Nguyên nhân học cao mà vẫn nghèo vẫn chật vật sida hột gà
Bài hay nên re up
Bài này có thể xem là một redpill về giáo dục đại học và bằng cấp
Cre: Sang Do
Hôm bữa mới thông não 1 thằng bạn vụ dân đen bon chen học đại học làm lạm phát bằng cấp, tự hại mình mà còn hại người. Bài này là thuộc về ‘waking down’, những thứ liên quan đến chính trị xã hội. Kiến thức xã hội mình khá ngu, nên bài này open for discussion, dizz thoải mái.
Ngày xưa thì dân đen chỉ cần học xong cấp 3 là quá đủ tín dụng để đc nhận làm những việc thuộc tầng lớp trung lưu Chỉ có những đứa dạng thông minh trở lên mới thích đi học đại học, học vì đam mê và kiến thức. Những người này sau khi học đại học xong thì dĩ nhiên đều làm lớn, ko phải vì họ có bằng cấp, mà bởi vì họ có kiến thức và khả năng để sử dụng kiến thức, và họ có cơ hội giao tiếp + networking với những người cùng đẳng cấp trong môi trường đại học. Những nghề như nhân viên bảo hiểm, dạy thêm, tour guides… ngày xưa chỉ cần bằng cấp 3, ngày nay cần bằng đại học. Những nghề ngày xưa cần bằng 4 năm như junior scientific researchers, quản lý văn phòng,… ngày nay cần bằng master trở lên. Ngày nay 1 thanh niên với tư chất bình thường, phải chịu đấm ăn xôi cày đủ 4 năm đại học cho ra tấm bằng thì mới xin đc những việc thuộc tầng lớp trung lưu. Thanh niên dân đen này vốn ko hề học vì đam mê hay kiến thức, học chẳng vui vẻ gì, học cho qua môn chữ thầy trả thầy, qua 2 tuần hay 1 tháng là quên gần hết kiến thức. Bạn nhớ được bao nhiêu % kiến thức cấp 3 hay đại học của mình? Bạn áp dụng đc bao nhiêu % kiến thức mình học đc trong công việc chuyên môn hằng ngày?
Ngày xưa khi mình còn đi học biochem thì mình thấy khoảng 50% lớp ko đủ tư chất để tiếp thu 100% kiến thức được dạy (học 10 hiểu đc 7 là may). Và trong 50% còn lại đủ tư chất để tiếp thu 100% kiến thức, chắc có khoảng 10% đủ tư chất để áp dụng kiến thức và phát triển ý tưởng. Hiểu và áp dụng là 2 levels cách rất xa nhau, giống như nghe nhạc và chơi nhạc vậy. Túm lại là trong 100 người đi học thì mình thấy chỉ có 10 người nên đi học (vì họ có đủ tư chất để tiếp thu và vận dụng); mình ko thuộc nhóm người này nên mình chấp nhận số phận ngu học của mình, mình bỏ học thay vì chịu đấm ăn xôi chạy theo rat race. Đây là nói về khía cạnh nên hay ko nên đi học. Dù tư chất bạn thấp nhưng bạn thích thì ai mà cấm được; bạn có quyền tự do, giống như con khỉ thích học bơi, ko ai rảnh hay có quyền cấm nó cả. Dĩ nhiên là mọi người đều nên đi học cao hơn, đôi lúc con khỉ tập bơi lại phát minh ra những tư thế bơi mới mà người hay cá ko làm được. Nhưng mà nên đi học vì đam mê kiến thức thay vì 1 tấm bằng.
