Để tồn tại và “sống” trong cuộc sống này mà không bị nhấn chìm. Chúng ta cần giữ vững “core” của mình
Nếu bạn đã từng tập một môn thể thao, chắc hẳn bạn đã nghe qua việc giữ vững “core” của mình trong quá trình luyện tập. Việc giữ vững core của mình sẽ giúp cơ tập trung, cấu trúc xương giữ thẳng, giúp chúng ta tránh chấn thương và tập trung sức mạnh hiệu quả trong quá trình luyện tập. Nếu bạn không giữ vững core lúc tập, bạn sẽ cảm thấy sức mạnh và sự tập trung bị phân tán, dẫn đến việc luyện tập dễ chấn thương mà hiệu quả mang lại cũng không cao (đôi khi còn ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể).
Core là gì:
“The muscles around your pelvis, hips, and abdomen that you use in most body movements”.
Core không nằm ở tay chân (sức mạnh), không nằm ở não (tri thức), core nằm ở phần dưới, chống đỡ cơ thể để giúp cơ thể di chuyển linh hoạt, hiệu quả. Khi cơ thể không còn được chống đỡ vững chắc, khi ấy chúng ta không thể sử dụng sức mạnh và tri thức của mình một cách hiệu quả.
“The basic and most important part of something”. Khi chúng ta mất đi điều quan trọng nhất, chúng ta còn lại gì?
Để có thể tin tưởng được một người hoặc một tổ chức. Chúng ta cần tìm ra “core” của họ. Tôi từng làm trong một công ty khá lớn, có core value là integrity. Tuy nhiên sau một thời gian, công ty đã đánh mất đi “core” của mình. Phô trương bề ngoài, trau chuốt diện mạo nhưng lại để cho “core value” ngày càng mục ruỗng. Và như một hệ quả tất yếu. Công ty ngày càng đánh mất lòng tin của nhân viên, mất đoàn kết, mất phương hướng, mất giá trị trong mắt khách hàng (khi nhận ra được điều này, tôi đã rời đi vì không ngửi được cái mùi giả tạo xung quanh các vị lãnh đạo hàng ngày ra rả về core value).
Đức tin tôn giáo có thể được xem như là “core” của con người. Tôn giáo mang nhiều tính hướng thiện.
Con người khi gặp trắc trở trong cuộc sống thường cầu nguyện rất chân thành. Đó là lúc họ cảm thấy sức mạnh và tri thức của mình là không đủ để đương đầu với cuộc sống. Họ phải dựa dẫm vào “core” tinh thần để có thể bước tiếp. Đó là cứu rỗi cho các tín đồ lầm đường lạc lối.
Những người không có core là những người không đáng tin và nếu bạn dựa vào họ bạn sẽ ngã đổ rất nhanh. Khi hai con người không trùng core thì sức mạnh tập thể cũng sẽ bị phân tán. Phương hướng loạn xạ không được nuôi dưỡng phát triển, kết cục sẽ bị tan rã.
Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn có được chỗ dựa ngoại tại vững chắc. Có những thời điểm cuộc đời dồn chúng ta đến mức chỉ còn lại bản thân mình là nơi duy nhất chúng ta có thể dựa vào.
Đã có những lúc tôi hành động chệch đi với core của bản thân. Dùng sự trí trá và mưu mẹo của cuộc đời tôi đã đạt được một số lợi ích nhất định. Nhìn bề ngoài tôi có vẻ đã đạt được điều gì đó, nhưng thâm tâm tôi cảm thấy sự giả tạo trào dâng trong người, và lúc nào cũng cảm giác như mình đang đi trên một sợi dây, chỉ một tác động nhẹ cũng có thể làm tôi ngã bất cứ lúc nào. Tồi tệ hơn nữa chính là ngày càng mất lòng tin vào bản thân. Tôi bỏ mặc cho core của mình ngày càng mục ruỗng. Và hệ quả là cũng như công ty kia, cuộc đời đánh cho tôi những đòn không thể gượng được. Tôi dần mất đi điểm tựa và rơi xuống vực sâu, mãi không thể leo trở lại.
