Kể từ khi nền văn minh ra đời, những kẻ cai trị chuyên chế đã gây tai họa cho loài người. Thúc đẩy bởi một cơn khát quyền lực vô độ, những kẻ đó đã cố gắng hết mức để kiểm soát tâm trí lẫn cơ thể của thần dân mình. Nhìn ở phương diện này, lịch sử văn minh phần lớn là lịch sử của những mức độ nô dịch con người khác nhau.
Nhất là trường hợp của chế độ độc đoán hơn, người ta thường cho rằng đám đông chỉ là nạn nhân của sự nô dịch, ko thể thực hiện bất kỳ hình thức phản kháng nào vì mối đe dọa vũ lực của những kẻ nắm quyền. Vào thế kỷ 16, triết gia người Pháp Etienne de La Boétie đã thách thức quan điểm này trong tiểu luận The Discourse on Voluntary Servitude. Ông tranh luận rằng, mọi chính quyền bao gồm chính quyền chuyên chế nhất, chỉ có thể cai trị trong khoảng thời gian kéo dài nếu họ có sự ủng hộ chung của quần chúng. Ko chỉ những kẻ nắm quyền đông hơn rất nhiều so với những kẻ họ cai trị, mà các chính quyền còn dựa vào dân số bị nô dịch để mang đến cho họ nguồn cung cấp tài nguyên và sức người liên tục. Nếu một ngày nào đó, có đủ số người từ chối tuân theo và ngừng giao nộp tài sản và của cải của mình, những kẻ đàn áp họ sẽ, theo lời La Boétie, “trở nên trần trụi và mục nát và vô danh, giống như khi rễ cây ko còn nhận chất dinh dưỡng nữa, cành của nó sẽ khô héo và chết đi.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude) Do đó, sự phục tùng của đám đông ngay cả với chế độ chính trị đàn áp nhất luôn luôn là phục tùng tự nguyện dựa trên sự đồng thuận quần chúng. Như de La Boétie giải thích:
“Rõ ràng là chẳng cần chiến đấu hay vượt qua tên bạo chúa duy nhất này, bởi hắn sẽ tự động bị đánh bại nếu đất nước từ chối đồng ý sự nô dịch của hắn ta: ko nhất thiết phải tước đạt mọi thứ khỏi hắn ta, mà chỉ đơn thuần là chẳng cho hắn cái gì; một đất nước ko cần phải nỗ lực làm điều gì cho chính nó miễn là nó ko làm gì chống lại chính mình. Do đó, chính các cư dân cho phép, hay đúng hơn, gây ra sự nô dịch cho chính mình, vì bằng cách chấm dứt phục tùng, họ sẽ đặt dấu chấm hết cho tình trạng nô lệ của mình. Một người tự nô dịch chính mình, cứa họng mình khi phải lựa chọn giữa việc trở thành nô lệ hoặc người tự do, người đó từ bỏ sự tự do và gánh lấy gông xiềng, bằng lòng với nỗi khốn khổ của mình, hoặc đúng hơn là dường như chào đón nó.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude)
Trong Video này, ta sẽ khám phá góc quan sâu sắc của La Boétie về lý do tại sao con người xuyên suốt lịch sử, và cho đến thời hiện đại, đã hành động chống lại lợi ích tốt nhất của mình và bằng lòng bị nô dịch.
Hầu hết con vật thể hiện bản năng tự nhiên là tự do. Khi cố bắt một con vật, nó sẽ bỏ chạy trong sợ hãi hoặc đáp lại bằng sự gây hấn mãnh liệt. Khi bị tước khỏi môi trường sống tự nhiên của mình và giam cầm, sự mãnh liệt bản năng của nó hao mòn đi và thay thế bởi thờ ơ và chán nản. Do đó, thuần hóa thành công một sinh vật thường đòi hỏi vô vàn thế hệ nhân giống chọn lọc để loại bỏ bản năng lang thang và sống tự do của nó. La Boétie khẳng định rằng ở con người, bản năng tự do này đặc biệt rõ rệt. Tuy nhiên, vô vàn yếu tố xã hội đã làm hao mòn bản năng tự nhiên này qua thời gian, đến mức độ mà giờ đây “tình yêu dành cho tự do dường như ko còn tự nhiên nữa.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude)
Theo La Boétie, một trong những tác nhân này là “sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tục lệ”, hay nói cách khác, khuynh hướng làm quen với các điều kiện xã hội và chính trị của mình. Cũng như một con vật sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt chẳng biết gì về tự do mà nó thiếu và do đó ko chống lại xiềng xích, những ai sinh ra trong cảnh nô dịch của Nhà Nước cũng vậy, thiếu tri thức về ý nghĩa của tự do, và do đó thường chấp nhận sự nô lệ như thể nó là tự nhiên. Khi con người dành những năm tháng thành hình của mình quan sát những ai xung quanh ko chống đối kẻ đàn áp, mà là chấp nhận chúng, và thậm chí yêu mến chúng, tác động của tục lệ thường lấn át bản năng tự do tự nhiên, và sự phục tùng trở thành thói quen. Sự xã hội hóa thành nô lệ của Nhà Nước này tương đồng với câu chuyện Vua Mithridates được cho là đã quen với việc bị đầu độc bằng cách uống lượng nhỏ chất độc qua thời gian: “Giống như ông ta”, La Boétie viết, “ta học cách nuốt, và ko thấy nọc độc của cảnh nô lệ cay đắng.” (Étienne de La Boétie) Hay như ông giải thích sâu xa hơn:
