“Cái thiện không trở nên tốt hơn bằng cách cường điệu, mà sẽ trở nên tệ hơn, và cái ác nhỏ bé sẽ trở nên to lớn hơn bằng việc bị khinh rẻ và dồn nén. Shadow là một phần bản chất con người, và chỉ vào ban đêm thì Shadow mới không tồn tại.” Carl Jung, Psychology and Religion.
Carl Jung nhấn mạnh rằng mục tiêu phù hợp nhất của mỗi cá nhân đó chính là sự toàn vẹn, không phải hoàn hảo. Con đường dẫn tới một nhân cách vĩ đại, tới một cách thức tiếp cận với đời tốt hơn, nằm ở việc liên hợp những yếu tố của Psyche bị dồn nén từ lâu và chối bỏ – những nhân tố tạo nên thứ mà Jung gọi là phần Shadow của vô thức. Điều gì đã khiến cho hầu hết mọi người chối bỏ và kìm nén vào trong
Shadow của mình? Tất cả những thứ được xem là xấu và vô đạo đức bởi xã hội, tất cả những thứ bị gia đình hay bạn bè ghét bỏ, tất cả những nét tính cách mà lúc ban đầu thể hiện ra bị xem như là trò cười, xa lánh hoặc bị trừng trị.
Nhưng cứ cho là chẳng có một quy tắc đạo đức nào là hoàn hảo và cũng không có một gia đình hay một nhóm bạn bè nào là lý tưởng, trong quá trình thích ứng với thế giới xã hội, chúng ta không chỉ dồn nén những yếu tố mang tính hủy diệt của nhân cách như là một cơn nghiện tình dục mất kiểm soát, giận dữ và những bản năng của một loài thú hoang dã, nhưng đồng thời ta cũng kìm nén những nét đặc trưng tích cực và giúp đi lên trong cuộc sống. Có thể sự quả quyết của ta bị lung lay, những nỗ lực sáng tạo ban đầu bị cười chê, hoặc có lẽ bản tánh cạnh tranh và tham vọng của mình bị những người gần gũi với ta xem như là một mối đe dọa. Kết quả của việc kìm nén những yếu tố của nhân cách vào Shadow đó là ta tự biến mình thành những kẻ dễ bị thuần hóa, vâng lời, dễ đoán – có thể là đáng yêu – nhưng với cái giá phải trả là sức sống tươi trẻ và sự toàn vẹn tâm lý của mình. Trong Video này, ta sẽ khám phá cách để liên hợp bóng tối của mình, và phân tích mối liên hệ giữa Shadow và một bản thân vĩ đại. Hay như Edward Whitmont viết:
“Shadow, khi được nhận ra, là nguồn gốc của sự tái sinh…Khi xảy ra một biến cố, hay những thời điểm khó khăn trong cuộc sống, dù cho một bản ngã được phát triển tốt cách mấy – Ta vẫn phải nhìn vào phần mặt tối không thể chấp nhận được cho đến nay, thứ từng là nơi hữu thức dùng để vứt bỏ.”
Edward Whitmont, Meeting the Shadow.
Để bắt đầu, ta phải hiểu cách mà “phần mặt tối không thể chấp nhận được cho tới nay” lại có thể là chìa khóa mở ra tiềm năng của mình. Bởi chẳng phải những hiểu biết thông thường sẽ cảnh báo ta rằng phần mặt tối của mình chứa một sự quỷ quyệt mà ta cần phải vượt qua sao? Nhưng mối liên hệ giữa việc liên hợp Shadow và sự phát triển của một nhân cách vĩ đại trở nên rõ ràng hơn khi ta hiểu được điều khẳng định của Jung rằng liên hợp bóng tối sẽ dẫn tới sự tự lập.
“…sự liên hợp [bóng tối] này…dẫn đến sự bất tuân và ghê tởm, nhưng cũng dẫn tới sự tự chủ, thiếu đi nó thì quá trình thành toàn sẽ không thể xảy ra.”
Carl Jung, Psychology and Religion.
Khi ta nhận thức về Shadow, trước hết là hiểu biết khái niệm của nó, và sau đó là thông qua việc nhìn nhận bản thân và suy ngẫm ta mới tìm cách khám phá Shadow của cá nhân mình bao gồm những gì, ta đứng trước một sự mâu thuẫn đạo đức, về ý tưởng phiền hà rằng một phần nhỏ của nhân cách ta lại đối nghịch với đạo đức đương thời và những gì mà gia đình, bạn bè, xã hội của ta đánh giá là thiện hoặc ác.
