Shakespeare đã nhận định một cách nổi tiếng rằng “tất cả thế giới là một sân khấu, và tất cả đàn ông và phụ nữ chỉ đơn thuần là người chơi” và chất lượng sống kiểu sân khấu này ko đâu rõ ràng hơn ở thế giới xã hội. Bởi thế giới xã hội ko, và sẽ ko bao giờ là 1 thế giới nơi ta lộ diện bản ngã thật của mình. Tổng thế tính cách của ta là sản phẩm của gen, môi trường, và sự tương tác của cả 2, nhưng ta là ai ở chốn công cộng chỉ là một lát cắt của cái tổng thể này. Từ rất sớm trong cuộc đời, ta học cách phóng đại những nét đặc trưng của tính cách có khả năng tạo ra sự chấp thuận xã hội cao nhất, trong khi hạ bớt và giấu đi những nét đặc trưng mang lại sự chối từ và chế nhạo. Quá trình này dẫn tới sự tạo thành lớp mặt nạ xã hội, hay thứ có thể gọi là Persona, và như Carl Jung giải thích, Persona:
“…là 1 thỏa hiệp giữa cá nhân và xã hội về việc 1 người nên xuất hiện như nào. Anh ta lấy 1 cái tên, nhận 1 chức danh, đại diện một văn phòng, anh là cái này hoặc cái nọ. Trong 1 nghĩa nhất định thì tất cả điều này là thật, tuy nhiên trong mối tương quan với tánh cá nhân thiết yếu của kẻ có liên quan, nó chỉ là một thực tại thứ 2, một sản phẩm của thỏa hiệp mà trong đó những kẻ khác thường có phần lớn hơn anh ta.” (Carl Jung, Collected Works Volume 7: Two Essays in Analytical Psychology)
Trong mối thỏa hiệp với xã hội này, một số tình trạng tốt hơn so với những cái khác. Bởi những gì một xã hội cho phép kể cả trong điều kiện lý tưởng, là điều tốt cho đa số, nhưng chưa bao giờ dành cho tất cả. Nếu giá trị và điểm mạnh của tính cách ko phù hợp với xu hướng của sự tuân thủ, thì một Persona xây dựng dựa trên những xu hướng đó sẽ luôn cảm thấy ái ngại. Ta có thể thử giải quyết mâu thuẫn này thông qua kỹ năng diễn xuất siêu việt, học cách sử dụng tốt vai trò mặc cho sự ko ưa của ta dành cho nó, nhưng điều này chẳng bao giờ được xem như là một giải pháp thiết thực:
“Tôi vừa mới đến 1 buổi tiệc nơi mình trở thành tâm điểm của nó; những lời nhận xét dí dỏm tuôn trào ra từ môi tôi, tất cả mọi người cười phá lên và ái mộ tôi, nhưng tôi đã rời đi…và muốn tự bắn chính mình.” (Kierkegaard, Journals and Papers)
Ta sẽ phải làm gì nếu Persona của mình ko đảm nhiệm tốt? Ta có phải cam chịu trước sự thực rằng, thoái lui hơn nữa vào vùng đất bên trong của Psyche, và xa lánh thế giới xã hội cùng với bao cơ hội mà nó mang lại ko? Hay ta có thể tái thiết lại Persona của mình thành thứ phù hợp với tánh cá nhân và cho phép ta điều hướng thế giới xã hội với nhiều thành công hơn ko?
Trong khi thái độ thụ động ta có trong quá trình xây dựng Persona ban đầu có thể khiến nó giống như 1 phần vĩnh viễn của con người mình, nhưng ta có khả năng khắc nét lại mặt nạ ta đeo ở nơi công cộng. Thay vì trở thành người đàn ông hay phụ nữ mà người khác muốn ta trở thành, ta có thể lưu tâm tới minh triết cổ đại để “trở thành người chúng ta là” và ta có thể xây dựng một Persona phù hợp hơn với giá trị và điểm mạnh của tính cách mình. Bởi như Jung chỉ ra, trong quá trình tạo dựng Persona của con người, có 2 nguồn để định hướng nó. Nó có thể là định hướng quay quanh “sự kỳ vọng và nhu cầu của xã hội”, đó là con đường của những kẻ tuân thủ, hay nó có thể định hướng quay quanh “mục tiêu xã hội và khát vọng của cá nhân”, đây là con đường ta phải có được nếu ta bất mãn với vai trò của mình trên sân khấu cuộc đời.
Xây dựng 1 Persona dựa trên nền tảng của tánh cá nhân chính là 1 nhiệm vụ ít người dám làm. Hầu hết tin rằng chỉ thông qua sự tuân thủ thì những người khác mới chấp nhận họ. Tuy nhiên, trở nên khác biệt, ko phải là hồi chuông báo tử cho sự thành công xã hội mà một số người hình dung. Nhiều người trong số chúng ta cảm thấy xiềng xích của sự phù hợp là điều ngột ngạt và do vậy một người đàn ông hay phụ nữ có thể nới lỏng những xiềng xích đó có thể là một cảnh tượng mới mẻ. Bởi miễn là những gì khiến ta đặc biệt ko gây nên sự sợ hãi hay ghê tởm ở những người khác, nó có thể là nguyên vật liệu thô sơ để tạo nên một Persona mạnh mẽ.
Để đạt được thành công xã hội đồng thời loại bỏ xiềng xích của sự tuân thủ đòi hỏi ta trau dồi một lòng tự trọng chân thật về con người mình. Ta phải chấp nhận điều khiến mình đặc biệt nếu ta có bất kỳ hy vọng nào về việc người khác cũng làm điều tương tự vậy. Bởi nếu ta khác biệt, nhưng bất an về sự khác biệt của mình, thì ta sẽ mãi mãi là một kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Do đó, nếu ta chọn khắc nét lại Persona theo 1 cách phản ánh bản sắc cá nhân của mình, trước hết ta cần phát triển 1 nền tảng vững chắc để từ đó xây dựng. Ta nên phấn đấu sống có mục đích, áp dụng những mục tiêu có tính tham vọng phù hợp với giá trị của mình, và thực hiện hành động nhất quán cần thiết để ta đi theo hướng này. Bằng cách làm này, ta sẽ phát triển một lòng tự trọng chính đáng về con người mình, và điều này sẽ được phản ánh thông qua bất kỳ mặt nạ xã hội nào ta chọn để đeo.
Xây dựng lại Persona sẽ chỉ hiệu quả nếu ta gộp quá trình này với 1 sự tận tâm củng cố các kỹ năng xã hội của mình. Bởi những kỹ năng xã hội ko xuất hiện một cách thần kỳ cùng với lựa chọn áp dụng 1 Persona mới và nó có thể bị thiếu sót rất nhiều nếu ta dành nhiều năm ẩn giấu đằng sau một mặt nạ mà ta có lẽ chẳng bao giờ chấp nhận hoàn toàn. Để vượt qua sự thiếu sót này, ta cần đặt bản thân vào những tình huống mình sợ và sẵn lòng trải nghiệm những sai lầm và thất bại đi liền với sự thành thục bất kỳ kỹ năng nào. Bởi chỉ có luyện tập thường xuyên mới tạo ra sự gan dạ, thanh thoát và tự tin sản sinh ra thành công xã hội.
Quá trình này có thể dễ dàng hơn khi ta nhận ra rằng thế giới xã hội ko tràn ngập những cá nhân dò xét từng nước đi của mình. Thay vào đó nó tràn ngập những người đàn ông và phụ nữ mang đầy nỗi nghi hoặc, sợ hãi và bất an của riêng họ. Hầu hết mọi người có khả năng bị sa lầy trong suy nghĩ của chính mình, hơn là nghĩ về cách những người khác hành xử như nào. Sự sai lầm của ta chẳng bao giờ nghiêm trọng như vậy khi ta khám phá ra điều này và nhận ra nó có thể mang đến cho ta một ít tự do khi ta bắt đầu thử nghiệm vai trò mới của mình.
Một trong những cách dễ dàng nhất để cải thiện kỹ năng xã hội đó là nhận ra lợi ích của việc sử dụng từ ngữ một cách tiết kiệm. Ta ko nên cố gắng chi phối tất cả cuộc trò chuyện, bởi như Robert Greene đã chỉ ra trong cuốn sách The Art of Seduction “nói chuyện ko ngớt về [bản thân] là điều phản quyến rũ rõ ràng, bộc lộ ko phải là sự tự mãn mà là bất an.” (Robert Greene, The Art of Seduction) Thay vì lo lắng quá nhiều về điều ta sẽ nói trong mối tương tác xã hội, sự tập trung của ta nên nằm ở ngôn ngữ cơ thể của mình. Bởi nếu lời nói đi kèm với ngôn ngữ cơ thể sợ hãi hay lo âu, thì dù ta có nói gì cũng sẽ chẳng thực sự quan trọng. Học cách bước vào tình hướng xã hội với một tâm trí thoải mái và ngôn ngữ cơ thể phản ánh tính cách điềm đạm và tự tin chính là kỹ năng đáng giá để thành thục, hay như Greene giải thích:
“Nó đã minh chứng được bao nhiêu người có khuynh hướng đánh giá dựa vào ấn tượng đầu tiên và những khó khăn họ gặp phải khi đánh giá lại những nhận định này. Biết được điều này, bạn phải mang thêm sự chú ý cho lần gặp gỡ đầu tiên trước một cá nhân hay nhóm. Nói chung, tốt nhất là giảm bớt những dấu hiệu ko lời và thể hiện một khuôn mặt trung lập hơn. Quá nhiều phấn khích sẽ báo hiệu sự bất an và có thể khiến mọi người nghi ngờ. Tuy nhiên, 1 nụ cười bình tâm, và nhìn vào mắt họ trong những lần gặp gỡ đầu tiên này có thể tạo nên điều tuyệt vời trong việc làm giảm sự kháng cự tự nhiên của họ.” (Robert Greene, The Laws of Human Nature)
Greene còn gợi ý rằng quan sát những cá nhân định hướng thế giới xã hội bằng quyền lực và uyển chuyển, và cố gắng bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ, có thể là phương tiện hiệu quả để nâng cao kỹ năng xã hội của chính mình.