Bản chất của tấm bằng là gì? Nó là 1 miếng giấy chứng minh bạn đã cày 4 năm đại học và có trình độ (chuyên ngành). Nếu bạn ko làm được gì nổi bật (hầu hết mọi người đều thế), công ty tuyển dụng sẽ ko biết bạn là ai, trình độ bạn ở đâu, và ko dám nhận bạn. Họ cần 1 bên thứ 3, đó là các trường đại học, để xác định trình độ của bạn. Bằng của bạn đến từ trường đại học lớn và uy tín thì bạn càng có nhiều tín dụng; bởi vì để vào trường đại học xịn và sống sót 4 năm để cày đủ các lớp chuyên ngành của trường thì bạn phải có ít nhiều trình độ. Bạn học trường đại học cùi thì tấm bằng của bạn có tín dụng thấp, bởi vì bên tuyển dụng ko tin những trường đại học cùi. Nếu bạn có trình độ thật và tạo ra đc sản phẩm thì sản phẩm của bạn chính là ‘tấm bằng’ của bạn, bạn ko cần tới bên thứ 3 nào để chứng thực trình độ của bạn. Bạn có trình độ để tạo ra giá trị thật thì bạn ko cần bằng cấp. Bạn ko có trình độ để tạo ra giá trị thật thì bạn mới cần bên thứ 3 đảm bảo trình độ của bạn.
Quanh đi quẩn lại để 1 hợp đồng đc ký thì thứ đầu tiên cần có là niềm tin. Người thuê phải tin vào năng lực và lợi ích mà người đc thuê hứa hẹn, thì người thuê mới dám thuê người đc thuê. Level cao thì trực tiếp pr bản thân bằng sản phẩm thật, giá trị thật. Level thấp hơn thì networking, quen bạn bè (hoặc người thân)xịn để đc giới thiệu công việc xịn (như câu thành ngữ giàu vì bạn, sang vì vợ; và câu con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa lại quét lá đa); cách này thì cần bên thứ 3 nhưng nó riêng tư hơn. Khi ko có khả năng network thì mới cần đến bên thứ 3 lớn hơn là trường đại học; tấm bằng là 1 kiểu networking for the mass (số đông – đại trà).
Bằng cấp là một hệ thống rất tiện lợi, mọi người đều vui: bạn ko cần phải là 1 nhân vật xuất chúng để thể hiện trình độ của mình, bên tuyển dụng đỡ mất công điều tra hay tìm hiểu về bạn, và trường đại học – agent cung cấp dịch vụ bán niềm tin – càng dc mọi người công nhận thì càng có uy tín (khi bạn làm đc việc, thể hiện trình độ thì nhà tuyển dụng tin vào trường đại học hơn; khi nhà tuyển dụng nhận bạn vì bạn có bằng thì bạn càng tin vào trường đại học hơn). *mình chỉ đang nói về hệ thống bằng cấp. Nhìn từ khía cạnh khác như trường đại học là 1 nơi bạn đến để tiếp thu và thực hành kiến thức, và là nơi bạn gặp bạn bè và tạo mối quan hệ, thì trường đại học là một nơi rất đáng để đến.
Đáng tiếc là mọi hệ thống đều có lỗi. Và khi quá nhiều người đều ăn gian, exploit the fuck out of the bugs, thì trò chơi trở nên rất chán. Khi mọi người quên đi bản chất thật của tấm bằng, khi mọi người có bằng mà ko có trình độ, khi trường đại học ko bán kiến thức nữa mà thành nơi bán bằng, thì hiện tượng lạm phát tín dụng và bằng cấp xảy ra. Định nghĩa lạm phát tín dụng: quá trình mức tín dụng tối thiểu đc yêu cầu để làm 1 công việc nhất định hay để đánh giá trình độ học vấn của 1 người bị nâng lên (lạm phát).
Khái niệm tấm bằng cũng khá là giống như khái niệm tiền tệ (khái niệm tiền phức tạp hơn nhiều). Bản chất của tiền chỉ là 1 tờ giấy, là một công cụ dùng để trao đổi (medium of exchange). Giá trị của nó dc quy định và phát hành bởi bên thứ 3 rất là uy tín, đó là chính phủ (và dĩ nhiên chính phủ là dân, do dân và vì dân, sure). Bạn có 500k VND, có nghĩa là chính phủ Việt Nam nợ bạn 1 thứ gì đó (tài sản hoặc dịch vụ) có giá trị ‘500k’. Bạn cầm tờ 500k đi mua đồ ăn, có nghĩa là bạn chuyển số nợ mà chính phủ nợ bạn qua 1 bên khác, để đổi lấy giá trị thực là đồ ăn. Bạn cầm tờ 500k VND qua Mỹ thì nó trở lại bản chất thật của nó là 1 tờ giấy, bởi vì ở Mỹ thì chính phủ Mỹ mới là agent quy định bảng giá trị, và dân Mỹ ko có nhu cầu deal với dân VN. Quốc gia càng lớn mạnh thì chính phủ càng có uy tín, giá trị của đồng tiền của chính phủ đó càng đc công nhận, thông dụng, và ổn định. Chính phủ thiếu uy tín và làm ăn chộp giựt như Zimbabwe thì giá trị của tờ tiền còn thấp hơn giá trị của băng giấy vệ sinh. Nhưng cơ bản thì mọi người (người mua, người bán, và người phát hành) đều phải đồng ý với nhau về giá trị của đồng tiền thì nó mới trở thành công cụ trao đổi.