Trong nỗ lực bảo vệ nhân cách của mình, thì hiểu rõ được điều này sẽ giúp ta có cùng lập trường với Nietzsche về việc “vượt qua cái thiện và ác”, và bắt đầu tìm hiểu quy tắc đạo đức mà ta đang thích ứng bây giờ. Trong khi trải qua một sự tìm hiểu như này, ta có khả năng sẽ khám phá ra rằng những sự giả dối, tự mãn, và nỗi sợ hãi lại chính là nền tảng của các quy tắc đạo đức mà ta tuân theo, và thêm nữa, sự chế nhạo và lên án đạo đức thường được thúc đẩy bởi lòng đố kỵ. Để đáp lại hiện thực này, ta có thể muốn hành xử theo cách ít phù hợp với quy tắc đạo đức phổ biến của xã hội ngày nay, con đường mà bị xem như là “ác quỷ” bởi đạo đức xã hội. Không phải là ta muốn trở thành một con “ác quỷ” theo kiểu thực hiện các hành vi tội phạm hay thực hiện hành vi tày trời chống lại đồng loại của mình. Mà “ác quỷ” ở đây là theo kiểu tách bản thân mình ra khỏi những gì ta xem như là khuyết điểm của các quy tắc đạo đức nhờ đó mà ta mới kết nối lại với phần nhân cách lạc mất trong Shadow từ rất lâu. Như Erich Neumann, một học sinh của Jung, giải thích:
“Phân tích về mặt tâm lý của bất kỳ quá trình phát triển thông thường nào sẽ cho thấy rằng, nếu anh trưởng thành, nó không chỉ đơn thuần là điều không tránh khỏi và trên thực tế một cá nhân phải làm điều cần thiết đó là liên hợp một phần đen tối nhất định, và nhờ đó anh có thể vượt qua những mâu thuẫn xảy đến trong quá trình này. Đạt được sự tự chủ đòi hỏi khả năng của bản ngã không chỉ chứa đựng những giá trị của tập thể mà còn phải đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu đi ngược với giá trị tập thể của cá nhân – và điều này đòi hỏi những hành động xấu xa.”
Erich Nemann, Depth Psychology and a New Ethic.
Hầu hết mọi người đều kinh sợ khi nghĩ tới việc đặt câu hỏi, hay những điều cấm kỵ, phá vỡ quy tắc đạo đức mà họ đang tuân thủ. Họ tin rằng những phán xét đứng đắn về thiện và ác đang được áp đặt lên họ bởi trường học, gia đình, bạn bè, và xã hội, chính là thứ tạo nên cấu trúc của thực tại này. Họ không hiểu rằng một điều đạo đức, cũng giống như một xã hội, có thể suy yếu và cần phải loại bỏ. Và do đó, đối với những người đàn ông và đàn bà không có gì nổi bật thì sự tồn tại của Shadow giống như một mối đe dọa cực kỳ lớn đối với hình tượng bản thân vốn đã mỏng manh của họ, một hình tượng được xây dựng qua nhiều năm để phù hợp với những gì người khác kỳ vọng và mong muốn họ trở thành. Nhưng họ lại chẳng bao giờ dám lấy đủ dũng khí để đối diện với những yếu tố của Shadow, bởi nó vẫn chưa biến mất.
Đúng hơn, nó đưa con người vào trạng thái dễ bị chi phối bởi khía cạnh hủy diệt của nó, đi theo bước đường bi thảm của Dr.Jekyll và Mr.Hyde. Khi ở nơi công cộng, hầu hết mọi người đều có lương tri, đạo đức, và khiêm nhường. Nhưng đằng sau cánh cửa khép kín và nằm trong căn lò sưởi ấm và ngôi nhà, Shadow đôi khi sẽ biến họ thành con rối – trở thành những nạn nhân của cơn nghiện trong vô thức, những cơn thôi thúc kỳ lạ, những cơn giận vô cớ và vô vàn các hành vi tự hủy hoại bản thân mình.
“Con người phải nhận ra rằng mình đang sở hữu một Shadow, khía cạnh đen tối của nhân cách mình…nếu chỉ vì lý do rằng anh thường xuyên bị nó áp đảo.”
Erich Neumann, Depth Psychology and a New Ethic.
Hay như Carl Jung đã cảnh báo:
“Bằng cách phớt lờ việc mình sở hữu một Shadow, bạn đã tuyên bố rằng một phần nhân cách của mình chính là thứ hư vô. Sau đó nó sẽ tiến vào vương quốc của sự hư vô, phình to và dần chiếm ưu thế hơn…Nếu bạn loại bỏ những đức tính mà mình không thích bằng việc phủ nhận chúng, thì bạn càng không biết được mình là ai, bạn càng thừa nhận rằng mình không tồn tại, và con ác quỷ sẽ ngày càng béo dần lên.”
