Chữ môi trường tôi dùng trong bài này có thể hiểu theo những ngách nhỏ như môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường tranh đua, môi trường sinh hoạt.
Từ nhỏ tới lớn tôi sống với cái mindset là chỉ cần có ý chí thì môi trường không quan trọng lắm, ý chí quyết định tất cả cơ mà dạo này có nhiều trải nghiệm khiến tôi suy nghĩ về vấn đề tầm quan trọng của môi trường hay background khi làm một cái gì đó.
Cái concept này cũng không mới lắm, căn bản là do tôi ngu quá nên không để ý tới chứ thực ra thì ông bà ta đã chơi câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” cả bao nhiêu năm nay rồi. Yeah, background and environment matter ( a lot).
Môi trường thì không hẳn chỉ gói gọn trong ngữ nghĩa vật lý mà còn có thể hiểu theo những chiều kích rất khác nhau. Ví dụ như môi trường làm việc thì không phải chỉ đơn thuần là nơi làm việc mà còn là những người làm ở đó, và văn hóa làm việc nơi đó.
Môi trường quan trọng như thế nào?
Có một cái fact là chúng ta không hiểu rõ (hoàn toàn) về bản thân chúng ta, và chúng ta không thể nào điều khiển toàn bộ motivation, tâm thế, thái độ, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Thực ra thì sẽ có một vài cá nhân elite high class có thể làm được truyện trên, cơ mà đó là một cái chi đó khó vkl và đòi hỏi feng ở 1 trình độ rất cao cao cao, nên thôi không bàn mấy trường hợp này.
Chúng ta không thể điều khiển toàn bộ mớ motivation, tâm thế, thái độ, cảm xúc, suy nghĩ cơ mà mớ đó lại có khả năng tái produce cho ta những hình thức động lực, tâm thế, thái độ, cảm xúc, suy nghĩ mà có thể thống trị đời ta.
Ví dụ. Khi feng ở một môi trường không có đòi hỏi quá cao với việc vận động và sử dụng tay chân thì động lực, thái độ, cảm xúc, suy nghĩ của feng với việc vận động sẽ rất khác với thời cần sức lao động, hay thời chiến tranh còn cần xài gươm đao sức người. Với thời bình cần lao động trí óc nhiều thì việc sử dụng tay chân chỉ để khỏe người hay mặc đồ cho đẹp cơ mà thời chinh chiến gươm đao thì việc sử dụng tay chân sao cho chính xác lại mang vấn đề sống còn.
Hay đơn giản và gần gũi hơn thì nếu feng hang out với một nhóm bạn xịn thì bọn này sẽ chú trọng khả năng tư duy, khả năng chơi thể thao, khả năng sản xuất của feng, tài đức của feng, và coi những thứ này làm thước đo. Và những thước đo này sẽ vô tình gây ảnh hưởng lên tâm thế, thái độ, cảm xúc, cách nhìn của feng lên nhiều vấn đề.
Còn nếu feng chơi với một nhóm bạn lấy khả năng bia rượu, ăn chơi, bay lắc, tiêu xài xa xỉ hưởng thụ làm thước đo. Thì cách feng nhìn thế giới cũng sẽ bị thay đổi. Thay vì tuần chạy bao nhiêu mile, rồi đang đọc sách gì và đang học gì thì những cuộc hội thoại của feng sẽ quay qua tranh cãi là hôm đó uống bao nhiêu lon, đồ nào chơi phê, rồi làm sao để bào tiền obz.
Thêm một ví dụ khác bữa mới đọc trong quyển “điểm bùng phát” thì thời 198x ở New Youk có đại dịch tội phạm ở khu vực tàu điện ngầm. Cơ chế tương hỗ của các yếu tố nguyên do là cực kỳ phức tạp. Có người thì bảo do nạn nghiện heroine, có người bảo không đủ nhân viên coi sóc, có người bảo do làm chính sách không tốt,… Thế rồi bác lead campaign dự án này lên và đề xuất một chiến dịch là giữ cho khu vực tàu điện ngầm phải luôn sạch sẽ với việc không để một hình vẽ graffiti nào được xuất hiện hay tình trạng nhớp nhúa ô uế nào được hiện diện ở ga. Theo quan điểm của bác lead, thì phải làm cho ga tàu và tàu sạch sẽ trước khi tiến hành các phương cách khác, còn không thì mọi thứ chỉ là vô nghĩa. Và sau khi bác lên vài năm thì khu vực tàu điện ngầm của new york lại hoạt động trơn tru. Tôi dẫn lại đoạn này hơi hời hợt, feng nào có hứng thì tự mò đọc.
Bác lead này đánh campaign với niềm tin vào cái concept “cửa sổ vỡ”. Đại khái là trong một khu vực mà có nhiều nhà với cửa sổ bị vỡ thì tội phạm sẽ có động lực phạm tội nhiều hơn. Thì thử đặt ta vào tâm thế của tội phạm xem thì cũng là tương đối dễ hiểu. Feng đi ăn cướp thì feng đi ăn cướp ở nơi mà được bảo vệ kiểm soát lỏng lẻo vì khi đó feng cướp sẽ khó bị tóm hơn. Còn khu mà sạch đẹp láng o có cam an ninh đồ thì feng sẽ ngại cướp hơn vì xác suất feng bị tóm sẽ cao hơn nhiều.
