“Dám tìm hiểu những gì chưa được biết đến; thậm chí táo bạo hơn khi nghi vấn cái đã biết.” (Kaspar)
Người ta thường nói rằng để hiểu hiện tại, ta phải hiểu quá khứ. Bởi lịch sử là người thầy vĩ đại và một điều nó dạy cho ta đó là loài người là sinh vật dễ sai lầm. Quá khứ của ta phần lớn được định hình bởi chân lý ta khám phá cũng như lỗi lầm ta mắc phải. Nhưng trong khi nhận ra sai lầm của thế hệ quá khứ có thể dễ dàng, nhìn thấy sai lầm ở hướng đi của mình thì khó hơn nhiều và vì lý do này, ta phải
sẵn sàng tiếp tục nghi vấn cái đã biết.
Trong Video này, chúng tôi sẽ áp dụng hướng tiếp cận hoài nghi này cho lĩnh vực chính trị bằng cách khám phá ý tưởng của triết gia đi ngược trào lưu người Ý mang tên Niccolò Machiavelli. Machiavelli sinh vào năm 1469 và ông đóng vai trò là một người ngoại giao, chính trị gia và chỉ huy của lực lượng dân quân Florentine, nhưng cuộc đời chính trị của ông bị đứt đoạn bởi một thuyết âm mưu chống lại mình vào năm 1513. Sau khi bị tra tấn, nhưng chưa bao giờ thú nhận, Machiavelli được thả ra và ông từ giã khỏi chính trị và dành phần đời còn lại cho việc viết. Là một nhà quan sát sắc sảo khía cạnh chính trị của con người, Machiavelli tin rằng hầu hết mọi người hoàn toàn nhầm lẫn về bản chất chính trị và những hiểu lầm này vẫn tồn tại cho tới nay. Các ý tưởng của Machiavelli mà ta sắp bàn luận này có thể trông dị giáo với một số người, nhưng chúng là ý tưởng đáng quan tâm bởi nếu chúng là sự thật, vậy thì nó có thể thay đổi triệt để cách ta tiếp cận thế giới chính trị và cách ta theo đuổi tự do, hay như James Burnham viết trong cuốn The Machiavellians:
“Nếu sự thực chính trị do Machiavelli tuyên bố hoặc ước chừng được nhiều người biết đến rộng rãi, sự thành công của chuyên chế và mọi hình thái chế độ chính trị áp bức khác sẽ khó có khả năng xảy ra. Sự tự do sâu sắc sẽ khả thi trong xã hội hơn niềm tin của Machiavelli về tính khả đạt.” (James Burnham, The Machiavellians)
Bước đầu tiên để có góc quan chuẩn xác hơn về bản chất chính trị đó là nhận ra rằng ta thường thất bại trong việc phân định cái thực khỏi lý tưởng trong các công thức cho mọi vấn đề chính trị của mình. Thay vì tìm kiếm các lý thuyết trừu tượng của triết gia, hoặc quan điểm duy tâm do chính trị gia thốt lên, ta cần nhìn cách mỗi người hành động trong lĩnh vực chính trị. Nói cách khác, ta cần phân biệt ước muốn về cách chính trị nên hoạt động khỏi hiện thực về cách nó hoạt động. Đây chính là một trong những mục tiêu trước hết của Machiavelli khi viết về tác phẩm nổi tiếng nhất mang tên The Prince, hay như ông lý giải:
“…ý định của tôi là viết nên thứ có thể hữu dụng với kẻ hiểu nó, dường như với tôi, việc theo đuổi sự thực của vấn đề hơn là trí tưởng tượng về nó là điều thích đáng hơn cả; bởi nhiều người đã hình dung về các nền cộng hòa và công quốc trên thực tế chưa bao giờ được biết tới hoặc chứng kiến, vì cách một người sống quá xa biệt so với cách anh ta nên sống, nên ai bỏ qua những gì đã làm cho những gì đáng ra nên làm, sẽ tác động tới sự lụi tàn sớm hơn nhiều so với gìn giữ…” (Niccolò Machiavelli, The Prince)
Theo Machiavelli, bản chất của chính trị ko phải là theo đuổi một xã hội tốt đẹp, thực hiện phúc lợi chung, nó về cơ bản cũng ko phải cơ chế tối ưu hóa phúc lợi hay hợp tác xã hội. Một số hình thái tổ chức xã hội có thể lợi ích cho các mục tiêu này, trong khi số còn lại hoàn toàn đối nghịch với chúng, nhưng điều định hình chính trị ở mọi thời đại, và ở mọi sự biểu lộ của nó đó là lĩnh vực nơi đàn ông và phụ nữ cạnh tranh theo cách công khai và kín đáo vì quyền lực và kiểm soát người khác. Mục tiêu chủ chốt của chính trị gia, hay bất kỳ thành viên nào trong tầng lớp tinh hoa thống trị luôn luôn như nhau – củng cố, gia cường và gia tăng quyền lực.
