Luật đối xứng – redpill về luật hấp dẫn
Chap 1. Là bài luận vì sao nên đi đường chính đạo, chịu khổ.
Chap 2: là ví dụ, vài luận điểm về gánh nặng của thành công (post sau)
Viết bài này với mục đích giải khổ cho mấy đứa có mộng lớn nhưng không có khả năng đạt được, sinh bất đắc chí, phí kiếp người dồn tâm lực dằn vặt bản thân.
Với giải độc cho mấy đứa hiểu sai cái luật “hấp dẫn”, luật khá nguy hiểm nếu hiểu sai.
A . Giới thiệu
Mở đầu bằng một đoạn trong Antifragile với thần thoại thanh kiếm Damocles
Trong một phiên bản La Mã tái chế từ thần thoại Hy Lạp, bạo chúa vùng Sicil Dionysius II cho phép quan cận thần nịnh hót Damocles tận hưởng sự xa hoa của yến tiệc linh đình, nhưng với một thanh gươm treo lủng lơ trên đầu, buộc vào trần nhà bằng một sợi lông đuôi ngựa. Lông ngựa là thứ rồi sau cùng sẽ rút dưới áp lực, tiếp theo là một cảnh tượng máu
me, những tiếng thét chói tai, và đại loại như những chiếc xe cứu thương cổ đại. Damocles thật mỏng manh – và chỉ là vấn để thời gian trước khi lưỡi gươm lấy mạng ông.
Thanh gươm Damocles tiêu biểu cho tác dụng phụ của quyền lực và thành công: bạn không thể vươn lên và thống trị mà không gặp phải những nguy hiểm triền miên – ai đó ngoài kia sẽ tích cực hành động để lật đổ bạn. Và cũng như thanh gươm, mối hiểm nguy sẽ âm thầm, không
lay chuyển, và không liên tục. Nó sẽ đột ngột rơi xuống sau một thời gian dài lặng yên, có thể ngay vào lúc người ta đã quen với nó và quên đi sự hiện diện của nó. Thiên Nga Đen (biến cố bất ngờ mang tính hủy diệt) ở ngoài kia sẽ tóm lấy bạn khi giờ đây bạn đã có nhiều thứ để mất, cái giá của thành công (và tăng trưởng) có thể là sự trừng phạt không thể tránh khỏi của sự thành công quá mức.
Cuối cùng, điều quan trọng là sức mạnh của sợi dây – chứ không phải món ngon vật lạ của bữa yến tiệc.
Nhưng may thay, đây là một khả năng tổn thương có thể nhìn thấy, có thể xác định và có thể theo dõi đối với những người muốn lắng nghe.
Hết trích.
Chúng ta là sinh vật mà cái gì cũng muốn. Cơ mà phần lớn chưa trải đời với bị truyền thông, môi trường tiêm nhiễm rằng phải có mơ ước cao, đạt được nhiều thành tựu cao, phải giỏi, phải có học bổng du học phải trở thành số một, phải trở nên giàu có, phải trở nên cool ngầu, phải hơn con nhà hàng xóm, phải trở thành một thứ gì đó cao sang cao cấp – vì như vậy mới HẠNH PHÚC. Phải thế này, phải thế kia. Muốn nhiều mà không được đáp ứng thì khổ (khổ vkl ra ấy, đứa nào mà tham vọng cao sẽ thấm điều này). Cơ mà loay hoay hoài cũng chả biết làm sao mà đạt được. Đã áp dụng “luật hấp dẫn” rồi mà, cơ mà sao lạ vậy, mãi không đạt được gì mà mọi người xung quanh lại bắt đầu đối xử với mình như một thằng dị hợm nửa người nửa ngợm.
Nói sơ lại về “luật hấp dẫn”. Định nghĩa (lấy từ wiki) của nó là “những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực sẽ hút những thứ tích cực hay tiêu cực đến với ta”. Okay, nghe cũng hợp lý, nhưng biết 1 mà không biết 2 thì khá nguy hiểm. Nhiều đứa cuồng cái luật này do đọc self-help thấy quá phê. Áp dụng, xong suy nghĩ thứ nó mong muốn. Mà vui cái, loài người là loài có mong muốn (tham vọng) vô đáy. Muốn bay, muốn thần thông bắn prana chíu chíu, muốn làm tỉ phú, muốn giác ngộ lên niết bàn, muốn ti tỉ thứ trên trời dưới đất…
CHỈ CÓ TRẢ GIÁ CHỊU KHỔ LÀ KHÔNG MUỐN.
Tới đây thì luật đối xứng vào cuộc để làm cho cái tâm tham ngu độn này của loài người cân bằng lại.
Đời khá là công bằng và đối xứng. Ngoài kia ai cũng ra rả về luật hấp dẫn nhưng không ai nói với bạn về luật đối xứng, một quy luật hiện diện trong mọi vấn đề của cuộc sống. Có nhiều quy luật mà chúng ta sống với nó nhưng chúng ta không biết, chúng ta chỉ đơn giản là sống với nó, luật đối xứng này là một khía cạnh lớn mà chúng ta mù mờ. À, có nhiều cái quy luật mà bạn nên lãnh ngộ sâu sắc, luật “đối xứng” này là một trong những luật đó.
Nôm na của luật này là “có làm = có ăn”. Nhiều lúc nghĩ Huấn rose nổi là do vô tình lảm nhảm cái cốt lõi của quy luật này, bà con nghe thì thấy kích hoạt một phần nào đó trong não nên thấy ưng, share làm Huấn nổi như cồn. Luật này áp dụng vào gần như mọi mặt của cuộc sống với cái theme chung: có trả giá = thì mới có phần thưởng. Muốn mua hàng thì phải có tiền, muốn cua gái thì phải có resource, muốn làm công việc đó thì phải có skill (cho job đó), muốn nhận lại nhiều thì phải chia sẻ nhiều, muốn …. Thì …. (luật đó)
Tạm không nói về nhân quả của nhà Phật vì khá xa và sâu, tôi cũng không hiểu rõ. Có cái luật đối xứng này thì là dưới đất và nhìn thấy được.
Phần lớn chúng ta chỉ muốn vế sướng chứ không ai muốn vế khổ. Nhiều đứa thậm chí còn không hiểu, không biết về vế khổ, đây là bọn dumbfuck chưa biết mùi – luật đời, dân gian ta hay có câu là “tiền ít mà đòi hít l thơm ấy”. Nhà mấy feng kiểu gì cũng có một đứa em đứa cháu kiểu này, nói chuyện với nó rất bực. Phần lớn bọn này khá đần, chỉ biết muốn nhưng ít ai nghĩ tới cái gánh nặng, cái giá phải trả để đạt được những thứ đó. À, nói như vậy cũng không chính xác, bọn này THỰC SỰ CẢM ĐƯỢC cái giá phải trả, nhưng nó là không rõ ràng như những suy nghĩ lý tính, mà tồn tại ở mức cảm giác, chỉ là bọn này không phải (chưa tới tuổi) trả giá cho hành động của tụi nó thôi (có phá thì obz gánh). Chứ tới tuổi phải gánh tránh nhiệm, bọn này lại lòi cái đuôi pussy bạc nhược ra, gặp cái gì cũng ngại khó ngại khổ. Rồi lâu ngày tụi nó sẽ bị cái mindset không trả giá này nó thống trị luôn, để rồi cuối cùng chả đạt được gì trong đời cả.
Off nhẹ cho những feng loanh quanh 30 chuổi:
À, những feng gần 30 chuổi phần lớn sẽ bắt đầu chấp nhận hiện thực tàn khốc, mong cầu bớt đi so với những năm đầu 20 với mong ước chủ tịt tập đoàn đi công tác nước ngoài. Giờ chỉ mong có công việc với thu nhập tầm 30tr, có cái nhà chui ra chui vào, khỏe mạnh. Cái này là do các feng ăn sẹo rồi, thấm đòn rồi, nên hiểu được năng lực bản thân và lẽ đời. Giảm mong cầu là giảm khổ đó.
Cơ mà đời công bằng, đứa nào chỉ muốn sướng mà không muốn trả giá thì sẽ có 2 trường hợp.
Nó sẽ éo có gì cả vì không hành động (trả giá). Thế nên mới có chuyện muốn làm giàu nhưng không làm gì, muốn body đẹp nhưng vẫn nằm ì, muốn có kiến thức xịn xò nhưng vẫn nằm chơi game, muốn đủ thứ nhưng không trả giá gì cả, và tất nhiên là đứa đó sẽ chả có gì cả.
Nó sẽ muốn cheat, đi đường dễ để đạt được thứ đó. Cái này sẽ phân tích sâu tí.
Thành công phần thưởng thì ai cũng muốn. Nhưng không phải ai cũng có nền tảng để đạt được. Tới đây sẽ có hai lựa chọn.
Lựa chọn 1 chấp nhận ăn sẹo để đi những nấc thang từ từ đầy đau đớn, đôi khi không kiên trì, hoặc xui bật bãi thì không có thành quả gì để khoe với đời, đời mà feng, chấp nhận thực tại khắc nghiệt đi. Được thì đi tiếp qua màn mới. À, đi đường này thì “không thành công cũng thành nhân”, có thể không có phần thưởng vật chất ngoài đời thật nhưng bạn sẽ có được phẩm chất. Ví dụ như siêng năng, khôn ngoan (do ăn sẹo), biết điều (lãnh ngộ luật đối xứng), kiên nhẫn – lì đòn,… Đây cũng là những phẩm chất để tăng khả năng thắng của bạn ở trận sau (nếu bạn vẫn lì đòn còn đấu khí).
Lựa chọn 2 là sẽ ăn gian, chơi chiêu thức, phông bạt để đạt được thứ mình muốn. Ví dụ của team này thì muôn vàn, từ bọn đa cấp mặc vest, éo có business gì đàng hoàng nhưng lại đi dạy làm giàu, team trai cùi phông bạt đồ hiệu fake thu nhập đi dụ con gái người ta, hay mấy đứa làm business mà sản phẩm éo có chất nhưng xài chiêu dụ người mua đồ,….
Cái hại của hack cheat
Đời công bằng – đối xứng, hack cheat vẫn có rủi ro, cái giá phải trả của nó. Bạn có thể cheat được 1 2 người, cơ mà không thể sống mãi như thế được. Thanh gươm Damocle luôn lủng lẳng trên đầu bạn, bạn khó mà hưởng thụ bữa tiệc được. À, có nhiều đứa cũng đần, chẳng biết trên đầu mình có gươm nữa cơ, cứ quẩy xong tới lúc bật bãi thì đổ tại số. Đơn cử như là vỡ hụi, vỡ đa cấp, toang thương hiệu do đi lên từ việc xạo ke về sản phẩm.
Cái hại thứ 2. Là cái hại về thần thái. Bọn đi lên với cách fake chiêu trò này nó có một cái thần thái tỏa ra một sự xạo l nồng nặc. Bạn nào nhạy sẽ hiểu. Bạn có thể fake quần áo hình tướng, nhưng không thể fake hormone, phermone – cốt lõi. Cái giá là bọn này sẽ khó build được những connection xịn xò để làm nền tảng đi lên. Nói ví dụ dễ hiểu nhất, là bạn có muốn là business partner với một đứa mặc vest bán đa cấp không. Hay thấy là co giò né xa rồi. (à, có đa cấp this đa cấp that, không bàn sâu, đang nói đa cấp xấu). À, cái hại này sẽ gây cái hại sâu trong cốt lõi, rất khó sửa vì nó liên quan đến việc tái lập trình tư duy tiềm thức, thế nên bạn mà đi đường này thì có thể thắng (nhỏ) ở lúc đầu nhưng thua dài về sau. Bạn cứ thử nhớ lại mấy thằng bạn đi lên bằng chiêu trò, mánh mung xem. Giờ tụi nó ra sao (team gần 30 sẽ hiểu).