Off topic, go deeper: đồng tiền có giá trị ảo dùng làm công cụ trao đổi giá trị thật (tài sản và dịch vụ). Nhưng bản chất tài sản và dịch vụ cũng là giá trị ảo, dùng làm công cụ trao đổi giá trị thật hơn đó là hạnh phúc (thỏa mãn nhu cầu). Trong cuộc trao đổi này thì bạn cùng lúc vừa là người bán, người mua, người phát hành (bạn tạo ra 1 nhu cầu (tôi muốn có nhà lầu xe xịn), bạn làm việc để thỏa mãn nhu cầu đó (kiếm tiền, mua nhà mua xe), rồi bạn tự cho phép mình hạnh phúc). và bản chất của hạnh phúc, cũng là giá trị ảo, để thỏa mãn cái gì thì 1 đó nữa, chỉ có bạn mới biết, nhưng bạn lại quên.
Làm biếng giải thích thêm, thôi chốt đơn giản.
Túm lại, khi bạn đi đến trường vì bằng cấp thay vì kiến thức trình độ thật, thì tấm bằng mất giá trị. Khi người ta biết tâm lý của bạn, thì người ta sẽ mở trường bán bằng thay vì bán kiến thức; có cầu có cung. Khi mọi người đều có tầm bằng thì lạm phát tín dụng và bằng cấp xảy ra. Tấm bằng càng mất giá trị. Bên tuyển dụng ko biết cách nào để kiểm tra trình độ của bạn, nên họ đành nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng, thay vì bằng 2 năm thì họ yêu cầu bằng 4 năm; thay vì bằng 4 năm thì họ yêu cầu bằng tiến sĩ thạc sĩ; với tư duy là bằng càng cao thì trình độ càng đc đảm bảo. 3 bên – bạn, trường đại học, nhà tuyển dụng – tạo nên lethal triad (tam điểm chí mạng) làm lạm phát hệ thống bằng cấp. Nhưng bạn đã có bằng và đi làm rồi, lạm phát tín dụng ai chịu? Con cháu bạn chịu, đời cha ăn mặn đời con khát nước. Vài chục năm trước 18 tuổi học xong cấp ba là đi làm công việc tầng trung lưu. Ngày nay có bằng 4 năm thì cũng công việc trung lưu hoặc xém thất nghiệp. Qua vài chục năm nữa thì cháu bạn phải có bằng tiến sĩ thì may ra mới xin dc việc.
Một vài ý mà làm biếng nhét vào bài và chả biết nhét vào đâu:
Miêu tả clip: trường học với 1 hệ thống cứng nhắc làm giảm khả năng sáng tạo và sự đa dạng, và huấn luyện tư tưởng nô lệ. Giáo dục đúng phải dựa trên niềm đam mê của mỗi người và kích thích sáng tạo
Có vẻ như xã hội càng văn minh thì càng có nhiều phát minh mới và nhiều thứ để học. Nhưng khả năng tiếp thu hay vận dụng kiến thức của con người vẫn vậy, chưa chắc bạn thông minh hơn ông bà hay cha mẹ bạn. Xã hội vẫn tiếp tục phát triển bởi vì có những cá nhân trở nên specialized (chuyên môn cao) hơn, họ chỉ chuyên về 1 ngành duy nhất. Đấy là lý do tại sao nerds lại tồn tại. Nerds hi sinh kĩ năng giao tiếp của mình để tập trung vào 1 chuyên môn nào đó. Nếu bạn ko phải là thiên tài thì để trở thành 1 chuyên gia trong 1 lĩnh vực nào đó, trở thành nerd là chuyện khó mà tránh được.
Hình ảnh hoán dụ: mỗi người là 1 cái máy tính. có máy 8 GB RAM, 1 TB hard-drive, dùng để chạy những simulation xử lý và áp dụng những thứ kinh khủng như hình học giải tích và vật lý lượng tử; những máy tính con người này làm cái gì cũng đc. Có máy có graphic card xịn dùng để chiếu phim, làm đồ họa. Giả sử cái máy tính bạn chỉ có 2 GB RAM, 500 GB hard-drive (nhưng bạn dành thời gian và 480 GB để nhồi nhét 1 đống kiến thức lịch sử (mà chưa chắc là thật), chủ nghĩa triết học Marx-Lenin (đọc cũng hay, cơ mà dùng đc thì khó), hoặc tệ hơn nữa là hôm nay thần tượng ăn gì, chia tay ai…) thì còn đâu bộ nhớ để chạy programs xịn vốn dĩ đòi hỏi cấu hình khủng. Và cho dù bạn có tập trung chạy programs tư duy để giải quyết vật lý lượng tử, nhưng cấu hình bạn ko đủ mạnh thì program chạy lag vl, nguy cơ lỗi tăng cao, bạn sẽ đi tới đâu? Nerds là những cái máy tắt hết những programs ko cần thiết, để dành cấu hình chạy những program mà tụi nó muốn chạy. *Thật ra thì mình tin là con người ko có giới hạn, nhưng mà để phá vỡ giới hạn, thay RAM từ 2 GB lên 8 GB là quá trình rất là đau khổ, kiểu tự mình chặt tay rồi gắn tay mới vào (đúng hơn là thay não, keyword tự google: neuroplasticity). Làm nerd, ko nâng cấp cấu hình, chỉ tắt programs ko cần thiết, dồn lực vào program cần chạy, thì sướng và dễ hơn hẳn.
Tầng lớp tinh hoa có các trường đại học xịn như Ivy League. Người thường ko giàu thì cũng phải rất là thông minh mới đc vào, và sớm muộn thì họ cũng giàu nếu thích. Những trường này là những trường đại học đúng nghĩa. Kiến thức thật, trình độ thật, bằng thật. Tầng lớp tinh hoa và trí thức thật chả bị ảnh hưởng gì tới sự lạm phát của bằng cấp cả. Bởi vì họ là người quy định tiêu chuẩn của hệ thống. Nếu bằng của những trường xịn cấp mà còn ko đảm bảo đc tiêu chuẩn thì bên tuyển dụng biết tin ai? Hệ thống bằng cấp sẽ sụp ngay.
Dân đen bon chen vào trường đại học lởm chuyên bán bằng thay vì bán kiến thức, tấm bằng này có giá trị như thế nào thì bên tuyển dụng biết thừa. Nhưng nhân tài như lá mùa thu, họ vẫn phải cần người thường để làm việc. Ít ra thì tấm bằng cũng thể hiện đc việc 1 người có khả năng kiên nhẫn và luồn lách để hoàn thành 4 năm, vẫn đáng tin hơn 1 người ko có bằng. Thế là thanh niên dân đen dù muốn sống đúng tư chất của mình cũng phải chạy theo rat race, cày cho ra tấm bằng để kiếm ăn. Cuối cùng thì chỉ có dân đen tự làm tốn thời gian và tiền bạc của mình (để nhồi nhét rồi quên những thứ họ ko có khả năng dùng), tự hại mình và kéo các dân đen khác xuống hố cả nút.
Rõ ràng là mọi người nên sống thật, chú trọng vào trình độ thật thay vì vẻ bề ngoài là tấm bằng. Rõ ràng sống giả thì hại mình hại người, sẽ xuống hố cả đám. Rõ ràng hệ thống bằng cấp có vấn đề. Nhưng gặp thời thế, thế thời phải thế; ko đi học ko có bằng thì chết đói a? Làm sao để thay đổi? Những chuyện vĩ mô như cải cách nền giáo dục, thay đổi hệ thống tín dụng (update hệ thống bằng cấp), cơ chế tuyển dụng… nói chung là những thứ liên quan đến bên tuyển dụng và trường học… thì mình ko có đủ trình để bàn. Mình chỉ muốn đề cập về tự do và quyết định của mỗi cá nhân.