Cuộc tranh đấu quyền lực xã hội này ko phải trò chơi mà tất cả đều tham gia và điều này dẫn tới một nguyên lý khác của Machiavelli về bản chất chính trị và tác động của nó lên xã hội. Theo như Machiavelli, một xã hội luôn chia thành 2 tầng lớp: thống trị và bị trị, hay như Burnham viết:
“[Tầng lớp thống trị], luôn luôn là thiểu số, thực hiện mọi chức năng chính trị, độc chiếm quyền lực và tận hưởng lợi thế mà quyền lực mang lại, trong khi [tầng lớp bị trị] luôn luôn là số đông, bị chi phối và điều khiển bởi tầng lớp đầu tiên theo một cách ít nhiều hợp pháp, bây giờ là ít nhiều độc đoán và bạo lực, và cung cấp tầng lớp thứ nhất…các phương tiện sinh hoạt vật chất và công cụ cần thiết cho khả năng tồn tại lâu dài của tổ chức chính trị.” (James Burnham, The Machiavellians)
Nếu mục tiêu chủ chốt của những ai trong tầng lớp thống trị ko phải là cải thiện xã hội – dù nó có thể là sản phẩm phụ đến từ một số hành động – mà là gia tăng quyền lực riêng mình, vậy tại sao những người ở tầng lớp bị trị, luôn luôn lớn hơn ở số lượng, chấp nhận thực trạng này? Machiavelli nhận ra một số công cụ dùng bởi tầng lớp thống trị nhằm phát triển quyền lực và các công cụ này bao gồm vũ lực, gian trá, lừa gạt và chiến lược tái phân phối của cải mà chúng chiếm đoạt. Tuy nhiên, chẳng cái có nào hiệu quả ở khoản củng cố sự thống trị và cho phép chúng vươn vòi ra nhiều lĩnh vực xã hội hơn nữa nếu thiếu đi sự tồn tại của thần thoại, ý thức hệ, tôn giáo hay công thức chính trị biện minh. Nói cách khác, kẻ thống trị luôn dựa vào sự hợp pháp hóa việc truyền tải các ý tưởng có lợi cho mục tiêu mình và bằng cách nào đó thuyết phục được đám đông về tính cần thiết của sự cai trị, hay như David Hume viết:
“Do đó, có ý tưởng cho rằng chính quyền được thành lập, và câu châm ngôn này dành cho các chính quyền chuyên chế và quân sự nhất, cũng như chính quyền tự do và được lòng dân nhất.” (David Hume, Essays Moral, Political, Literary)
Trong phần lớn lịch sử, công thức chính trị, hoặc sự biện minh cho ách cai trị tinh hoa được gắn liền với tôn giáo. Lý do vị vua ngồi trên vương vị và quần chúng làm việc quần quật dưới chân mình là vì Chúa muốn như vậy. Ở phương Tây, Chúa ko còn quyền lực hợp pháp hóa kẻ thống trị, nhưng thay vì là Chúa, một ý tưởng mới đã nảy sinh và đó là ý tưởng mơ hồ về ý chí người dân. Dân chủ là công thức hợp pháp hóa cấu trúc chính trị ở thời đại ta bằng cách dạy rằng mình là những kẻ thống trị thực sự và chính trị gia chỉ là người hầu và đại diện trung thành của mình.
