“Có kiểu Nhà Nước luôn tìm cách mở rộng sức mạnh và chức năng hành chính vào mọi lĩnh vực xã hội, luôn tìm cách tập trung hóa ở mức độ cao hơn khi tiến hành chiến dịch của mình, luôn hướng tới biện pháp chính trị hóa xã hội, kinh tế, và đời sống văn hóa rộng hơn…Nó xây dựng ý niệm về tính đồng nhất tuyệt đối của Nhà Nước và xã hội – ko gì nằm ngoài Nhà Nước, tất cả đều nằm bên trong Nó.” (The Quest for Community, Robert Nisbet)
Đoạn văn này được viết bởi nhà xã hội học người Mỹ Robert Nisbet nhằm mô tả một quốc gia trên con đường cai trị chuyên chế.
Là hình thái chính quyền xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 20, chủ nghĩa chuyên chế được minh họa chủ yếu bằng 2 chế độ – Đức Phát Xít và Nga Sô Viết. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế, và nỗi bất hạnh và đau khổ nó tạo ra, đã cho thế giới thấy những mối nguy nghiêm trọng nảy sinh khi sức mạnh chính quyền trở nên quá lớn. Nhưng trong khi hầu hết để ý tới sự bạo tàn gây ra bởi chế độ chuyên chế ở thế kỷ 20, thì dường như có ít người bận tâm tới sự phát triển sức mạnh chính quyền ở phương Tây ngày nay có thể dẫn tới bất cứ điều gì tương tự vậy.
Thay vào đó, nhiều người tin rằng sự tồn tại của nền dân chủ đóng vai trò như rào chắn hữu hiệu cho sự trỗi dậy của các chế độ cực kỳ đàn áp. Nhưng điều đó thực sự đúng? Hay liệu dân chủ, như đang được áp dụng hiện tại ở phương Tây, khuyến khích sự trỗi dậy của chuyên chế thay vì ngăn ngừa nó?
Mục đích của Video này chính là nghiên cứu câu hỏi trên. Trong quá trình, chúng tôi sẽ nhìn vào 2 mối đe dọa tiềm năng mà các nền dân chủ hiện đại đối mặt – cụ thể là sự chuyên chế số đông và sự trỗi dậy của cái gọi là chủ nghĩa chuyên chế ôn hòa đến từ sự phát triển ko ngừng của sức mạnh chính quyền tập trung. Như chúng tôi sẽ lập luận, mối đe dọa phía sau, ko phải sự chuyên chế số đông, mới là mối đe dọa nghiêm trọng nhất hiện nay.
Nền dân chủ là một thể chế được kính trọng đến nỗi nhiều người xem nó là nguyên nhân mang lại phần lớn thịnh vượng và ổn định trong thế giới ngày nay. Với sự chi phối của góc quan một chiều này, có thể sẽ ngạc nhiên khi nhiều bộ óc vĩ đại, bao gồm Plato, Aristotle, Benjamin Franklin, Thomas Jefferson và Lord Acton là những người chỉ trích chế độ dân chủ. Một số đi xa hơn khi cho rằng nền dân chủ hiện đại, thay vì là kẻ bảo vệ tự do, lại mang đến mảnh đất màu mỡ cho sự trỗi dậy của chuyên chế.
Bertrand de Jouvenel trong cuốn On Power đã diễn tả góc nhìn này:
“Được xem là nền tảng tự do, nền dân chủ hiện đại vạch đường cho sự chuyên chế. Sinh ra với mục đích đứng vững như tường thành chống lại Quyền Lực, nó chấm dứt bằng cách cung cấp Quyền Lực mảnh đất đẹp nhất nó từng có để lan rộng bản thân khắp lĩnh vực xã hội.” (On Power)
Để hiểu cách một nền dân chủ, ngoài việc ko ngăn chặn sự chuyên chế, có thể vạch đường cho nó như nào thì quan điểm phổ biến rằng dân chủ bằng cách nào đó đồng nhất với tự do cần phải được loại bỏ. Trong nền dân chủ, con người được cho cơ hội tham gia vào quá trình chính trị thông qua bỏ phiếu hoặc tranh cử. Để đổi lấy việc được phép sử dụng những quyền này, một người phải tuân theo ý chí số đông. Nhưng đòi hỏi tuân theo ý chí số đông cũng có thể mâu thuẫn với tự do y như bị ép buộc tuân theo ý chí của một tên bạo chúa đơn độc.
