“Nếu nhìn vào thế giới, ta thấy chư nghệ được đem bán như những món hàng. Người ta dùng vũ khí để bán chính bản thân của mình. Giống như tách hạt ra khỏi hoa, rồi đánh giá hạt thấp giá trị hơn hoa. Nghĩ về binh pháp theo cách đó, cả người dạy lẫn người học đều chú tâm để phô bày kỹ thuật hoa mỹ. Họ tìm cách để ép đóa hoa nở vội. Họ nói về “Đạo trường này Đạo trường kia.” Họ tìm kiếm tư lợi. Có người đã từng nói: “Binh pháp sơ lậu là căn nguyên khổ ải.”
“Không có nghề cao quý, chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch.”
“Khi ngươi đã thấu hiểu cái đạo của binh pháp, sẽ chẳng có một thứ gì ngươi không thể hiểu.”
“Nếu ngươi đã tinh thông các nguyên lý của kiếm pháp, khi ngươi tùy ý tấn công một người và hạ hắn ta một cách dễ dàng thì ngươi có thể hạ được bất cứ ai trên thế gian. Tinh thần để đánh thắng một người và tinh thần đánh bại ngàn vạn người không có gì khác nhau.”
Đạo có nhiều. Có đạo cứu nhân độ thế theo diệu đế của Phật pháp, có đạo cách vật trí tri của Nho đạo, có đạo trị bách bệnh của các lương y và cái đạo Hòa ca của các nhà thơ. Lại còn có Trà đạo, Cung đạo và nhiều ngành nghệ thuật và kỹ xảo khác.
Mỗi người hành đạo như lòng mình thiên hướng.
Người đời truyền tụng rằng, đạo của binh gia là sự kết hợp kỳ diệu của Bút đạo và Kiếm đạo, và kẻ là võ sĩ nên tinh thông văn võ. Ngay cả khi một người không có tư chất thiên bẩm, anh ta vẫn có thể trở thành binh gia bằng cách kiên tâm theo đuổi cả hai lĩnh vực đó.
Nói một cách khái quát thì cái đạo của võ sĩ là bất khuất, sẵn sàng chấp nhận cái chết. Mặc dù không chỉ các võ sĩ mà cả các tăng lữ, phụ nữ, nông phu và kể cả những kẻ hạ tiện đều sẵn sàng chết để tận trung hay để bảo toàn thanh danh, nhưng ý nghĩa của hai việc đó kỳ thực lại hoàn toàn
———
Làm bất cứ việc gì cũng phải đúng “phách”, không khổ công thì không thể nắm bắt được thời cơ nhịp điệu, diễn biến trong binh pháp. Trong vũ đạo và diễn tấu âm nhạc, nắm bắt đúng nhịp phách là vô cùng quan trọng, vì chúng chỉ có nhịp điệu khi thời gian được tính đúng. Tính đúng thời gian và nhịp điệu cũng liên hệ đến các môn võ nghệ, bắn cung và bắn súng cũng như môn cưỡi ngựa. Mọi kỹ nghệ và khả năng đều có thời điểm.
Ngay cả với “Không” thì cũng phải có phách. Chữ phách tồn tại trong suốt cuộc đời của người võ sĩ, bất kể là khi đang lên hay lúc suy vi, khi hòa hợp cũng như lúc bất đồng… Tương tự, trong cái đạo của thương nhân “Không” sinh ra nhờ của tài trí khéo léo tính toán được thời gian: biết thời cơ của kẻ thù và nắm bắt được thời cơ thích hợp của chính mình.
———-
Binh pháp khác với những việc khác ở chỗ là nếu ngươi hiểu nhầm dù chỉ một phần nhỏ của Đạo ngươi sẽ bị lúng túng và lạc vào tà đạo.
Nếu chỉ đọc quyển sách này ngươi sẽ không lĩnh hội được tinh túy của binh pháp. Phải thấm nhuần những gì được viết ra trong sách này. Không chỉ đọc, học thuộc hay mô phỏng, mà phải làm sao để ngươi thu nạp những nguyên lý đó vào trong tâm, ngươi mới có thể dung hòa chân ý (của binh pháp này) vào thân xác của ngươi.
Tâm thế trong binh pháp
Nên giữ cho mình một tâm thế bình thản, bất kể lúc lâm trận hay trong cuộc sống thường ngày, ngươi phải bình tĩnh lạnh lùng. Khi gặp tình huống, ngươi mới không căng thẳng hay dao động bởi chính tâm thế của mình. Dù tinh thần có thanh thản thì cũng đừng thư giãn thể xác, dù thả lỏng thể xác thì cũng không được để tinh thần trở nên uể oải. Đừng để thể xác ảnh hưởng đến tinh thần, cũng đừng để tinh thần chế ngự thể xác. Không nên quá sung hay quá xìu. Một tinh thần bị kích động sẽ trở nên yếu đuối, và một tinh thần chậm dồn ép trên chiến trường, ngươi cũng không ngừng nghiên cứu các nguyên lý của binh pháp, thấu triệt đạo lý của nó từ đó ngươi mới có được một ý chí kiên định.”