“…thế giới sẽ được cai trị một cách hạnh phúc nhất nếu nó ko bao hàm một vài tập hợp…cùng với cái đi kèm của chế độ chuyên quyền và ách cai trị chuyên chế, mà là một xã hội với Các Nhà Nước nhỏ bé.” (Saint Augustine, The Political Aspects of Saint Augustine’s City of God)
Các bang và tỉnh của quốc gia có nên chia tách và trở nên tự trị về mặt chính trị? Các hạt, thành phố và cộng đồng có nên làm tương tự? Đâu là kích thước tối ưu cho bộ phận chính trị? Trong Video này, chúng tôi sẽ khám phá vì sao các nhà nước-quốc gia có dân số quá lớn trên thế giới, và tại sao phi tập trung hóa – ko bầu các chính trị gia khác nhau lên nắm quyền – là thuốc giải cho nhiều vấn đề xã hội và chính trị làm ta phiền não.
Trong cuốn The Breakdown of Nations, nhà kinh tế học và khoa học chính trị thế kỷ 20 Leopold Kohr viết:
“…giải pháp cho các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt dường như ko nằm ở sự tạo thành các đơn vị xã hội vẫn còn lớn hơn và chính quyền bao quát hơn với cơ cấu hiện giờ đang cố gắng bằng cơn cuồng tín ko thể tưởng tượng nổi như này bởi chính khách của ta. Nó dường như nằm ở sự loại bỏ những sinh vật phát triển quá cỡ mang tên các cường quốc lớn mạnh, và trong việc khôi phục hệ thống lành mạnh của các nhà nước nhỏ bé và dễ dàng điều khiển chẳng hạn như các thời đại đặc trưng gần đây hơn.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
Nhà nước-dân tộc (Nation-state) thời hiện đại, bao gồm các vùng đất đai rộng lớn và hàng triệu triệu người, được sinh ra ở châu Âu vào giữa thế kỷ 17, và hình thái tổ chức chính trị này là sai lầm lịch sử. Nhà nhân chủng học Robert Carneiro ước tính rằng trong 99.8% lịch sử nhân loại, các bộ phận chính trị nhỏ bé và phi tập trung là chuẩn mực. Kể cả trong 6000 năm qua, các hệ thống tập trung rộng lớn – dù là vương quốc hay đế chế – vẫn là điều dị thường. Từ thành bang Hy Lạp Cổ Đại cho đến hàng ngàn năm Trung Cổ ở Châu Âu, cho tới thuộc địa của Pennsylvania và New England ở thời kỳ đầu Châu Mỹ, cho tới Thụy Sĩ từ thế kỷ 12 tới 18, có rất nhiều ví dụ lịch sử về khu vực phi tập trung về mặt chính trị.
“Thật ấn tượng khi đọc lại lịch sử bằng con mắt cởi mở với sự cố chấp của truyền thống [phi tập trung hóa] này, bởi ta bắt đầu lập tức nhìn thấy sự tồn tại của cộng đồng địa phương chống độc đoán, tự lập, tự điều chỉnh là nền tảng cho ghi chép con người cũng như sự tồn tại của nhà nước tập trung hóa, toàn quyền, phân cấp, và cổ xưa hơn, bền vững hơn, và lan rộng hơn.” (Kirkpatrick Sale, Human Scale Revisited)
Tại sao các bộ phận phi tập trung chính trị lại phổ biến như vậy xuyên suốt lịch sử? Có thể nào hình thức tổ chức chính trị này phù hợp với bản chất con người và có lợi cho sự phát triển cá nhân và xã hội? Để tìm hiểu ý tưởng này, hãy vạch ra một số vấn đề mà thế giới phi tập trung hóa có thể giải quyết.