Như nhà kinh tế học John Wenders nói:
“Có một sự khác biệt giữa dân chủ và tự do. Tự do ko thể đo lường bằng cơ hội bỏ phiếu. Nó có thể đo lường bằng tầm nhìn của điều ta ko bỏ phiếu.” (John Wenders)
Mối nguy hại nảy sinh khi một xã hội chấp nhận rằng số đông, thông qua bỏ phiếu, có thể buộc thiểu số hành xử theo cách khác với lựa chọn của họ, được biết đến như là ‘sự chuyên chế số đông’. Benjamin Franklin nhắc tới điều này một cách trứ danh khi ông viết rằng:
“Dân chủ là hai con sói và một con cừu biểu quyết về điều chúng sẽ ăn vào bữa trưa.” (Benjamin Franklin)
Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, sự chuyên chế số đông có thể ko phải là mối đe dọa nguy hiểm nhất mà phương Tây đối mặt. Đúng hơn, kết cấu nền dân chủ hiện đại làm giảm thiểu tác động tiềm tàng mà ý muốn số đông gây ra lên vấn đề kinh tế và xã hội. Để hiểu tại sao lại như vậy, buộc phải có sự phân định giữa hai loại dân chủ: dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
Dân chủ trực tiếp đòi hỏi mọi người bỏ phiếu về những vấn đề cụ thể, thường là thông qua cuộc trưng cầu dân ý. Dưới loại dân chủ này, một người có thể nói đúng đắn rằng sự cai trị số đông và theo đó là mối đe dọa chuyên chế số đông là điều có thật. Nhưng đây ko phải loại dân chủ tồn tại ở phương Tây.
Đúng hơn, các quốc gia phương Tây là nền dân chủ gián tiếp, theo đó mọi người bầu cho các chính trị gia, và những người được bầu sẽ được trao quyền quyết định vấn đề hiện tại.
Dân chủ gián tiếp giảm thiểu mức quyền lực trao cho con người so với dân chủ trực tiếp. Trên thực tế, sự tham gia của người dân trong nền dân chủ phương Tây hiện đại – ngoại trừ các cuộc trưng cầu dân ý thi thoảng – về cơ bản ko khác gì ủng hộ một hay một đảng chính trị lớn khác có nhiều điểm tương đồng hơn khác biệt.
Các chính trị gia được bầu ko cần phải hành xử theo cách họ tin là phù hợp với ý muốn của cử tri, họ cũng ko cần giữ lời hứa mình đã đưa ra để được bầu. Đúng hơn, các chính trị gia một khi nắm quyền sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi người vận động hành lang, nhóm lợi ích đặc biệt và lợi ích cá nhân của họ. Vấn đề về quyền lực tối thiểu trong tay người dân này càng trầm trọng hơn bởi sự thực rằng trong nền dân chủ phương Tây tồn tại một số lượng khổng lồ, và ngày càng tăng các quan chức chưa được bầu, những người chịu trách nhiệm cho nhiều quy tắc và điều lệ chi phối xã hội.