Carl Jung, Dream Analysis: Notes of the Seminar Given in 1928-1930.
Trong khi từ chối Shadow sẽ khiến ta dễ bị khía cạnh hủy diệt của nó chiếm hữu, thì việc liên hợp Shadow của mình vào nhân cách hữu thức chính là điều cấp thiết cho sức khỏe của mình. Để có một số cái nhìn sâu sắc về cách thức thực hiện điều này, ta cần tập trung vào việc liên hợp một nét tính cách của Shadow mà nhiều người trong số chúng ta đang cố gắng mòn mỏi để thực hiện: Đó là, sự hiếu chiến (Agression) của mình. Trong xã hội hiện nay, từ “hiếu chiến” thường gợi ra những suy nghĩ bạo lực và tàn phá. Nói cách khác, ta đang tập trung vào một mặt khác của sự hiếu chiến. Bởi có một hình thức hiếu chiến lành mạnh hơn không chỉ cần thiết đối với sức khỏe tâm lý, mà còn cả sự tồn vong của mình. Hình thức hiếu chiến này thôi thúc cảm giác muốn làm chủ bản thân của mình, bắt ta đối diện với nỗi sợ, và thắp sáng ham muốn khám phá và làm chủ thế giới bên ngoài lẫn bên trong của mình.
“Sự hiếu chiến không hoàn toàn mang tính hủy diệt.” nhà phân tâm học Clara Thompson viết. “nó bắt nguồn từ một khuynh hướng bẩm sinh dùng để phát triển và làm chủ cuộc sống, có vẻ như nó là đặc tính của tất cả các loài sinh vật sống. Chỉ khi nguồn sinh lực này bị cản trở trong quá trình phát triển thì những thành phần của tức giận, cuồng nộ, hay căm ghét mới xuất hiện theo đó.”
Clara Thompson, Interpersonal Psychoanalysis.
Không may thay, với nhiều người trong số chúng ta thì nguồn sinh lực của sự hiếu chiến đã bị cản trở xuyên suốt quá trình phát triển. Những hành động gây hấn của ta, dù mang tính xây dựng hay gì khác, cũng không được khuyến khích hay thấu hiểu, mà thay vào đó là những cái cau mày, trừng phạt và thậm chí là bạo lực. Do đó, để thích ứng với môi trường và giảm thiểu xung đột, ta học cách để kìm nén sự hiếu chiến đó vào trong Shadow của mình, và về sau này ta dễ bị dính phải cơn giận dữ, cuồng nộ và hận thù.
Dựa vào những kinh nghiệm hàng thế kỷ với bệnh nhân, nhà trị liệu tâm lý Alexander Lowen đã quan sát thấy rằng:
“Có rất nhiều cá nhân mang một cơn giết chóc cuồng nộ trong vô thức mà họ cảm thấy rằng mình phải che giấu nó đi bởi vì sợ hãi trước tiềm năng hủy diệt của nó… Sự cuồng nộ như này chẳng khác gì một quả bom chưa phát nổ nhưng không ai dám chạm vào.”
Alexander Lowen, Joy.
Nếu ta đã kìm nén sự hiếu chiến vào trong Shadow của mình, vậy làm cách nào ta có thể liên hợp nó theo một cách làm giảm sự giận dữ của mình và giúp ta tiến tới sự toàn vẹn và một nhân cách vĩ đại?
Đoạn văn tiếp theo sẽ mang đến vài lời cảnh cáo và manh mối thích hợp:
“Không có một cách thức nào hiệu quả trong việc liên hợp Shadow. Nó giống như công việc ngoại giao hay quản lý nhà nước và nó luôn là vấn đề của mỗi cá nhân. Đầu tiên, con người phải chấp nhận và nghiêm túc nhìn nhận sự tồn tại của Shadow. Thứ hai, họ phải ý thức được những mong muốn và phẩm chất của nó. Điều này cần một sự chú tâm tỉ mỉ tới tâm trạng, ảo mộng và ham muốn của mình. Thứ ba, một quá trình thương lượng lâu dài là điều không thể tránh khỏi.”
Daryl Sharp, Jung Lexicon.
