Chủ nghĩa hiện sinh và thị trường tự do tư bản thường ko được xem là bổ trợ cho nhau. Đúng hơn, thường thì do sự ảnh hưởng của nhà hiện sinh người Pháp Jean-Paul Satre, chủ nghĩa hiện sinh gắn liền với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng trong cuốn sách thú vị mang tên The Free Market Existentialist: Capitalism without Consumerism, tác giả William Irwin cố gắng tranh luận rằng thị trường tự do tư bản, và triết lý chính trị rất hay gắn liền với nó mang tên chủ nghĩa tự do, phù hợp một cách đáng ngạc nhiên với quan điểm hiện sinh. Như Irwin giải thích:
“Liên kết chủ chốt giữa chủ nghĩa hiện sinh và tự do là chủ nghĩa cá nhân. Cá nhân là chủ chốt và cá nhân mang trách nhiệm. Cứ cho là ý niệm cá nhân đặc trưng của chủ nghĩa hiện sinh ko hoàn toàn như nhau bởi cảm giác ý niệm cá nhân đặc trưng của chủ nghĩa tự do, nhưng chúng ko xa lạ với nhau, bởi cả hai đều hướng tới sự tự chủ thực chất. Những người theo chủ nghĩa tự do từ lâu nhận ra tầm quan trọng của quyền sở hữu mạnh mẽ để bảo đảm sự tự chủ, và các nhà hiện sinh từ lâu nhận ra tầm quan trọng của việc chọn lấy ý nghĩa và giá trị chủ quan cho bản thân nhằm phát triển tính đích xác. Ý nghĩa này ko nhất thiết ngụ ý cái còn lại, nhưng chúng rất hợp với nhau.” (The Free Market Existentialist, William Irwin)
Để làm rõ lý do cho sự phù hợp giữa chủ nghĩa hiện sinh và thị trường tự do, Irwin nhận thấy cần phải giải quyết một trong những lời phê bình phổ biến nhất về thị trường tự do tư bản, cụ thể là nó tạo ra một tập hợp “những kẻ ký sinh ngu dốt chỉ đơn thuần là mua và tiêu thụ.” (Irwin) Niềm tin phổ biến rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ gây ra nền văn hóa tiêu thụ đã khiến cho nhiều người chối bỏ nó mà thậm chí chẳng tìm hiểu xem liệu niềm tin như vậy là đúng hay sai. Ko nhạc nhiên gì khi Irwin tranh luận rằng chủ nghĩa tư bản ko chỉ ko tất yếu dẫn tới chủ nghĩa tiêu thụ, mà hơn nữa, chủ nghĩa tư bản mang đến những nhà hiện sinh cơ hội tuyệt vời để tham gia vào công việc định nghĩa bản thân quan trọng, như ông nói:
“Chủ nghĩa tư bản cho phép ta bỏ phiếu và tự do chọn lựa gần hết mọi lựa chọn tiêu dùng. Tất nhiên, cám dỗ đó là để cho sở thích và ham muốn của ta được hình thành bởi những người xung quanh mình, nhưng chẳng có gì hệ trọng về điều đó cả. Và nhà hiện sinh, người nhận thức rõ nét và dấn thân vào nhiệm vụ định nghĩa bản thân, sẽ nhận thấy rằng chủ nghĩa tư bản ban cho cô ta vô vàn lựa chọn có thể hỗ trợ, thay vì cản trở, trong quá trình định nghĩa bản thân…Với sự tự do lựa chọn tuyệt vời mà tư bản ban cho, nhà hiện sinh có thể nhìn nhận nó như cơ hội thay vì một con ác quỷ. Trong khi đương đầu với văn hóa tiêu thụ có thể khó nhằn, nó chỉ là kiểu thử thách mà nhà hiện sinh có thể ưa thích bởi cơ hội để thực hiện trọng trách và phát triển thông qua thử thách của nó.” (The Free Market Existentialist, William Irwin)
Trong quá trình tranh luận về trường hợp tương thích của thị trường tự do và chủ nghĩa hiện sinh, Irwin khám phá ra một số chủ đề triết học và kinh tế thú vị. Ông đưa ra lời giải thích tuyệt vời về chủ nghĩa hiện sinh và thị trường tự do, cũng như bàn luận về vấn đề tri thức, cách tiếp cận hư cấu với ý chí tự do, đạo đức của tiến hóa, đạo đức phản hiện thực (tức là “góc quan siêu hình cho rằng ko có sự thật đạo đức nào”), một sự phân tích về việc Satre chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, và cách góc quan của Friedrich Nietzsche phù hợp với thị trường tự do tư bản. Tôi cực kỳ đề xuất cuốn The Free Market Existentialist bởi nó mang đến một góc nhìn độc nhất xứng đáng được cân nhắc nhiều hơn trong số những ai ủng hộ thị trường tự do và những ai tự coi bản thân là nhà hiện sinh.