Tuy nhiên, niềm tin rằng bỏ phiếu sẽ đặt sức mạnh tối thượng vào tay mọi người vẫn được ủng hộ rộng rãi ngay cả khi đối diện với rất nhiều bằng chứng ngược lại. Trên thực tế, niềm tin ảo tưởng này đã tạo ra tình huống mà như triết gia Hans Hermann Hoppe viết:
“Dưới nền dân chủ, sự phân định giữa kẻ thống trị và bị trị trở nên lu mờ. Thậm chí có ảo tưởng rằng sự phân định đó ko còn tồn tại: rằng với chính phủ dân chủ, ko ai bị trị bởi ai, mà thay vào đó mọi người tự trị bản thân. Theo đó, sự phản kháng công chúng chống lại sức mạnh chính quyền bị làm suy yếu một cách hệ thống.” (Hans Hermann Hoppe)
Sự phản kháng bị suy yếu này đến từ niềm tin rằng quyền lực thuộc về nhân dân đã mở đường cho các chính phủ phương Tây nắm quyền kiểm soát nhiều hơn các lĩnh vực đời sống xã hội và kinh tế và chính sự tập trung quyền lực này, ko phải chuyên chế số đông, có thể là mối đe dọa lớn nhất tới phương Tây.
Để hiểu mối nguy hại phát sinh và sự khốn khổ đến từ việc tập trung hóa sức mạnh chính quyền, ta phải nhìn vào lịch sử của nhiều quốc gia đi quá xa phương hướng đó vào thế kỷ 20 – có thể là Nga Sô Viết, Trung Quốc Cộng Sản, Đức Phát Xít, Cuba hoặc Bắc Hàn. Các quốc gia này tập trung quyền lực và kiểm soát cuộc sống công dân tới một mức độ chưa từng thấy trong lịch sử và tới một mức độ rõ ràng vượt quá những gì xảy ra ở phương Tây hiện đại.
Nhưng sự tập trung quyền lực chính quyền được thấy ở các nền dân chủ phương Tây ngày nay ko khác so với kiểu tập trung quyền lực được thấy ở các chế độ chuyên chế của thế kỷ 20, mà chỉ khác biệt về mức độ. Trên thực tế, một số cho rằng những ai sống trong nền dân chủ hiện đại phải tuân theo cái gọi là chuyên chế ôn hòa đối nghịch với phiên bản cai trị chuyên chế tàn bạo hơn của thế kỷ 20. Alexis de Tocqueville biết trước kiểu cai trị này và diễn tả nó trong tác phẩm tuyệt vời mang tên Democracy in America
“Sau khi…đưa từng cá nhân một vào bàn tay quyền lực của nó, và nhào nặn họ theo ý muốn, quyền lực tối cao vươn rộng vòng tay bao trùm toàn xã hội; nó bao phủ bề mặt xã hội bằng mạng lưới các quy luật nhỏ bé, phức tạp, tỉ mỉ và thống nhất mà các bộ óc độc đáo nhất và tâm hồn hoạt bát nhất ko thể bức phá để vượt ra ngoài đám đông; nó ko phá vỡ ý chí, nhưng nó làm mềm nhũn đi, bẻ cong và chi phối ý chí, nó ít khi ép buộc hành động, nhưng nó liên tục chống đối hành động của ta…nó cản trở, nó ức chế, nó làm hao mòn, nó dập tắt, nó làm u mê, và sau cùng, nó biến mỗi quốc gia thành một bầy đàn động vật nhút nhát và siêng năng, trong đó chính phủ là kẻ chăn cừu.” (Democracy in America, Alexis de Toqueville)
Trước sự trỗi dậy của chế độ chuyên chế, mối quan hệ xã hội giữa con người bị chi phối bởi vô vàn thể chế và hiệp hội khác nhau độc lập với chính phủ – như là chợ, phường hội, nhà thờ, bệnh viện tư, đại học, hội anh em, tổ chức từ thiện, tu viện, và quan trọng nhất là “cộng đồng gia đình nguyên thủy”.
Các hiệp hội và thể chế độc lập này, trong khi mang tới lợi ích xã hội lớn lao, cũng đóng vai trò như rào cản đối với sự mở rộng quyền lực chính phủ. Do đó, sự tàn phá và thay thế các hình thái cộng đồng đa dạng hơn này bằng mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước là bước cần thiết để chính quyền tập trung mạnh mẽ trỗi dậy và ách cai trị chuyên chế mà sự tập trung hóa mang đến.