Sau khi ta nhìn nhận nghiêm túc sự tồn tại của Shadow, tiếp đó ta cần để ý rõ ràng hơn tâm trạng và những tưởng tượng của mình. Chúng ta có trải qua một cơn giận dữ âm ỉ chẳng vì lý do nào không? Lẽ nào ta có những hình ảnh tưởng tượng lặp đi lặp lại đến từ sự oán hận, cay đắng, ghét bỏ bản thân – mong muốn phá hủy hoặc trả thù không? Ở 2 trường hợp này, có khả năng cao là ta chưa liên hợp hoàn toàn sự hiếu chiến của mình vào trong nhân cách của ý thức. Để thực hiện quá trình liên hợp, ta có thể tìm những cách thức an toàn, kiểm soát được, và hiệu quả mà nhờ đó ta bắt đầu sử dụng cơn hiếu chiến của mình nhiều hơn. Một cách thức rõ ràng nhất đó là tìm một môn thể thao cạnh tranh, võ thuật, hay một chế độ tập luyện, thông qua đó ta có thể dần kết nối lại với bản năng hiếu chiến của mình. Nhưng ta có thể, ví dụ, cố gắng tin tưởng vào hành vi của mình hơn, quyết đoán hơn trong lựa chọn, khẳng định nhiều hơn và bảo vệ ranh giới cá nhân của mình, hoặc có khuynh hướng giữ vững chính kiến của bản thân mỗi khi bị đồng nghiệp, gia đình hay bạn bè thử thách. Như Jung giải thích:
“…Sự liên hợp [bóng tối này] không thể diễn ra và dùng cho một mục đích tốt đẹp trừ khi họ thừa nhận những khuynh hướng gắn liền với Shadow và hiểu rõ được chúng ở một mức độ nào đó – tất nhiên, cùng với việc tự đánh giá lại chính mình.
Carl Jung, Psychology and Religion.
Khi trải qua quá trình này, ta không nên bù đắp quá mức cần thiết vào hành vi của mình.
“Trong số tất cả mọi tội lỗi mà ta nghĩ là ngươi đang chứa đựng:” Nietzsche viết. “Vì lẽ đó ta muốn những điều tốt đẹp đến với ngươi. Quả thực, ta thường cười nhạo những kẻ yếu đuối nhưng tự nhận bản thân mình là tốt bởi vì chúng không có nanh vuốt.”
Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra.
Nhưng mục tiêu liên hợp sự hiếu chiến của mình không phải là để trở thành một con người xấu xa, mà nó được dùng để tiếp xúc với những phần năng lượng bị kìm nén và tiềm năng cần thiết cho việc tạo tác nên một nhân cách vĩ đại và quyền lực. Chúng ta muốn có khả năng sử dụng sức mạnh của mình, không phải trở nên bạo lực; tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng không phải một tội ác dã man; có thể đứng lên bảo vệ chính mình và những gì mình tin tưởng vào, không phải xấu xa và bẩn tính.
Nếu ta có thể loại suy phương pháp liên hợp vừa nói trên, và dùng nó để liên hợp những nét tính cách khác của Shadow – có thể là những gì gắn liền với tính dục, sáng tạo, tham vọng hay cơn thèm khát quyền lực của mình – ta sẽ bắt đầu thấy nhân cách của mình thay đổi theo nhiều chiều hướng ấn tượng.
Ta sẽ trở nên vững chắc hơn, làn da cứng cáp hơn, tự chủ hơn trong những phán xét mang tính đạo đức, can trường và tự lập tốt hơn. Nói ngắn gọn, khi liên hợp Shadow chúng ta đang tiến tới một trạng thái lý tưởng đó là sự toàn vẹn tâm lý và đây chính là lý tưởng tạo nên một nhân cách vĩ đại đang dần mất đi trong thế giới hiện đại ngày nay.
“Chấp nhận Shadow đòi hỏi một sự phát triển về chiều sâu vào trong lòng đất của mỗi con người… một chiều sâu mới mẻ nơi sự bám rễ và ổn định được sinh ra.”
Erich Neumann, Depth Psychology and a New Ethic.
Cách để liên hợp nhanh nhất là ám thị cho chính bản thân liên tục:” Hãy suy nghĩ rủi ro về mọi thứ mà mình làm”. Càng có nhiều liên kết noron trong não về phải thực hành kỹ năng đó ám thị có mục đích đó thì bản thân vô thức sẽ không hành động quá hiếu chiến. Và chúng ta thấy mọi thứ tích cực hơn từ tâm trí đó là sợ dây liên kết để chúng ta củng cố nó vào tiềm thức của mình. Mong nhận được phản hồi từ anh nó có đúng không?.?