Làm kiếp người thì bạn sẽ thường xuyên gặp phải mẫu câu hỏi là: khi nào thì mới – nên…
Khi nào thì mới – nên lấy vợ
Khi nào thì mới – nên lập nghiệp, kinh doanh riêng
Khi nào thì mới – nên mua nhà
Khi nào thì mới – nên …
Câu trả lời cho loại câu hỏi này rất đơn giản: là khi bạn đủ – hay tệ hơn là tương đối đủ – hay tệ hơn chút nữa là hơi hơi đủ CÁC ĐIỀU KIỆN để làm chuyện đó.
Hoặc tệ nhất – bét nhất thì cũng phải dừng ở mức biết các điều kiện TỐI THIỂU là gì. Biết nhóm TỐI THIỂU đơn giản là phòng ngừa cho việc bạn bật bãi mất xác không còn đường về. Có thể đánh bài ngu nhưng tối thiểu cũng phải biết mình ngu để không cắm sổ đỏ, kiểu thế.
Câu trả lời chung chung đơn giản là thế (những giải pháp nghe chung chung – không ra cơm cháo gì thì thường đơn giản) nhưng khi đi vào chi tiết thì hoàn toàn không đơn giản chút nào.
Ví dụ như khi nào nên kinh doanh riêng thì bạn phải có tương đối kiến thức – nhận thức – điều kiện về thứ bạn muốn làm.
Muốn mở nhà hàng thì cần vốn, kiến thức về nấu nướng, kinh nghiệm quản lý nhân sự, lợi thế về việc nhập hàng rẻ, biết coi niche khách,…
Hay lấy vợ ổn là khi tâm lý ổn định – trưởng thành, công việc ok, tài sản tương đối, có nhận thức căn bản về việc đối đãi hành xử…Mà biết là một chuyện, hiểu sâu sắc không lại là chuyện khác, và có làm đúng – làm được những cái mình hiểu không thì lại là hoàn toàn khác.
Thế nên mới cần phải học bài bản, tu dưỡng cải thiện liên tục. Có quan điểm là cứ sống bản năng thì cũng sẽ ổn thôi, ông bà ngàn đời xưa vẫn thế, cứ làm rồi tới. Ừ thì cũng tới, mà là tới lòng đất, tới đất mẹ. Game đời rất tàn khốc, đặc biệt là khoản “không có chơi lại” và “chấn thương là đôi khi mang tính vĩnh viễn – và ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố khác, cả trực tiếp – lẫn gián tiếp”.
Ví dụ như nếu tôi xài cụm “ông bà xưa vẫn thế” để xúi mấy feng làm.m cái gì đó nghe cho nó trôi văn nhưng thực ra câu này mang tính “thao túng” khá cao. Nó là một lỗi nguỵ biện tên gì tôi quên rồi, sorry. Nhưng đại khái ông bà xưa là thế nào, lúc đó khác lúc này thế nào, rồi có bao nhiêu người theo “ông bà xưa” rồi dẹo mất xác, còn những người theo “ông bà xưa” mà ngon lên là họ có theo thực sự không hay họ giấu nghề, giấu bí kíp.
Truyền thống là tốt nhưng phải hiểu rồi điều chỉnh để phù hợp với thời cuộc chứ không phải đơn thuần mù quáng tin theo.
Quay lại khi nào nên làm gì.
Nếu bạn may mắn sống trong một xã hội – môi trường văn minh, nhân văn và có một nền giáo dục tốt thì bạn sẽ được giáo dục để nhận thức – và đỉnh hơn là đạt được các điều kiện cho những cái bạn muốn làm.
Khi đủ điều kiện, tới ngày giờ thì quả tự sinh thôi. Xã hội môi trường này sẽ không quy định việc bạn phải làm – thành tựu dựa trên độ tuổi đơn thuần.
Tuổi tác sinh lý vẫn là một yếu tố quan trọng, nhưng nó không là tất cả. Thế nên các bộ lạc, nền văn hoá cổ hay có các thử thách trưởng thành trước khi giao – để những cá nhân lãnh nhận nhiệm vụ – lợi ích – vai trò mới trong cộng đồng.
Nếu bạn kém may mắn sống trong một xã hội – môi trường kém văn minh, nhân văn và có một nền giáo dục què quặt thì khả năng nhận thức vấn đề – yếu tố của bạn về cái bạn muốn làm thấp cực kỳ. Nhận thức đã thấp thì đừng nghĩ tới khả năng – hay điều kiện làm cái đó.
Và thường môi trường không văn minh lắm cũng luôn kèm theo đòi hỏi cao – vô lý về đầu ra và hành động mặc dù việc trang bị – hỗ trợ điều kiện là gần như không có. Kêu bạn sao không làm giàu nhưng kiến thức chuyên môn đâu, vốn đâu, lợi thế để vô game đâu, hỗ trợ đâu thì không thấy ai nói.
Ngẫm nghĩ thì khi đủ điều kiện thì không nói không hỏi không ép thì chúng ta cũng tự làm, đơn giản vì không phải “cố”, không bị mệt – burden vì đã có các điều kiện – condition nó gánh phụrồi. Còn ngần ngừ ngắc ngứ thì có gì đó vẫn chưa clear – điều kiện nào đó chưa đủ. Với thường là sẵn làm do mấy cái mà xã hội môi trường muốn chúng ta làm cũng có phần thưởng gì đó, point là không biết – có sức làm thôi.
Đôi khi làm không khó mà hiểu vì sao mình làm và có điều kiện đủ để làm không mới khó. Tôi kêu bạn đi bộ 100km giao hàng với công 5tr chắc bạn siên tôi quá nhưng tôi đưa bạn con xe hơi máy lạnh rồi kêu giao hàng giúp là bạn vui vẻ ngay. Kiểu kiểu vậy.
Ps: Có vài đoạn thời gian mọi việc sẽ rất khó và những cái bạn làm được rất hạn chế. Cơ mà việc học hành với luyện tập thì lúc nào làm cũng được, và cái này là nền tảng cho việc làm tất cả những cái khác.
Ps2: Sướng nhất là được train bài bản, đưa tools ổn để đánh boss. Ít sướng hơn là train sơ sơ, tools sơ sơ để đánh boss. Tới đây thì vừa đánh vừa train, khá pain, cơ mà phúc đức ông bà gánh ổn với đàng hoàng chịu học hỏi thì cũng ko vã.
Tệ hơn là ko được train, no tools. Chịu học chịu đánh boss cũng sẽ mệt nhưng vẫn chấp nhận được, còn ko thì trốn.
Tệ nhất là ko biết gì xong nghĩ boss dễ, lao vô bem sảng. Phúc đức ông bà gánh còng lưng, ông bà gãy lưng gánh hết nổi rồi thì tự bản thân cũng sẽ gãy, cơ mà tới đây thì thường là gãy nát gãy vụn.
Ps3: Biết mình không biết hoặc có giới hạn về việc biết là rất quan trọng. Ngày mới học – tập vui vẻ mấy feng.
Meme là tôi ngồi học để chữa dốt để đời đỡ vật vã.
Được giáo dục tốt hoặc có khả năng tự giáo dục là yếu tố cốt lõi để đời đỡ khổ và đỡ làm khổ người khác.