Một trong những vấn đề làm quốc gia ngày nay khổ sở đó là sự phân cực ngày càng tăng giữa những người ở cánh tả và hữu, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, và giữa những ai yêu quý tự do và những ai ưu thích chế độ độc đoán. Bất kể đảng phái chính trị nào nắm quyền, và bất kể chính sách, luật lệ và quy luật nào được áp đặt, thì vẫn có một thiểu số đáng kể, hoặc trong vài trường hợp là đa số buộc phải phục tùng một nền chính trị mà họ bất đồng. Tình huống này thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh văn hóa, khiến các nước láng giềng chống lại lẫn nhau, và gia tăng khả năng nội chiến.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu, thay vì là vài trăm quốc gia, thế giới bao gồm hàng ngàn, hoặc thậm chí hàng chục ngàn, bộ phận chính trị tự quản – mỗi cái được tự do thử nghiệm hình thái cai trị riêng mình? Một vùng ven biển có thể thử nghiệm tình trạng tự do thị trường vô chính phủ, một thành thành-bang có thể thi hành chủ nghĩa xã hội, một cộng đồng nông thôn có thể chọn sự cai trị của vị vua, một vùng thung lũng núi có thể là nền dân chủ, trong khi một nhà nước trên đảo nhỏ có thể thử nghiệm chế độ nhân tài. Với cấu trúc cai trị lớn hơn nhiều và đa dạng, sẽ có nhiều quyền tự do lựa chọn chính trị và nhiều cơ hội cho cá nhân hơn để sống với những ai có chung tầm nhìn xã hội với mình.
“Khá rõ ràng là có vô số ý muốn và sở thích cá nhân và khu vực khác nhau có thể đảm nhiệm ở thế giới gồm quốc gia nhỏ bé tốt hơn nhiều so với hệ thống quyền lực to lớn hoặc tệ hơn, trong một thế giới quốc gia siêu khổng lồ…Nếu tự do lựa chọn được xem là lợi thế kinh tế, tại sao ko phải về mặt chính trị? (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
Hơn nữa, trong một thế giới phi tập trung, bất kể hình thức chính phủ tồn tại ở từng bộ phận chính trị nhỏ bé như nào, có khả năng là số đông sẽ hiệu quả và đáp ứng hơn nhiều so với chính phủ khổng lồ ở thế giới ta. Bởi khi nói tới chức năng chính phủ, kích cỡ là yếu tố quan trọng, và chính phủ càng lớn, nó càng bị quấy rầy hơn bởi tệ nạn và mục nát đặc thù của mọi bộ máy quan liêu rộng lớn. Hay như Kirkpatrick Sale tiếp tục:
“Thực vậy, kích thước có thể được cho là biến số quan trọng ở [chính phủ]. Quan trọng hơn, chẳng hạn là hệ tư tưởng đi – một đảng phái có kỷ luật rộng lớn như Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng giống như một đảng rộng lớn vô kỷ luật như Đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ, cồng kềnh, ko đại nghị, phi dân chủ, kém hiệu quả và thường ko thể thực hiện các chính sách ban hành, ko phải vì hoạt động chính trị, mà là vì kích thước đảng phái.” (Kirkpatrick Sale, Human Scale Revisited)
Một thế giới phi tập trung hóa cũng sẽ khuyến khích công dân tham gia và chống lại sự thờ ơ mà đa số thể hiện đối với chính trị ở nền dân chủ hiện đại. Bởi sự tham gia chính trị của hầu hết mọi người bao gồm phàn nàn về các vấn đề và bỏ phiếu một lần mỗi 4 hoặc 5 năm chỉ để xem chính phủ, bất kể người được bầu là ai đi nữa – và tầng lớp thân hữu nối khố và đầu sỏ – phát triển của cải và quyền lực. Sự bất lực của người thường trong việc thay đổi chính trị quốc gia, cùng với khoảng ngăn cách lớn tồn tại giữa kẻ bị trị và thống trị, đang gây ra tình trạng bất ổn xã hội và điều kiện hóa con người cho sự xuất hiện của hình thức cai trị toàn trị.