“Đúng là con người từ lúc ban đầu phải phục tùng dưới ràng buộc và vũ lực; nhưng những ai theo sau họ phục tùng mà ko hối hận và sẵn lòng thực hiện những gì tiền thân đã làm vì họ phải làm. Đây chính là lý do vì sao những ai sinh ra dưới gông xiềng và sau đó được nuôi dưỡng và lớn lên trong cảnh nô lệ thỏa mãn, ko cần nỗ lực sâu xa hơn để sống trong hoàn cảnh tự nhiên, ko biết đến bất kỳ trạng thái hay quyền lợi nào, và coi điều kiện mình được sinh ra là khá tự nhiên.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude)
Nhưng chỉ một mình tục lệ thôi vẫn chưa giải thích cho sự sẵn lòng mà con người đồng ý để làm nô lệ, bởi tầng lớp thống trị từ lâu biết rằng để duy trì quyền lực, họ phải đóng vai trò tích cực trong kỹ thuật đồng thuận. “Vở kịch, trò hề, biểu diễn, đấu sĩ, quái vật kỳ dị, huân chương, tranh ảnh, và các loại thuốc phiện khác, đây là miếng mồi ngon tới cảnh nô lệ, cái giá của tự do, công cụ của chuyên chế đối với nguời cổ đại.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude) Trong thời kỳ hiện nay, các công cụ chuyên chế này đã thay đổi hình thái, nhưng bản chất của nó vẫn y nguyên. Nguồn cung vô tận các thú tiêu khiển vô bổ do truyền thông đại chúng mang tới và trò hề kịch tính của các buộc bầu cử chính trị, tất cả đều đóng vai trò làm xao lãng sự tập trung của dân số ra khỏi hiện thực bị nô dịch của họ.
Một chiến lược khác của kỹ thuật đồng thuận dùng bởi các tên bạo chúa cổ đại tương đồng với cái ta gọi là nhà nước phúc lợi ngày nay. La Boétie chú giải rằng vào những ngày nhất định trong năm, tầng lớp thống trị sẽ phân phát bánh mỳ, rượu vang và một chút tiền cho thần dân, và ngay sau đó những ai thỏa mãn và no nê sẽ hét lên “Nhà Vua vạn tuế!”:
“Lũ ngốc ko nhận ra”, La Boétie viết, “rằng họ chỉ đang lấy lại một phần tài sản của mình, và kẻ cai trị ko thể trao cho họ những gì họ nhận mà ko lấy đi từ họ trước tiên.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude)
Nhưng câu tục ngữ bánh mỳ và rạp xiếc ko chỉ là công cụ của chuyên chế, bởi tầng lớp thống trị từ lâu cố gắng ko chỉ khơi dậy sự đồng thuận, mà còn là sự yêu mến và tôn kính của thần dân bằng các kỹ thuật kết nạp dùng bởi tôn giáo để khiến nhà cầm quyền của họ dường như thiêng liêng. Thần thoại, nghi lễ và sử dụng tôn giáo và biểu tượng giáo hội, và xây dựng các công trình biểu tượng quyền lực và uy quyền và giống như các nơi thờ cúng từ lâu được sử dụng bởi tầng lớp thống trị nhằm vay mượn, như lời của La Boétie, “một chút rơi vãi của thần thánh để hỗ trợ đường lối xấu xa của mình.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude)
Bất chấp thực tế rằng sự tự nguyện làm nô lệ cho tầng lớp thống trị chính trị đã thành tiêu chuẩn xuyên suốt lịch sử, La Boétie ko cho rằng tình huống sẽ tiếp tục vô hạn này là điều bất biến. Bởi cũng như những kẻ luôn tìm cách thống trị và lợi dụng người khác, thì mỗi thời đại cũng tồn tại cá nhân theo bản năng chống đối bất kỳ hình thái nô dịch nào và theo đó bị tra tấn bởi xiềng xích mà những người khác dường như ko để ý. “Kể cả nếu tự do hoàn toàn biến mất khỏi trái đất này”, La Boétie viết, “những con người đó sẽ phát minh ra nó. Với họ, cảnh nô dịch ko có gì thỏa mãn, cho dù nó được ngụy trang tốt như nào.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude) Những ai tạo nên đội tiên phong tự do ưu tú này dành phần lớn thời gian giáo dục bản thân và phát triển khả năng phê phán của mình nhằm thức tỉnh người khác về bản chất đồi bại và dối lừa của chế độ chính trị. Hành động này được thực hiện với nhận thức rằng nếu một đám đông phê phán nhận ra cảnh nô dịch và giá trị thực sự của tự do thì tình cảnh tự nguyện nô dịch ở quy mô lớn sẽ kết thúc khá chóng vánh, bởi như La Boétie giải thích:
“Từ mọi sự sỉ nhục này, như là con quái thú trên cánh đồng sẽ ko chịu đựng nổi, ta có thể giải thoát chính mình nếu cố gắng, ko phải bằng cách hành động mà chỉ đơn thuần là muốn tự do. Kiên quyết ko phục tùng nữa, và bạn sẽ được tự do ngay lập tức. Tôi ko yêu cầu bạn nhúng tay vào tên bạo chúa để lật đổ hắn, mà chỉ yêu cầu bạn ko ủng hộ hắn nữa; sau đó, bạn sẽ trông thấy hắn ta, như một bức tượng khổng lồ bị kéo ra khỏi bệ, sụp đổ dưới sức nặng của chính mình và vỡ thành từng mảnh.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude)