“Không sớm thì muộn sẽ có thứ gì đó kêu gọi chúng ta đi theo một con đường thích hợp. Bạn có thể nhớ rằng “thứ đó” giống như một tín hiệu thoáng chốc từ thời thơ ấu khi có một cơn thôi thúc xuất hiện từ một nơi nào đó, một sự mê hoặc, một sự kiện kỳ lạ mang tính bước ngoặt xảy đến như một lời thông báo rằng: Đây chính là điều mình phải làm, đây chính là điều mình phải có. Đây mới chính là bản thân tôi.”
(The Soul’s Code: In Search of Character and Calling, James Hillman)
Có một ý tưởng, nổi bật ở một số nhà tư tưởng, đó là chúng ta đều sở hữu một lời kêu gọi đến từ bản thân mình, một số phận độc nhất dành riêng cho mỗi chúng ta. Theo như ý tưởng này, mục đích cốt lõi trong cuộc sống ta, đó chính là đi theo lời kêu gọi này và hoàn thành số phận của mình.
Ý tưởng này có nguồn gốc từ thời xa xưa: Plato đã thêu dệt nên nó dưới dạng hư cấu trong câu chuyện Thần Thoại về Er. Trước khi chúng ta được sinh ra, thì linh hồn của mình đã chọn một mục đích để cho ta thực hiện trên Trái Đất này. Trước khi sinh ra, chúng ta đã đi qua con sông quên lãng ở Lethe và, uống nước từ nó, sau đấy bước ra ngoài cuộc sống mà không hề hay biết gì về số phận mà linh hồn ta đã chọn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đồng hành cùng với Daimon trên Trái Đất này, một người bạn đồng hành về mặt tinh thần, người đóng vai trò như là “kẻ vận chuyển số phận” và đảm bảo ta có thể hoàn thiện số phận mà linh hồn ta đã chọn trước khi sinh ra.
Quan niệm rằng một Daimon đồng hành cùng với ta trong cuộc sống như “một kẻ vận chuyển số phận” đã có một lịch sử lâu đời và phong phú. Heraclitus, xuất hiện trước Plato, đã nói rằng “Daimon của con người chính là số phận của anh ta”. Đối với Heraclitus thì Daimon chính là một dạng sức mạnh hay một quy luật có sẵn bên trong quyết định quá trình sống của con người.
Trong thời điểm gần đây, James Hillman đã dùng từ Daimon như một cách để giải thích cho sự thôi thúc khám phá và sắp xếp lại cuộc đời theo tiếng gọi của bản thân mà tất cả chúng ta đều cảm thấy, nó độc nhất với mỗi cá nhân và sở thích của mình, và nhờ đó ta có thể đam mê cống hiến cho cuộc đời này.
Hillman quan niệm rằng Daimon giống như một phức cảm tâm lý hay một sức mạnh tồn tại bên trong mỗi người, mà rằng chức năng của nó chính là giúp ta tìm thấy lời kêu gọi của bản thân mình, và mang đến cho ta động lực để theo đuổi nó.
Đồng tình với ý tưởng này, Robert Greene, tác giả của cuốn sách Mastery, đã để ý thấy rằng trong suốt chiều dài lịch sử thì có rất nhiều thiên tài đã nói về Daimon, hay một giọng nói bên trong, thứ đã đồng hành cùng với họ xuyên suốt cuộc đời này:
“Với Napoleon Bonaparte thì đó chính là “ngôi sao” (star) giúp ông luôn cảm thấy mình tràn đầy uy lực hơn mỗi khi ông chọn đúng một nước đi. Với Socrates, thì đó chính là Daimon của ông, một giọng nói mà ông nghe được…thứ chắc chắn sẽ nói với ông một cách tiêu cực – nói cho ông biết những gì nên tránh. Với Goethe, ông cũng gọi đó là Daimon – một dạng linh hồn ngự trị bên trong ông và buộc ông phải hoàn tất số phận của mình. Ở thời kỳ hiện đại hơn, Albert Einstein cũng từng kể về một kiểu giọng nói đến từ bên trong định hình hướng suy nghĩ của mình. Tất cả điều trên đều là biến thể của những gì mà Leonardo da Vinci đã phải trải qua khi ý thức được về số phận của mình.” (Mastery, Robert Greene)
Với đại đa số chúng ta, giọng nói bên trong này rõ ràng nhất ở thời thơ ấu và thiếu niên, nó dần trở nên phai mờ khi ta lớn lên, khi mà những nhu cầu và nghĩa vụ của cuộc sống thời niên thiếu trở thành một hiện thực tàn khốc:
“Trong số những bản thể khác nhau có thể xuất hiện, mỗi người luôn tìm thấy một bản thể được xem như là chính xác và đúng nghĩa nhất của mình. Giọng nói kêu gọi anh tới bản thể chính xác đó chính là cái mà ta gọi là “thiên hướng” (vocation). Nhưng hầu hết con người lại dành hết sức lực để triệt tiêu tiếng gọi của thiên hướng và từ chối nghe lời nó. Họ cố gắng tạo nên một tiếng ồn bên trong bản thân mình…để phân tán sự chú ý của mình và để họ không còn nghe thấy nó nữa; họ tự lừa dối chính bản thân mình bằng cách thay thế con người thật của họ bằng một lối sống sai lầm.” (Jose Ortega Y Gasset)
Một trong những lý do con người triệt tiêu “tiếng gọi của thiên hướng” đó là vì những rủi ro đi kèm theo đó – họ phải hy sinh sự thoải mái, địa vị, và sự giàu có nhất thời, và tham gia vào một công việc đầy bấp bênh. Tuy nhiên, kìm nén tiếng gọi từ bên trong chính là sự hủy diệt, và thường dẫn tới việc hình thành của thứ có thể gọi là một cơn giận dữ câm lặng: “Sự vắng bóng, tức giận và tê liệt kéo dài chính là tất cả triệu chứng của một tâm hồn đang tìm kiếm lời kêu gọi lạc lối đang hướng đến một thứ gì đó khác biệt và xa vời hơn.” (Hillman) Những cá nhân mất liên kết với Daimon của mình sẽ trở thành vỏ bọc của một con người mà họ đáng ra sẽ trở thành:
“Hiện diện trong cơ thể và vắng bóng trong tâm trí, anh ta nằm lăn dài, bị sỉ vả bởi chính Daimon của mình về tiềm năng đã bị ngó lơ trong tâm hồn mình. Anh cảm thấy bên trong bản thân mình bị sụp đổ, cho rằng sự thụ động của mình, tính hung hăng cực độ và ham muốn đáng lý ra phải bị dập tắt. Kết quả là gì: làm việc nhiều hơn, uống nhiều hơn, tăng cân nặng hơn, nhiều thứ hơn nữa.” (The Soul’s Code: In Search of Character and Calling, James Hillman)
Để đảm bảo ta không rơi vào một lối sống như trên thì việc nhận thức được tiếng gọi của số phận đến từ bên trong là điều cấp thiết, và tìm hiểu sơ qua về cơ chế hoạt động bên trong của Daimon – dùng những tín hiệu và dấu hiệu của nó để giúp ta sống một cuộc đời ý nghĩa hơn. Điều này có thể thực hiện bằng cách nhìn lại cuộc đời của mình và tìm ra 1 khuôn mẫu bên trong những con đường gần như là hỗn loạn mà ta đã từng đi trong cuộc sống, cũng như là lắng nghe tiếng nói bên trong và những khao khát, thường rất huyền ảo, dường như đang thúc đẩy ta tới một hướng đi có sẵn.
“Nói về những cảm xúc lạ kỳ của Daimon. Nó vượt qua cả mục đích của tôi bằng sự can hệ của nó, đôi khi nó mang đến một sự ấp úng nhỏ nhặt, đôi khi là một chút phải lòng chóng vánh với ai đó hay điều gì đó. Những cảm xúc bất ngờ nhỏ nhặt và không đáng để tâm này, bạn có thể gạt qua một bên, nhưng nó cũng có thể mang đến một nhận thức về tầm quan trọng của mình, mà sau này bạn có thể gọi là: “Số phận” (The Soul’s Code: In Search of Character and Calling, James Hillman)
Tuy nhiên, kể cả khi ta đã tìm được lời kêu gọi từ bản thân mình thì ta vẫn có quyền quyết định nên theo đuổi hoặc phớt lờ nó. Nếu ta chọn phớt lờ nó thì chắc chắn rằng “giọng nói bên trong” của mình sẽ không biến mất đi. Nó vẫn sẽ ở đó cho dù ta có nhận thức được sự tồn tại của nó hay không, đùn đẩy chúng ta tiến tới số phận của mình vào những giờ khắc cuối cùng:
“Một lời kêu gọi có thể bị trì hoãn, tránh né, liên tục bị bỏ lỡ. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu bạn. Nói sao đi nữa thì, sau cùng nó sẽ xuất hiện. Daimon không bao giờ biến mất.” (The Soul’s Code: In Search of Character and Calling, James Hillman)