“Sự thiếu kiểm soát đến từ cá nhân vượt trên thể chế…ko chỉ ảnh hưởng cuộc đời mà còn quyết định kế sinh nhai của anh…trên thực tế là một bài huấn luyện hoàn hảo để chấp nhận chủ nghĩa toàn trị.” (Herman Daly, Steady State Economics)
Trong thế giới phi tập trung, cá nhân sẽ có sức ảnh hưởng hơn thể chế tác động họ. Bởi tình huống ở mỗi bộ phận chính trị nhỏ bé sẽ tương đồng với nền chính trị địa phương ngày nay định hướng quanh cộng đồng nhiều hơn và dễ uốn nắn hơn nền chính trị lạnh lùng và ko thể với tới tồn tại ở mức liên bang. Ví dụ, ở thành bang Hy Lạp Cổ Đại phi tập trung, công dân hoạt động chính trị vì quan điểm của họ có ý nghĩa – họ có quyền lực thay đổi số phận thành phố. Hay như Kirkpatrick Sale giải thích:
“Thậm chí Athens, có lẽ ngổn ngang hơn hầu hết thành phố Hy Lạp bởi vì kích thước và tính nổi bật của nó…ko bị cai trị ở các thầy pháp đế quốc và pharaoh, mà là bởi một cộng đồng tập hợp, đại hội quốc dân (Ecclesia), cuộc tụ họp thường xuyên của…công dân muốn tham gia, điều này biến mọi quyết định quan trọng và đặt ra mọi chính sách dẫn lối và sau đó bầu ra một cơ quan luân phiên gồm các công dân, Hội Đồng 500, và sự phân loại các ủy ban công dân để thực hiện nó.” (Kirkpatrick Sale, Human Scale Revisited)
Trong khi một thế giới phi tập trung hóa sẽ ko phải là một Utopia, vấn đề của bất kỳ bộ phận chính trị đơn lẻ nào đối mặt sẽ nhỏ hơn về mức độ so với vấn đề tồn tại trong thế giới quốc gia to lớn của mình, bởi như Carl Jung chú giải: “Quốc gia to lớn có nghĩa là thảm họa to lớn.” (Carl Jung, C.G. Jung Speaking) Xem xét vấn đề chiến tranh muôn thuở. Ví dụ, ở thời Trung Cổ cực kỳ phi tập trung, chiến tranh là phổ biến nhưng vì nó diễn ra giữa các chính thể nhỏ bé với dân số và tài nguyên hạn chế nên chúng ở mức địa phương và ngắn ngủi. Ngược lại, hai trong số các cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử được tiến hành trong thời kỳ nhà nước-dân tộc.
“…ghi chép lâu dài về con người đề xuất rằng vấn đề phòng thủ và đấu tranh bị làm trầm trọng hơn, ko được giải quyết bởi quốc gia to lớn, và rằng các xã hội nhỏ hơn…có khuynh hướng tham gia vào việc ít chiến đấu và ít hệ quả bạo lực hơn…Trên thực tế, trong thế giới xã hội nhỏ bé, bản thân kích thước có khả năng đóng vai trò như vài kiểu ngăn cản gây hấn. Ai có thể hình dung ra lục địa Châu Mỹ thậm chí bao gồm 50 quốc gia khác nhau quyết định tập hợp nguồn lực của mình để chiến đấu với một quốc gia nhỏ bé quay quanh thế giới ở các khu rừng rậm Đông Nam Á nào? (Kirkpatrick Sale, Human Scale Revisited)
Một mối bận tâm đó là trong thế giới phi tập trung, một quốc gia đơn lẻ, rộng lớn và gây hấn có thể xuất hiện và nuốt chửng nhiều bộ phận chính trị nhỏ hơn. Nhưng có lý do để tin rằng điều này có thể sai. Đầu tiên, xét về mặt chiến thuật, một cường quốc lớn sẽ rất khó chinh phục vô số bộ phận chính trị nhỏ bé và độc lập, hơn là chinh phục một hay hai quốc gia lớn. Thứ hai, nhiều bộ phận chính trị sẽ cho phép mức tự do lớn hơn nhiều so với hiện tại, và sự tự do kinh tế này có thể cho phép xuất hiện những đổi mới ko lường trước được ở các vấn đề phòng vệ cộng đồng. Và thứ ba, khi đối diện với mối đe dọa từ một thế lực lớn hung hăng bên ngoài, các bộ phận chính trị phi tập trung, nhỏ bé trong lịch sử đã hình thành các liên minh phòng thủ thành công. Lấy 1 ví dụ, Liên Minh Hanseatic – một liên minh phòng thủ của các thương hội và phố chợ ở Tây Bắc và Trung Âu vào cuối thời Trung Cổ – có thể chống lại mối đe dọa quân sự bên ngoài trong hàng thế kỷ.
