Trong khi nước Mỹ có truyền thống tham chiến lâu đời, nó cũng có truyền thống phản chiến lâu đời tương tự, nếu ko muốn nói là dài hơn. Dưới đây là một số đoạn văn thú vị từ những tác phẩm phản chiến của người Mỹ:
“Chiến tranh là gì? Tôi tin rằng phân nửa số người nói về nó ko hề biết chút gì về nó. Trong 1 câu ngắn gọn, có thể tóm tắt nó như là sự kết hợp và tập trung mọi nỗi khiếp sợ, tàn bạo, và đau khổ mà bản chất con người trên địa cầu này có thể gây ra.” (John Bright)
“Trong số mọi kẻ thù của tự do thực sự, chiến tranh có lẽ là thứ đáng sợ nhất, bởi nó bao hàm và phát triển mầm mống của mọi điều khác. Chiến tranh là cha mẹ quân đội; từ đây sinh ra những khoản nợ và thuế; và quân đội, và nợ, và thuế là những công cụ được biết tới nhằm đưa nhiều người dưới ách thống trị của số ít…Ko quốc gia nào có thể duy trì tự do của nó giữa cuộc chiến tranh liên hồi.” (James Madison)
“Chiến tranh ít khi gây ra bởi lòng hận thù tự phát giữa con người, bởi con người nói chung quá ngu dốt để bất bình với nhau và quá thờ ơ với những gì nằm ngoài giới hạn của mình để lên kế hoạch chinh phạt. Họ phải được nài nỉ chém giết bởi các chính trị gia biết cách cảnh báo họ.” (H.L. Mencken)
“Họ luôn dạy và huấn luyện ta tin rằng nghĩa vụ ái quốc của mình là tham chiến và để bản thân bị giết theo lệnh họ. Nhưng trong suốt lịch sử thế giới, bạn, người dân, chưa bao giờ có một tiếng nói tuyên chiến, và điều chắc hẳn kỳ lạ đó là chẳng có cuộc chiến tranh bởi bất kỳ quốc gia trong bất kỳ thời đại nào được người dân tuyên bố.” (Eugene Debs)
“Mỗi người trên thế giới được dạy rằng quốc gia và chính quyền của họ là tốt nhất trên trái đất, và họ nên từ bỏ quê nhà, từ bỏ hy vọng, khát vọng và tham vọng khi kẻ cai trị kêu gọi, và điều này bất chấp đúng sai của thứ họ đấu tranh vì. Lời dạy về chủ nghĩa ái quốc và chiến tranh thấm nhuần toàn xã hội, nó chạm đến những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất và thậm chí định hình tính cách của đứa bé chưa chào đời. Nó lấp đầy tâm hồn bằng tham vọng hão huyền, ham muốn ti tiện, và hy vọng bần tiện.” (Clarence Darrow)
“Lịch sử chứng minh rằng khi người dân có cơ hội lên tiếng, theo quy luật, họ sẽ lựa chọn hòa bình. Điều này cho thấy rằng ở bất kỳ thời điểm nào, những kẻ cai trị độc đoán đều mang xu hướng ủng hộ chiến tranh hơn người dân.”
“Tôi tin rằng nếu ta đã và đang giữ những ngón tay bẩn thỉu, đẫm máu, đô la bất chính khỏi việc kinh doanh của các quốc gia đầy rẫy những người bị lợi dụng, phiền não, thì họ sẽ tự nghĩ ra giải pháp cho riêng mình. Rằng họ có ý định và mong muốn. Rằng họ chiến đấu và làm việc vì. Và nếu ko may thay, cuộc cách mạng là một kiểu bạo lực bởi vì “những kẻ có” từ chối chia sẻ với “những kẻ ko có” bằng bất kỳ biện pháp hòa bình nào, vậy thì ít nhất điều họ nhận sẽ là của riêng họ, và ko phải theo kiểu người Mỹ, điều mà họ chẳng muốn và trên hết, họ ko muốn bị nhồi nhét bởi người Mỹ.” (George McGovern)