Một số có thể thắc mắc liệu khả năng bỏ phiếu có khiến cho góc quan sâu sắc về bản chất chính trị của Machiavelli lỗi thời hay ko. Đáp án cho câu hỏi này bởi những người theo truyền thống của Machiavelli rõ ràng là ko. Khả năng đánh dấu vào ô bên cạnh cái tên mỗi vài năm ko khiến cho thế giới loại bỏ bớt những cá nhân thèm khát quyền lực, nó cũng ko loại bỏ trò chơi quyền lực của thế giới mà Machiavelli định nghĩa là nền tảng chính trị. Bởi kể cả trong nền dân chủ, nhiều vị trí quyền lực xã hội ko thông qua quá trình bỏ phiếu, đạt được bằng các phương tiện như tích lũy của cải dồi dào, gia đình trị hoặc bổ nhiệm chính trị. Và với các chính trị gia mà mình bầu chọn thì việc tin rằng ta là kẻ thống trị chứ ko phải ngược lại là suy nghĩ mơ tưởng, hay như Mikhail Bakunin giải thích:
“Cho dù cảm xúc và ý định của họ có thể dân chủ tới đâu, một khi [chính trị gia] đạt được chức vụ cao, họ chỉ có thể nhìn xã hội tương tự cách một hiệu trưởng nhìn vào học sinh mình, và bình đẳng giữa hiệu trưởng và học sinh ko thể tồn tại. Một bên là cảm giác ưu việt chắc chắn bị gợi ra bởi vị thế ưu việt; bên còn lại là cảm giác kém cỏi đến từ tính ưu việt của giáo viên…” (Mikhail Bakunin, The Illusion of Universal Suffrage)
Cho dù quyền lực đạt được bằng bầu cử, vũ lực, hay gian trá, kết quả phần lớn như nhau: Quyền lực vượt trên người khác sinh ra từ ham muốn có nhiều quyền lực hơn và thậm chí trong nền dân chủ, cũng có sự phân chia rõ rệt tồn tại giữa tầng lớp thống trị và bị trị. Nhưng ta sẽ làm gì với những khám phá này của Machiavelli? Ta có nên chấp nhận địa vị làm con tốt thí trong trò chơi của những người đàn ông và phụ nữ với động lực nền tảng là tích lũy nhiều quyền lực hơn và sử dụng nó để điều khiển ta? Một trong những mục đích của tác phẩm đến từ Machiavelli đó là mở rộng tầm mắt mọi người về cách chính trị hoạt động nhờ đó có thể đề ra các chiến lược hiệu quả hơn để chống lại mưu đồ của tầng lớp tinh hoa thống trị, hay như ông viết trong lá thư gửi bạn:
“Nếu tôi hơi quá đúng lúc khi miêu tả những con quái vật này bằng mọi đường nét và sắc thái, tôi hy vọng nhân loại sẽ biết tới chúng, tốt hơn là tránh xa nó, luận án của tôi vừa là lời châm biếm chống lại nó, vừa là tính cách thực của nó…” (Niccolò Machiavelli, from a Letter to a Friend)
Machiavelli tin rằng tri thức tốt hơn về kẻ thống trị sẽ giúp ta thoát khỏi một trong những cái bẫy dẫn nhiều quốc gia vào bàn tay bạo chúa. Đó là những lời kêu gọi cho sự đoàn kết chính trị ta thường nghe. Vì sự đoàn kết, khi truyền bá cho thành viên của tầng lớp thống trị hay một trong những người biện hộ nó, ko phải con đường giúp gia tăng tự do, mà thay vào đó là con đường tới địa ngục chuyên chế, hay như Burnham lý giải:
“Bởi vì Machiavelli ko phải nhà tuyên truyền cũng như người biện hộ, bởi vì ông ta ko phải kẻ mị dân của bất kỳ đảng hay giáo phái hay nhóm nào, ông hiểu và nói về cách lời kêu gọi “đoàn kết” là mặt nạ nhằm đàn áp mọi sự đối nghịch đạo đức giả ra sao, mọi niềm tin cho rằng tự do là thuộc tính riêng biệt của bất kỳ cá nhân hay nhóm nào dối lừa hoặc sai lầm trầm trọng ra sao – hoàng tử hay nhà dân chủ, quý tộc hoặc người dân hoặc “quần chúng”.” (James Burnham, The Machiavellians)
Tự do ko sinh ra bằng đoàn kết chính trị, đúng hơn, tự do, như lịch sử đã minh chứng, sinh ra từ các vết rạn nứt xuất hiện khi tầng lớp thống trị chia rẽ chống lại chính nó. Thậm chí lý tưởng hơn cho tự do là sự tồn tại của các thể chế quyền lực xã hội độc lập đối trọng lẫn nhau bằng cách chia tách những ai mong muốn cai trị thành các phe phái riêng biệt và cạnh tranh. Một ví dụ điển hình của điều này xảy ra vào giai đoạn lịch sử ban đầu của phương Tây, hay như Gerard Casey viết trong Freedon’s Progress?:
“Khi thế giới phương Tây bắt đầu ổn định sau sự sụp đổ của La Mã, sẽ ko có một mà là hai chính quyền, cả hai đều ko hoàn toàn đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối của cá nhân. Trong tình cảnh căng thẳng giữa [nhà thờ] và [nhà nước], một ko gian được tạo ra cho phép tự do phát triển. Sự tự do này có hình thù cụ thể vào thời Trung Cổ với sự xuất hiện của thương mại, công nghệ, thành phố và đại học, tất cả thể chế và thông lệ này hình thành nên cột sống xã hội trong thế giới có thể công nhận là hiện đại và vẫn tồn tại với ta ngày nay.” (Gerard Casey, Freedom’s Progress?)
Góc quan về thế giới chính trị của Machiavelli cho rằng thay vì than thở về sự chia rẽ dường như xuất hiện ở tầng lớp tinh hoa thống trị ngày nay, thay vào đó, ta nên nhìn nó như sự phát triển tích cực. Bởi cuộc đấu đá nội bộ này sẽ làm suy yếu nó và phơi bày bản chất thực của nó cho nhiều người hơn. Nhưng ta ko nên thư thái thỏa nguyện với hy vọng rằng tầng lớp thống trị sẽ chia rẽ chống lại chính nó và ta chỉ có thể ngồi yên và xem diễn biến. Cách tiếp cận thụ động như vậy sẽ chỉ khiến ta lệ thuộc vào bất kỳ phe phái nào nẫng được tay trên. Thay vào đó, khi tầng lớp thống trị tinh hoa bị suy yếu, cơn thèm khát tự do trong tầng lớp bị trị phải được đẩy lên cao trào. Bởi tự do chỉ có thể đạt được bởi những ai thực sự muốn nó và sẵn lòng hành động khi hướng tới mục tiêu này, hay như Frederick Douglass, người Mỹ thế kỷ 19 thoát khỏi ách nô lệ đã viết:
“Toàn bộ tiến trình lịch sử tự do của con người cho thấy rằng mọi sự nhượng bộ vẫn chưa thực hiện…sinh ra từ cuộc đấu tranh nghiêm túc nhất…Sự tranh đấu này có thể là đạo đức; hoặc có thể là vật chất, hoặc có thể là vừa đạo đức vừa vật chất. Quyền lực ko thừa nhận điều gì nếu ko có yêu cầu. Nó chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ. Chỉ cần tìm ra những gì con người phục tùng, và ta sẽ thấy lượng bất công và sai trái chính xác sẽ được áp đặt lên họ…Giới hạn của bạo chúa được quy định bởi mức chịu đựng của những ai mà chúng áp bức.” (Frederick Douglass, West India Emancipation)