham gia cùng ông trong cuộc tìm kiếm triết học dành cho minh triết hoặc nói cách khác, tri thức về cách sống cuộc đời tốt đẹp. Trong khi 1 số dễ dàng chấp nhận sứ mệnh cuộc đời của Socrates, hầu hết người Athens không thể chịu đựng nổi câu hỏi chỉ trích của ông mà không trở nên phòng thủ và tức giận, không ngạc nhiên gì khi mà qua thời gian, Socrates bị mang tiếng khá xấu trong quần chúng. Sự khinh bỉ dành cho Socrates bởi người dân nói chung của Athens thường được đề xuất là 1 trong những yếu tố dẫn tới việc buộc tội ông vào năm 399 Trước Công Nguyên, bản cáo trạng chính thức dành cho Socrates như sau:
“Socrates có tội từ chối công nhận các vị thần được nhà nước công nhận và giới thiệu các vị thần mới. Ông ta cũng có tội làm suy đồi giới trẻ. Hình phạt được yêu cầu là cái chết.”
Nhiều học giả tin rằng để hiểu lý do tại sao Socrates bị đưa ra xét xử, 1 người cần phải tính đến trạng thái xã hội Athens lúc bấy giờ trong lịch sử. Athens, vào đầu thế kỷ 4, ở trong tình trạng cực kỳ bấp bênh và mỏng manh. Bị người Sparta đánh bại gần đây trong trận chiến Peloponnesian, 1 trận chiến tàn phá nền văn minh Hy Lạp trong nhiều thập kỷ, thành phố phải đối mặt thời kỳ suy tàn nghiêm trọng, người dân khao khát 1 con dê tế thần (Scapegoat) để họ có thể đổ mọi rắc rối và Socrates, người thu hút quá nhiều thù oán dường như là con dê tế thần hoàn hảo.
Socrates dường như nhận thức rõ sự thù oán đối với ông là lý do chính khiến mình bị xét xử và điều này có thể được thấy ở lời tuyên bố ông đưa ra tại lúc xét xử:
“Chà, thưa các quý ông, tôi không phải tội phạm…điều đó không cần tôi bào chữa dài dòng để minh chứng…Tuy nhiên, khi tôi nói gì đó cách đây 1 thời gian rằng tôi bị nhiều người ghét cay ghét đắng, các vị có thể chắc chắn rằng nó khá là đúng và đây sẽ là thứ kết án tôi.”
Thay vì là 1 tội phạm, Socrates trên thực tế lập luận rằng ông là món quà của Vị Thần tới thành phố, gửi đến để cải thiện cuộc sống công dân Athens. Nếu họ kết án tử hình ông, ông báo trước rằng họ sẽ tiếp tục sống cuộc đời trong giấc ngủ, mãi mãi không biết về sự ngu dốt của mình, ông bảo thẩm phán:
“…các ngươi có thể dễ dàng giết ta, vậy thì các ngươi cứ tiếp tục ngủ cho đến hết đời.”
Mặc cho kháng cáo của mình, Socrates vẫn bị kết tội, mặc dù hình phạt được yêu cầu là cái chết. Theo như luật Athens, bị cáo có thể đề xuất hình phạt cuối cùng. Người ta nói rằng nếu Socrates đề nghị lưu đày, 1 hình phạt như vậy sẽ được sẵn sàng chấp thuận, nhưng ông quả quyết rằng mình không làm gì sai và thay vì bị trừng phạt, ông nên được thưởng bữa ăn miễn phí ở Prytaneum (trung tâm tôn giáo và chính trị của Athens), 1 đặc quyền dành cho những ai mang đến danh dự và lợi ích cho thành phố.
Không ngạc nhiên gì khi các thẩm phán bị xúc phạm bởi lời đề nghị này và ngay sau đó, kết án tử hình Socrates bằng cách uống cần độc dược (Hemlock). Sau khi bản án được công bố, Socrates đưa ra lời cảnh báo này cho người dân Athens.
“Ta muốn tiên đoán với người kết án tử hình ta…Ta tiên đoán ngươi rằng sau khi ta mất, hình phạt sớm thôi sẽ giáng xuống đầu ngươi, 1 hình phạt nặng nề hơn rất nhiều so với cái ngươi đã giáng lên ta. Ngươi sẽ gây ra cái chết của ta, hy vọng vô ích để thoát khỏi câu hỏi chỉ trích của ta.”
Khi Socrates uống cần độc dược, ông được cho là uống 1 cách vui vẻ và can đảm, những lời cuối cùng của ông là:
“Crito, chúng ta nợ con gà trống cho Asclepius, nhờ anh trả ơn giùm.”
Asclepius là vị thần chữa lành Hy Lạp, khi 1 người Athens được chữa khỏi căn bệnh nghiêm trọng, họ sẽ tỏ lòng thành kính bằng cách hiến tế con gà trống hoặc cừu. Nhưng Socrates không bị bệnh, vậy thì tại sao ông lại tỏ lòng thành kính cho vị thần chữa lành? Socrates nghĩ rằng sống, theo 1 nghĩa nào đó, là căn bệnh và trong khi ta có thể vượt qua để biến bản thân khỏe mạnh, chỉ trong cái chết ta mới thực sự được chữa lành.