“Trên thực tế, ghi chép về Châu Âu thời trung cổ trong thời điểm khi các lãnh thổ nhỏ đối diện với quốc gia đang trỗi dậy, hoàn toàn dồi dào các liên minh và liên đoàn và hiệp ước và tổ chức giữa các thị trấn và thành phố kết hợp nhau để thiết lập hòa bình và chống lại sự xâm nhập quân sự từ bên ngoài.” (Kirkpatrick Sale, Human Scale Revisited)
Vấn đề với chuyên chế cũng sẽ dễ dàng quản lý hơn nhiều trong thế giới phi tập trung. Bạo chúa chắc chắn sẽ vẫn tồn tại, nhưng vì sức mạnh bạo chúa lấy được từ nền công dân, dân số nhỏ hơn sẽ đặt giới hạn lên sức mạnh chính trị. Hơn nữa, trong thế giới bao gồm hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn bộ phận chính trị, người dân có thể dễ dàng bỏ phiếu bằng chân và rời khỏi những nơi thiếu vắng tự do, theo đó làm cạn kiệt nguồn lực bộ phận chính trị bị nhiễm chuyên chế. Hãy đối chiếu điều này với nền chuyên chế ngày nay, trong đó chính phủ độc đoán thống trị hàng triệu người và việc chạy trốn khỏi một nhà nước-dân tộc này chẳng khác gì chuyển từ hình thái chuyên chế này sang hình thái khác.
Sự chuyên chế lây nhiễm địa cầu đang trở nên tồi tệ qua từng năm, và nếu các nhà nước-dân tộc tiếp tục đoàn kết dưới sự bảo trợ của tổ chức toàn cầu hóa, ta có thể thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa toàn trị toàn cầu đặt ta vào bờ vực sụp đổ xã hội. Bởi như Arnold Toynbee kết luận trong cuốn sách 12 tập mang tên Study of History, giai đoạn cuối của nền văn minh, trực tiếp dẫn nó tới sụp đổ, là “sự thống nhất chính trị bằng vũ lực trong nhà nước chung.” Phi tập trung hóa là cách thoát khỏi con đường nguy hiểm này. Hoặc nếu con đường này ko thể thoát khỏi, phi tập trung hóa sẽ là phương tiện sửa chữa thế giới sau sự hủy diệt gây ra bởi thống nhất chính trị. Với những ai tin vào sự đáng ao ước của phi tập trung hóa, bây giờ là lúc khuyến khích phẩm hạnh của nó và hành động để tạo ra sự tự quản chính trị tốt hơn ở quy mô địa phương. Những kẻ hoài nghi và bi quan sẽ chống lại điều đó trong thời đại toàn cầu và tập trung hóa, một thế giới phi tập trung chỉ là giấc mơ hão huyền. Nhưng như triết gia Leszek Kolakowski người Ba Lan chỉ ra:
“Có thể là điều bất khả thi tại thời điểm nhất định chỉ có thể trở nên khả thi bằng cách tuyên bố tại thời điểm nó là bất khả thi.” (Leszek Kolakowski)
Hay như Kirkpatrick Sale kết luận trong cuốn Human Scale Revisited:
“Ta có thể tiếp tục như hiện tại, hướng tới sự hỗn loạn chính trị và kinh tế lớn hơn…Hoặc, ta có thể làm việc để đạt được hệ thống và tổ chức có quy mô mà mình có thể điều chỉnh, định hình lại phong cảnh để cho phép các khu định cư lành lặn về mặt sinh thái và bắt nguồn từ địa phương, để tạo ra cho bản thân một thế giới mà trong đó xã hội, nền kinh tế, chính trị của ta trên thực tế nằm trong bàn tay của những cá nhân tự do đó, những cộng đồng và thành phố đa dạng đó sẽ bị ảnh hưởng bởi họ – tất nhiên, một thế giới ở quy mô con người.” (Kirkpatrick Sale, Human Scale Revisited)