Core không phải là bản chất.
Chúng ta tìm kiếm và nhìn vào bản chất của người khác để không bị dối lừa.
Chúng ta tìm kiếm và nhìn vào core của người khác để đặt lòng tin.
Chúng ta che dấu bản chất để dối lừa.
Chúng ta bộc lộ core để được tin tưởng.
Chừng nào bạn còn giữ vững được core của mình, khi đó bạn còn có thể đứng thẳng và chết đi như một con người.
Chap 2 corex
Core và lòng tự hào – tự tôn
Thiệt ra chính bản thân tôi cũng không có phân biệt rõ ràng giữa lòng tự hào – và tự tôn, mà kệ, cũng chả quan trọng, bỏ lời lấy ý. Bem luôn. Core của lòng tự hào trong bài này tôi tạm gọi là corex.
Bài này là tôi viết cho bản thân sau khi mới bị bứng corex.
1 . Lòng tự hào, corex.
Lòng tự hào của chúng ta luôn luôn xuất phát từ một thứ gì đó. Thứ đó tôi tạm gọi là corex – gốc rễ của lòng tự hào. Cốt lõi cho cái cảm giác tự hào là việc mình có một thứ gì đó HƠN NGƯỜI. Càng bỏ xa số đông thì cái niệm tự hào này càng lớn. Việc tự hào là một cảm giác bình thường, không có gì đáng chê trách cả, miễn là feng đừng tự kiêu – kiêu ngạo. Tự hào nó mang lại cho bản thân một lượng serotonin dồi dào, một mindset của winner không ngại xông pha dấn thân, hay đơn giản hơn là việc can đảm mạnh mẽ dám thể hiện bản thân mình – yah, tao làm được việc đó – yah, I earn it – yah, i win it – yah, i can do it.
Corex của mỗi người mỗi khác.
Vd:
X: corex tự tin của X là body đẹp, thể lực sung mãn, chạy 1h, đẩy tạ 100kg, deadlift 200kg.
Y: Bố mẹ tao giàu, bố mẹ tao làm lớn.
Z: tao là học sinh giỏi, đoàn viên gương mẫu, con ngoan trong mắt bố mẹ.
A: Tao đẹp.
B: Tao có chức vị cao.
C: Tao có tri thức, tao viết hay.
D: Tao là người …., đội bóng của tao chơi hay nhất thế giới.
Corex yếu là corex dễ bị bứng, là corex đến từ những thứ mờ ảo ngoại lai, không phải là những giá trị – phẩm chất do bản thân tạo ra. Và chúng ta có cơ chế nhận biết đứa nào có corex xàm, đứa nào có corex xịn. Và chúng ta có xu hướng né né những thằng có corex xàm và lại gần những thằng có corex xịn. Ví dụ của ý này: https://www.facebook.com/pepeandlife/posts/169169974723106
Corex của chúng ta thay đổi theo thời gian và mức độ chứng ngộ. Submind tiềm thức phụ của chúng ta rất vi tế. Lòng tự hào là một nhu cầu cần được thỏa mãn, nhưng dĩ nhiên là phải có một mức độ trả giá tương ứng. Thế nên submind của chúng ta (như mọi khi) chọn path trả ít mà được nhiều. Liệt kê chơi chơi ở đây thôi. Có thể không chính xác lắm
-level 1: Ngây ngô chưa biết gì thì dễ chọn những thứ mang tính ngoại lai,dễ vơ vào người để làm corex. Vài vd cho mức này. Tao là người xxx, đội bóng tao chơi hay nhất thế giới. Tao thuộc về một nhóm gì đó xxx, tao xài xxx, tao học ở xxx (trường cùi)… tao quen xxx (quan hệ ảo, cùi, không thật)
-level 2: Kế tiếp thì corex đến từ những tính trạng mà chúng ta có khi được sinh ra. Xinh trai, xinh gái, cao, bố mẹ giàu, quốc tịch, màu da.
2 cái trên là corex yếu, dễ bị đời vả, đời bứng, lát viết về cảm giác bứng core.
-level 3: những thành tựu bên ngoài đến từ sự cố gắng của bản thân hay đúng hơn là đẻ đúng nhà, ở đúng nơi, đúng chỗ aka may mắn đc fortuna ban phước: thành quả business, bằng cấp của trường xịn, các mối quan hệ xịn (thật), tiền bạc, tài sản, địa vị
-level 4: đây bắt đầu là tầng cao, tầng xịn. Bạn không cần thành tựu gì để support cho lòng tự hào của bản thân ngoài chính bản thân bạn. Corex lúc của bạn lúc này là trí tuệ, sức mạnh, và các phẩm chất xịn xò của bản thân (dũng cảm, kiên trì, ý chí mạnh mẽ).
-level 5: đắc đạo. Không có corex, mọi thứ đều là corex, vượt bất nhị nguyên. Khúc này hiểu sơ sơ thế chứ không đủ trình bàn sâu.
Corex ở level càng thấp, càng dễ bị bứng. Mà mỗi lần bứng là mỗi lần đau vkl. Giống như cái cây bị bứng rễ. Bạn sẽ bắt đầu chất vấn, nghi học về giá trị của bản thân, về bản chất của thế giới. Dân gian người ta hay gọi là cú sốc đầu đời. Bạn càng muốn chơi game, cầu đạo, cầu vinh hoa ở tầng cao thì bạn sẽ càng bị bứng nhiều lần, bứng càng nhiều, nhận phiếu bé ngu càng nhiều, exp càng mạnh thôi, corex càng xịn hơn.
Đứa nào yếu thì sẽ bị bật bãi luôn, bật bãi về mặt tinh thần mà sống với mindset loser, không dám đương đầu với thế giới này nữa. Những đứa được gia đình bảo bọc quá kỹ nằm trong nhóm này. Có nguy cơ làm neet ăn rồi nằm nhà chơi game suốt đời. Đây là nhóm mỏng manh bị hại khi gặp biến động.
Người bình thường hơn thì sẽ học bài học rồi trở về trạng thái bình thường, sống phà phà như cũ, lấy lại cân bằng, nhưng ko có sự phát triển nữa vì bắt đầu ngại dấn thân đấu đá.
Đứa nào mạnh mẽ hơn thì sẽ hồi phục, học hỏi từ đổ vỡ, máu chiến hơn, mạnh hơn, corex xịn xò hơn.
Đây là team anti-fragile, quái thú hydra – chặt 1 đầu, mọc 2 đầu, nhận được lợi từ biến động.
Không tính tới level 5 thì corex mạnh nhất cho người thường là level 4. Bạn thực sự không thể – và không nên dựa vào thứ gì ngoài bản thân bạn.
2 . Khiêm tốn và kiêu ngạo
Cái mà bà con cô bác ghét là việc tự kiêu – kiêu ngạo. Kiêu ngạo là khi fengs vi phạm luật đối xứng. Thể hiện > thực lực, thành tựu, phẩm chất thật. Bà con sẽ dán tem mấy fengs là xl, và dĩ nhiên khi đã bị dán tem xl thì bà con sẽ đối xử với fengs theo chiến thuật tương ứng với mức độ và sự xl của mấy fengs. Nhẹ thì cười mỉa, nặng hơn xíu là chửi thầm, nặng là dizz phản biện mấy fengs bung nóc. Trái chiều vi phạm là sự khiêm tốn, thể hiện < thực lực, thành tựu, phẩm chất. Dĩ nhiên là khi khiêm tốn thì xung quanh sẽ đối xử với bạn theo kiểu khác, tôn trọng, đánh giá cao bản thân bạn hơn.
Ai trong chúng ta cũng được giáo dục rằng phải khiêm tốn vì khiêm tốn nó là một chiến thuật có lợi cho bản thân. Haha, cơ mà khiêm tốn nó là một phẩm chất phải được rèn luyện. Bạn mà khiêm tốn hình tướng, khiêm tốn xl thì chúng nó càng ghét bạn tận. Thế nên dân gian mới có câu “một phần khiêm tốn bằng bốn phần tự kiêu” – theo ý tôi nghĩ là chỉ những đứa khiêm tốn xl, khiêm tốn hình tướng. Khiêm tốn kiểu này là sao? Là bản chất người đó kiêu ngạo muốn thể hiện nhưng trá hình là khiêm tốn? Thà mày kiêu ngạo thì mày thể hiện luôn, ít ra chỉ bị dán mác kiêu ngạo. Còn khiêm tốn xl thì sẽ bị dán mác kiêu ngạo + mác xl. Còn tệ hơn.
Vd điển hình: a. ôi cháu nhà tôi (1) dở lắm bác (2) ạ, ở nhà bảo ban mãi mới chịu học, cháu nó ham chơi lắm. Con bác chắc do không may mắn thôi, chứ sao con em bì được với con bác. Nội dung là thế, nhưng cách thể hiện lại là một thái độ lên mặt cùng với một điệu cười khả ố. Trong khi đó , con của 1 thì đứng nhất lớp con của 2 thì lẹt đẹt giữa bảng.
B. em dở lắm anh ơi, do em hên thôi, anh chưa gặp thời ý, chứ anh giỏi hơn em nhiều. Và đi kèm với câu này là một thái độ lên mặt khinh khỉnh rằng mày còn cách tao xa lắm con ạ.
Thứ mà phần lớn chúng ta được dạy là thứ khiêm tốn xl. Chứ khiêm tốn thật muốn đạt được thì phải thực hành kinh lắm thì mới đạt được cái phẩm này. Bạn phải chứng ngộ rằng mình chả là cái cục c gì cả, rồi nhận ra nhiều thành tựu phẩm chất bạn có là do background tốt, duyên tốt, do thừa hưởng từ gene, do đúng người đúng thời điểm. Chứng ngộ nó khác với việc biết. Chứng ngộ là cái info đó nó hòa vào với nhận thức bản thân bạn và bạn sống với nó luôn. Còn biết thì chỉ là biết rằng nó vậy vậy, tương tác lông da. Hiểu rồi thì khiêm tốn nó đến từ tâm, nó tự tỏa ra, nó ảnh hưởng đến phong thái, ngôn từ. Và người ta cảm được, bạn chả phải cố mẹ gì.
Thế không có phẩm khiêm tốn thì sao. Thì bạn cứ thoải mái tự hào, có sao nói vậy, hành xử vậy, miễn là không vi phạm luật đối xứng. Còn nếu bạn ở trong môi trường mang nặng tính giả tạo, đánh giá xấu sự tự hào của từng cá nhân, thì bạn cứ im lặng thôi. Ừ, đúng rồi. Ờ, nó là vậy. Là xong.
Mà tôi nghĩ, có sao thì cứ vậy, giấu chi. Sẵn sàng lọc những người xung quanh. Shit friend thì vẫn là shit friend. Shit people thì vẫn là shit people. Mà lỡ đâu chính bản thân chúng ta shit thì sao, cứ thoải mái be yourself, để người ta còn biết mà né, đỡ phiền người ta.
3 . Khen chê và lòng tự hào
Khen, chê là cơ chế feedback để biết rằng có đang đi đúng path hay không.
Tôi nghĩ rằng lòng tự hào là cần thiết cho mọi người để tự tin mà sống, tự tin mà phát triển. Đôi khi những người trẻ, những người đang gầy dựng thứ gì đó cần một lời khen để củng cố sự tự tin – tự hào đặng người ta bước tiếp với cái path của họ. Một lời khen thật (không phải kiểu khen xl đãi môi) là một sự công nhận rằng em ơi, em đang làm đúng đó, keep going. Cơ mà phần lớn chúng ta lại ngại đưa ra lời khen tặng. Cha mẹ ngại khen vì sợ con kiêu ngạo, bạn bè ngại khen nhau vì chướng niệm rằng nó đang hơn mình. Mới nghĩ được cơ chế tới đây thôi, hôm nào thông sẽ viết sâu hơn.
Việc chê nó sẽ làm tổn thương lòng tự tôn – tự hào, cơ mà nó cũng có mặt tốt của nó là để nhắc nhở rằng feng ơi, feng đang đi sai, path này không hợp với feng. Cơ mà chê thì khó hơn, khó vkl. Vì chê cần nhiều não hơn, chê sai thì làm tổn thương người khác. Và phần lớn chúng ta chê một cách cảm tính không suy xét. Chê để nâng cao địa vị (ảo) của bản thân, chê để thỏa mãn sự bực dọc. Chê không xấu nhưng cần khách quan và lý tính.
Mấy fengs mà khen chê chuẩn thì sẽ giúp đời nhiều.
4. Quy chuẩn xã hội và corex của bạn
Sẽ là viên mãn nếu corex của bạn ứng với nhu cầu của xã hội. Bạn có corex đó, xã hội trọng vọng, cần, và trả công cho corex đó, you win. Serotonin, tiền, địa vị dâng tràn, còn bạn xui mà sinh vào thời bạn (hay corex) của bạn không được build để match với standard của xã hội thì chia buồn, đời bạn khổ như con bò với cái cảm giác BẤT ĐẮC CHÍ theo bạn suốt đời (nếu bạn không điều chỉnh).
Cái tiêu chuẩn của xã hội này thì tùy mỗi thời đại và tùy nơi.
Có lúc thì văn nhân, tri thức sẽ là thứ xã hội cần.
Có lúc thì võ nhân là thứ xã hội cần
Có lúc thì nghệ nhân, nghệ sĩ là thứ xã hội cần.
Tùy nhu cầu – phần thưởng đến từ xã hội mà xã hội tạo quy chuẩn phân hạng riêng, ban thưởng riêng.
Thời này thì là tiền. Đơn giản, trực thuộc, dễ dàng để định giá tài năng, phẩm chất. Cũng hợp lý, không phản biện. Miễn là việc kiếm tiền đến từ việc tạo dựng giá trị cho xã hội. Kiếm tiền khó thế nên có nhiều tiền (thiện lành) là giỏi. Đáng được tôn trọng.
Cơ mà không phải ai trong chúng ta cũng được set up để kiếm tiền (nhiều). Kiếm tiền nhiều thời này đòi hỏi rất nhiều skill mặc định (sinh ra đã có, tố chất). Bạn mà có cái tính như mấy ông đồ xưa thì khó mà trườn mặt ra buôn bán. Hay bạn có tố chất cho path võ tướng cầm thanh long đao, nhưng không có tố chất chính trị ngoại giao (aka não to), thì bạn sẽ end up ở vai trò ở lãnh vực thể lực với vị trí một anh PT quèn. Hay bạn có tố chất của một anh văn nhân thơ thẩn mơ mộng và thơ bạn hay như Lý Bạch thì xác xuất bạn chết đói ở thời kì này hơi cao và mọi người sẽ xem bạn là loser.
Thế nên nếu bạn còn có standard corex ở level 3 thì bạn còn khổ dài dài vì lòng tự hào của bạn còn nương gửi, dựa vào những thứ bên ngoài.
Còn level 4 thì đời sao cũng được. Miễn là tôi thấy tôi ok thì tôi ok. Tới đây thì không ai hay thứ gì có thể tước lấy lòng tự tôn của bạn.