“Nhớ trong đầu rằng cảm giác ở trong 1 vị thế xã hội trịch thượng mang đến cho con người 1 sự tự tin tỏa ra bên ngoài thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Một số cảm thấy sự tự tin này trước khi đạt được một vị trí quyền lực, và nó trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm khi những người khác bị thu hút bởi họ. Một số có tham vọng có thể sẽ thử mô phỏng những dấu hiệu này…” (Robert Greene, The Laws of Human Nature)
Tuy nhiên, kể cả với kỹ năng xã hội được cải thiện, ta cần nhận ra rằng lựa chọn sử dụng 1 Persona phù hợp với tánh cá nhân đồng nghĩa rằng ta sẽ ko được chấp nhận bởi tất cả mọi người. Nhưng sự chấp nhận chung ko bao giờ nên là mục tiêu của ta. Trong 1 thế giới đa dạng như vầy, và với nhiều cá nhân che giấu những bất an, sự chối từ và chế nhạo là điều ko thể tránh khỏi cho dù ta là ai đi nữa. Tuy nhiên, những trải nghiệm như vậy ko nên được dùng như là lời bao biện để quay trở lại bên trong cái vỏ của mình. Thay vào đó ta có thể khôn ngoan áp dụng quan điểm của Goethe đối với mối tương tác xã hội. Vì Goether là một người dành cuộc đời trau dồi tánh cá nhân và tránh xa những áp lực của sự phù hợp, ông cũng là người đạt được sự thành công xã hội vĩ đại. Một trong những mánh khóe của ông ấy chính là tiếp cận mỗi mối tương tác mà ko có bất kỳ sự mong đợi nào về việc người khác nên phản hồi thế nào đối với tính cách xã hội của mình.
“Thật là điên rồ khi hy vọng những người khác sẽ hòa hợp với ta; tôi chẳng bao giờ mong đợi điều đó. Tôi luôn coi mỗi người chính là một cá nhân độc lập, người mà tôi cố gắng để hiểu tất cả những nét riêng biệt của họ, nhưng từ đây tôi ko muốn có thêm sự cảm thông nào nữa. Bằng cách này tôi có thể chuyện trò với từng người, và do đó chỉ mình tôi tạo ra kiến thức về vô vàn tính cách và sự khéo léo cần thiết dành cho việc ứng xử trong cuộc đời.” (Goethe, Conversations with Goethe)
Nhiệm vụ làm lại Persona và thiết lập 1 vai trò hiệu quả hơn trên sân khấu cuộc đời có thể khó khăn, nhất là nếu ta đã dành nhiều năm hay thập kỷ, đeo mặt nạ của 1 kẻ bị ruồng bỏ. 1 số trong chúng ta có thể nhìn vào quá khứ, và tất cả những thất vọng mà mình trải qua, và tự hỏi nếu nó có xứng đáng nỗ lực hay ko. Nhưng trở thành 1 kẻ bị xã hội ruồng bỏ tự thân nó cũng là 1 công việc khó nhằn. Ta càng sợ tương tác xã hội bao nhiêu, ta càng muốn tránh nó bấy nhiêu, và ta càng tránh nó, sự trống vắng của nó càng mở rộng hơn bao trùm lên cuộc sống ta. Do đó, thay vì nhìn nhận nhiệm vụ này là một gánh nặng, ta nên nhìn nhận như cách nó vốn là, một trong những thử thách hiếm có xứng đáng với tất cả những rủi ro mà nó mang lại, bởi như Greene viết trong cuốn The 48 Laws of Power:
“Tính cách mà có vẻ được sinh ra cùng với bạn ko nhất thiết là con người bạn; hơn cả những nét đặc điểm bạn được thừa hưởng, gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp bạn đã giúp đỡ định hình tính cách bạn. Nhiệm vụ khó nhằn của kẻ mạnh chính là kiểm soát quá trình, ko cho phép người khác có khả năng giới hạn và hun đúc chúng. Làm lại bản thân thành một nhân vật có sức mạnh. Tạo dựng bản thân giống như đất sét nên là một trong những công việc vĩ đại và vui thích nhất. Nó về cơ bản biến bạn thành một họa sĩ – 1 họa sĩ tạo nên chính mình.” (Robert Greene, The 48 Laws of Power)