Mà ăn cướp thì có suy nghĩ không. hahaha, tôi nghĩ là có suy nghĩ nhưng cái suy nghĩ đó bị govern bởi cái động lực muốn ăn cướp ở vùng dễ ăn cướp và không muốn ăn cướp ở vùng khó ăn cướp. Mà tôi nghĩ thì phần lớn đi cướp thì không quan sát được cái vùng động lực cảm xúc này. Mà nếu như vậy thì lại chưa được tính là suy nghĩ đàng hoàng thông suốt rốt ráo. Thôi thì tạm coi là suy nghĩ dựa trên cảm tính. Tôi cũng bị cái này trong nhiều cái, hahaha, bị vì đơn giản là tiện với đỡ tốn sức chứ suy nghĩ rốt ráo đàng hoàng là một cái chi đó rất tốn tâm sức.
Bởi cái câu “mình thích thì mình làm thôi” nghe nó mắc cười mà cũng rất critical. Mình thích thì mình làm ra việc thôi thì feng xịn. Còn mình thích thì mình phá thôi thì feng coi chừng, đời feng dễ về đất mẹ lắm.
Quay lại cái việc chém gió về sự ảnh hưởng của môi trường.
Tóm lại thì môi trường nó sẽ tạo cho feng incentives để làm hoặc không làm rất nhiều cái.
Sáng Sang nó giảng tôi về cái concept pussyness metric – đại khái là thang đo độ pussy của bản thân.
Concept khá hay, hôm nào chém. Và Sang chốt câu cũng rất critcial là:
Forget about all the thoughts. You either do it, or you don’t.
Quên tất cả suy nghĩ đi, bạn chỉ làm nó – hoặc không.
Yeah, khá là critical. Từ câu đó thì tôi suy ra thêm vài biến thể khác là.
Forget about all the thoughts. You either feel it, or you don’t.
Forget about all the thoughts. You either have that thought, or you don’t.
Forget about all the thoughts. You either have that mindset, or you don’t.
Forget about all the thoughts. You either have the balls the guts, or you don’t.
Thực ra thì từ bạn có sang bạn không có hoặc ngược lại thì nó là một quá trình xây dựng – hoặc phá hủy. Cơ mà quá trình này tốn rất nhiều time, hiểu biết, trí tuệ để thiết kế để chuyển từ điều kiện – trạng thái tệ sang cấp tốt hơn.
Thôi ví dụ cho dễ hiểu, nói lòng vòng feng confused. Để feng có động lực tập trong khi xung quanh feng toàn cùi bắp chán đời ăn rồi chơi game sẽ khó hơn là việc feng bị đẩy vào một môi trường mà nếu feng không tập feng sẽ bị đào thải, như quân đội chẳng hạn. feng sẽ không cần phải tìm kiếm động lực để move your ass mà your ass sẽ tự kéo feng đi luôn.
Hay feng đang tự tin với những thứ phẩm chất – điền kiện feng gầy dựng, giờ kêu feng gầy nữa thì feng sẽ lười. Cơ mà đâu ra một thằng chad hơn feng xuất hiện thì tự dưng feng sẽ có động lực làm những cái khó hơn.
Kêu feng can đảm lên dấn thân đi sẽ là rất khó nếu feng lớn lên trong gia đình không bao giờ take risk. Nhưng nếu feng đến từ một real noble family mà việc dấn thân take risk là chuyện bình thường thì dù feng không muốn thì tâm feng cũng sẽ muốn dấn thân liều mạng để chứng tỏ bản thân. Với nhiều người thì “sỹ khả sát bất khả nhục”.
Và từ cái concept “cửa kiếng vỡ” tôi nêu ở trên thì tôi ngộ ra cái concept ăn theo là “cửa kiếng kim cương mạ vàng” (cửa sổ lành thì bèo quá, hahaha).
Một hay nhiều cái cửa kiếng vỡ sẽ tạo động lực – motivate nhiều cái hâm dập kéo theo. CƠ mà tôi nghĩ thì để cân bằng thì vũ trụ cũng để cơ chế “cửa kiếng kim cương mạ vàng” khi một cái tốt xuất hiện trong môi trường – background sinh hoạt – sống của chúng ta sẽ tạo động lực – motivate – kéo theo nhiều cái tốt. Nghe thì hơi mắc cười nhưng tôi đã chứng kiến cái hiện tượng “cửa kim cương mạ vàng” này. Đó là trước đây khu tôi ở dân rất ít trồng cây xanh trước nhà, nhưng vì có một gia đình yêu cây xanh nên họ thiết kế làm vườn cây xanh rất đẹp, rất đã mắt, rất tươi mát (đặc biệt là công dụng) trong những ngày oi bức nên những nhà khác thấy thích quá nên bắt đầu trồng theo. Có nhà thì nhìn không to ngầu bằng nhà gốc, nhưng lại có nhà còn chơi hoành tráng hơn nhà gốc. Và thiệt sự thì việc feng sống, đi dạo, và chơi đùa trong môi trường nhiều cây xanh sẽ LẠI kéo theo nhiều cái lợi ích tốt khác.
Bởi môi trường hay những người xung quanh ta rất quan trọng trong việc tương tác – tương hỗ cho sự phát triển – hay tự hủy của ta. Thế nên tôi hay xúi mấy feng ráng đẹp try hơn hay cố gắng trở thành “một cửa sổ kim cương mạ vàng” thì vô tình mấy feng đang gián tiếp giúp rất nhiều người mà không cần phải giúp.
Có hứng thì chém chap 2. cách cải tổ môi trường hay lựa chọn môi trường.
hình minh họa hạp vibe.