À, có một bọn điển hình, là bọn tu đạo rởm. Miệng lúc nào cũng ra rả giác ngộ đạt được trí huệ này nọ nhưng thành quả, skill ngoài thời giới thật thì như shit. Bọn này có cái lá chắn để biện hộ vào bảo vệ ego (cái tôi) loser fake shit của bọn nó với cái logic: mọi vật là hư vô, mọi sự là vô thường, không nên chấp vào hình tướng rẻ tiền của thế giới này – TAO KHÔNG LÀM ĐƯỢC VÌ TAO THẤY NÓ VÔ NGHĨA KHÔNG ĐÁNG LÀM (chứ không phải tao không có khả năng). Hợ hợ xl quen thói, KHÔNG MUỐN LÀM và KHÔNG LÀM ĐƯỢC nó là hâu chuyện hoàn toàn khác biệt.
Nhưng bọn nó vẫn bán đồ kiếm tiền, bảo vệ danh tiếng, và làm những trò con bò để lôi kéo người nhẹ dạ cả tin theo bọn nó. Bọn này không bán sự thông tuệ giải khổ, bọn này chỉ bán thuốc giảm đau. Hãy cẩn thận với những đứa như vậy vì đây là uống thuốc độc giải khát.
Viết giới thiệu dài vậy, ý muốn tóm lại là đừng chơi game, đi lên bằng cách hack cheat, luôn có thanh gươm Damocle chờ sẵn. Nên đi con đường chịu khổ, chịu khó vì ít ra không có phần thưởng thật (vật chất) thì bạn cũng sẽ có phẩm chất, là những thứ nền tảng khiến cho bạn có một cuộc sống viên mãn.
Hết chap 1: Bài sau sẽ luận sâu hơn về gánh nặng – cái giá phải trả của thành công
Off nhẹ về tool chơi game, có thêm ý khi viết bài này.
Hi sinh để đánh cược với số phận
Ai sinh ra cũng có tố chất, tài nguyên riêng sẽ ứng với một lượng sung sướng, phần thưởng nhất định.
Đứa hên thì có nhiều, xui thì có ít. Nếu bạn cứ trôi theo dòng thì sẽ không có gì phá vỡ thế cân bằng tài nguyên bạn có = thứ bạn được nhận.
Cơ mà Fortuna – hay số phận luôn cho chúng ta cơ hội đánh cược với nàng. Quan trọng là chúng ta có lòng, có kiên gan bền trí, có dám liều mà chơi, mà phá cái status quo (thế cân bằng) của chúng ta không.
Đánh cược – đúng bản chất của nó, có thắng có thua. Thắng thì sướng rồi, thua thì oải (đôi khi oải muốn tự sát).
Đánh cược ở đây có nhiều cách. Bán nhà đánh con lô, đặt cây banh. Nghỉ việc, dấn thân làm một cái business có khả năng mất mát cao. Hay đơn giản hơn là hi sinh mấy cái thú vui xàm để phát triển bản thân.
Thử lấy tôi làm ví dụ:
Như bản thân người viết viết trang này, làm medium cũng là để đánh cược với số phận, với cái thế deadend (đường cụt) của bản thân. Chả biết có đi tới đâu không, nhưng vẫn phải chơi, vì không chơi sẽ khó chịu, sẽ thấy hổ thẹn với lòng. Nếu chơi thua thì than cũng được, ít ra cũng có mất mát, hi sinh. Còn không chơi thì không dám than. Hệ hệ, ít ra thì cũng “được quyền” than.
À, nói sơ khái niệm “chơi” vừa sử dụng. “Chơi” ở đây nó painful (đau đớn) hơn việc chơi video game nhiều. Lấy ví dụ là người viết bài này: việc viết đòi hỏi người viết phải hi sinh mấy thú ăn chơi gây hại (bia, porn, fap, giảm game), phải build thói quen tốt (đọc sách, tập thể dục, ngủ sớm), ngồi chịu khổ để viết – cái này cũng khó chịu vãi ra.
Bị shadow nó hành với cái idea rằng làm cái này nó không đi tới đâu đâu – kiếm cái khác mà làm. Tại sao phải share, cho chúng nó ngu thì chết?
Thế nên muốn chơi game đời giỏi thì skill enjoy sự khổ (tạm coi là khổ dâm ấy) nó là một skill rất cần thiết, hôm nào rảnh viết về đề tài này.