Nếu nhu cầu tự do lớn hơn nhu cầu vật chất, thì bạn sẽ thà chết chứ ko thỏa hiệp hay muốn dính líu gì đến rat race. Nếu nhu cầu vật chất lớn hơn nhu cầu tự do, thì bạn sẽ chọn tiếp tục cày cuốc để có 1 cuộc sống an toàn và thoải mái. Một người ko thể phụng sự hai chủ (câu này cũng có trong Kinh Thánh nhé). Ngay cả Lữ Bố mang tiếng là gia nô ba họ nhưng vẫn phải giết Đinh Nguyên rồi mới phò Đổng Trác. Ai là ông chủ của bạn?
Là người thì ai cũng là nô lệ của nhu cầu của mình cả. Ông chủ của bạn có là tự do hay vật chất thì cũng chả quan trọng. Mọi thứ đều có ý nghĩa và vẻ đẹp của nó, và nhìn chung thì mọi thứ đều vô nghĩa như nhau. Nhưng mà theo tháp nhu cầu Maslow thì nhu cầu vật chất là nhu cầu bậc thấp, những thứ như tình yêu hay self-actualization mới là bậc cao. Có đầy mấy câu chuyện mấy người lúc trẻ theo đuổi sự nghiệp, cuối đời tuy có nhiều tiền nhưng cô đơn, hối hận ước gì ngày xưa mình sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn blah blah. Nói chung là ko có gì sai khi theo đuổi vật chất, nhưng nguy cơ về sau hối hận muốn theo đuổi những nhu cầu cao hơn sẽ khá là cao. Còn theo đuổi những nhu cầu bậc cao thì lúc nào cũng sướng, dù cho có nghèo đói vãi ra (viktor frankl’s man’s search for meaning)
Benjamin Franklin once said: \”Those who would give up essential Liberty, to purchase a little temporary Safety, deserve neither Liberty nor Safety.\”
(Tạm) Dịch: Những ai mà từ bỏ tự do (liberty) thật sự để mưu cầu chút an toàn tạm bợ, thì xứng đáng cho việc không có cả tự do lẫn an toàn.
Nếu như ko có những thanh niên ‘giác ngộ tư tưởng cách mạng’, ko có ‘mặt trời chân lý chói qua tim’, dám hi sinh mạng sống để đạp đổ hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới thì lịch sử loài người chỉ có ăn uống ngủ chịch, chán lắm. (áp dụng cho tất cả các hệ thống – chính trị, tôn giáo, giáo dục…). Hình minh họa là 2 memes.
Hay như hình ảnh con chó trong truyện Heat hồi bữa ở bài serotonin và lòng tự tôn.
Link:
Một điều đáng buồn cười là “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay câu chuyện bó đũa. Nếu như càng nhiều người chọn giá trị thực thì ảnh hưởng hệ thống bằng cấp càng giảm.
Nhưng hầu hết mọi người lại chọn giá trị ảo của tấm bằng để làm phiền nhau. Không sợ kẻ thù mạnh như hổ, chỉ sợ đồng đội ngu như bò.
Being an artist, https://www.youtube.com/watch?v=Ab5hIuKDrtE
Transcript: https://bukowskiquotes.com/2012/08/charles-bukowski-on-starving-for-his-art/
Nếu cả thế giới ăn shit, thì người ăn cơm sẽ là người điên. Tốt nhất vẫn là làm người bình thường ăn cơm.
Ko dc như thế thì làm người bình thường ăn shit hoặc người điên ăn cơm (ko thành công cũng thành nhân); cũng tốt. Nhưng nếu bạn biết rõ mình thích ăn cơm, mà lại sợ hãi này nọ để chạy theo tiêu chuẩn của số đông; thì bạn đã trở thành người điên ăn shit, trường hợp đau lòng nhất
Chẳng thẹn với lòng, có gì phải sợ? Nghĩa vô phản cố