Như Robert Nisbet viết trong The Quest for Community:
“Tiêu diệt cá nhân ko phải điều những kẻ thống trị chuyên chế sau cùng mong muốn…Điều mong muốn là sự hủy diệt các mối quan hệ xã hội mà, thông qua sự tồn tại tự chủ của nó, phải luôn tạo ra rào cản tới việc đạt được cộng đồng chính trị tuyệt đối.
Do đó, mục tiêu chủ chốt của chính quyền trở thành sự hủy diệt ko ngừng mọi bằng chứng về sự liên kết tự phát, tự trị…Để phá hủy hoặc thu nhỏ hiện thực của các lĩnh vực xã hội nhỏ hơn, để thủ tiêu hoặc giới hạn phạm vi các lựa chọn văn hóa thay thế mang đến cho cá nhân…đó là phá hủy kịp lúc gốc rễ ý muốn chống lại chế độ chuyên chế ở hình thái lớn hơn.” (The Quest for Community, Robert Nisbet)
Ở những nơi như Đức Phát Xít và Nga Sô Viết, sự phá hủy hiệp hội độc lập với nhà nước được thực hiện khá nhanh chóng và sử dụng vũ lực rất nhiều. Tuy nhiên, quá trình tương tự cũng đã xảy ra ở các nền dân chủ hiện đại như Canada, Hoa Kỳ, và nước Anh nhưng với tốc độ chậm hơn và ít bạo lực hơn. Thay vì dùng vũ lực, các quốc gia này phần lớn dựa vào tuyên truyền, độ hữu hiệu của nó đã tăng lên đáng kể cùng với sự phát triển công nghệ hiện đại:
“Tuyên truyền”, Noam Chomsky viết “đối với nền dân chủ giống như cái dùi cui đối với nhà nước chuyên chế.”
Nhưng điều cần phải nhấn mạnh đó là mối nguy của sự tập trung hóa vẫn còn tồn đọng bất kể tốc độ mà nó tiến hành như nào. Các mối nguy ko biến mất chỉ vì việc bỏ phiếu cho phép những ai ở quốc gia phương Tây chọn người được ban cho quyền lực khổng lồ liên quan tới chức vụ chính quyền cao nhất.
Như Lysander Spooner viết một cách trứ danh:
*“Một người ko hơn ko kém một nô lệ vì anh ta được phép lựa chọn chủ nhân mới một lần trong nhiệm kỳ nhiều năm.” (Lysander Spooner)
Sau cùng, sự tập trung hóa quyền lực chính phủ tạo ra điều gọi là chuyên chế trao tay, nơi một người phải liên tục tin tưởng rằng các chính trị gia được bầu, và các quan chức họ chỉ định, sẽ ko lạm dụng quyền lực khổng lồ mà mình có. Tuy nhiên, khi quyền lực ban cho chính quyền của ai đó tăng lên, khả năng lạm dụng quyền lực đó cũng tăng theo. Như Aleksandr Solzhenitsyn cảnh báo trong cuốn The Gulag Archipelago
“Quyền lực vô biên trong tay số ít người luôn dẫn tới sự bạo tàn.” (The Gulag Archipelago, Aleksandr Solzhenitsyn)
Nhưng kể cả nếu một người tin vào sự tốt đẹp của các chính trị gia thì sự thật vẫn là các chính quyền ko thể quản lý kinh tế hiệu quả, và các chính trị gia chưa bao giờ đủ khôn ngoan để đảm đương và quyết định vấn đề xã hội cho hàng triệu cá nhân đa dạng. Đúng hơn, một xã hội chính quyền tiếp quản và kiểm soát ngày càng nhiều khía cạnh cuộc đời cũng sẽ là xã hội rất dễ sụp đổ. Bởi như James Kalb nói:
“Nếu mọi trật tự xã hội trở nên lệ thuộc vào nhà nước hành chính, khi điều đó trở nên đồi bại cực kỳ và ko thể vận hành thì mọi thứ sẽ tiêu tan.” (The Tyranny of Liberalism, James Kalb)