Khi bàn về đám đông, ngoài phạm vi định nghĩa thông thường rằng đó là một tập hợp gồm nhiều cá nhân riêng biệt trong một thời điểm nhất định, vẫn còn những khía cạnh sâu xa hơn mà hầu như ít ai biết. Ở những đám đông này vẫn hiện hữu tinh thần riêng của nó, cũng như những đặc tính riêng hệt như một cá thể thông thường. Cần định nghĩa lại một chút về hai từ ‘đám đông’ được nhắc tới ở bài post này – không phải cứ là một nhóm nhiều cá nhân thì được gọi là đám đông, đó là cái nhìn bề mặt, như thể chúng ta thấy người ta đứng rải rác bên bờ biển vậy. Đám đông được nhắc đến ở đây là một tập hợp nhiều cá thể cùng hướng về một sự kiện hay tác động nhất định từ ngoại cảnh, đám đông đó có tinh thần và cá tính riêng của nó – gọi là “đám đông tâm lý”. Ví dụ rõ hơn, nhiều người hiện diện tại một con phố đi bộ chưa được gọi là “đám đông tâm lý” – nhưng ở đó có tổ chức buổi triển lãm hay live show, thu hút một lượng người nhất định, thì đó đã được coi là “đám đông tâm lý” rồi. Đấy là chúng ta đang xét định nghĩa qua những ví dụ đơn giản, đám đông tâm lý còn tồn tại ở những tập hợp vô hình, cao xa hơn như cộng đồng mạng, một dân tộc hay thậm chí một hệ thống tôn giáo.
Chúng ta thường quan tâm đến những thành tựu ở nền tâm lý học hiện đại – tâm lý học cá nhân, cũng dễ hiểu thôi, mỗi chúng ta đều chỉ lo nghĩ cho bản thân mình trước nhất nên chúng ta hứng thú hơn với tâm lý học cá nhân. Nhưng mặt khác, hẳn chúng ta đều nên gửi gắm nhiều hơn sự quan tâm ra bên ngoài, nơi không nhiều người để ý đến các nghiên cứu về tâm lý học đám đông, dù chúng ta ngày qua ngày vẫn đang bị chi phối bởi đám đông quanh mình. So sánh một chút, có một sự thật ít ai biết (như tôi đã nhắc ở trên) rằng đám đông cũng giống như cá nhân (về mặt tâm lý) cũng có riêng cho nó những đặc điểm tính cách rất riêng, là sự cấu thành của các thành phần riêng biệt ở trong nó. Mỗi cá nhân con người, thông qua thói quen, hành động, cảm xúc,..vv.. đều nằm trong sự điều khiển của vô thức (80 hay 90%) – thì ở các đám đông tâm lý cũng tương tự, các đám đông cũng bị điều khiển bởi vô thức chung: vô thức tập thể, vô thức dân tộc, vô thức về tôn giáo,… và đám đông thậm chí còn bị vô thức dẫn dắt mạnh hơn cả nơi mỗi cá nhân riêng lẻ. Vì lẽ đó mà đám đông dễ bị thao túng và dẫn dắt hơn.
Một cá nhân không thể phá hoại gì quá ghê gớm, nhưng một đám đông kích động thì có thể khủng bố một tòa nhà lớn, lật đổ một chính quyền. Đó chính là sức mạnh của đám đông mà không có bất kỳ cá nhân nào trên thế giới (thậm chí xuyên suốt lịch sử) có thể chế ngự, chúng ta đã chứng kiến đế chế La Mã sụp đổ, chế độ quân chủ trên toàn thế giới bị thay thế như thế nào.
Điều đặc biệt trong tâm lý của đám đông chính là cá tính khác biệt. Tức là sao? Đám đông có tinh thần, cá tính hoàn toàn khác so với cá tính của MỖI CÁ NHÂN trong đám đông đó. Cái đặc tính MỚI này ở đám đông không hiện hữu ở bất kỳ một cá nhân riêng lẻ nào mà nó bao trùm hết thảy. Nó được sinh ra bởi sự tác động qua lại giữa thành viên với nhau. Thêm nữa, mỗi cá nhân khi ở trong đám đông cũng mang một cá tính khác so với chính cá nhân đó khi ở một mình. Dù hơi tiêu cực, có thể nói mỗi con người khi tham gia vào một đám đông thì họ đã bị biến chất đi rồi. Đấy không phải là vì họ chủ ý trở nên như vậy, mà sự hình thành cá tính mới này hoàn toàn có tính tự nhiên khi ở trong một cộng đồng – nơi mà chúng ta bị tác động bởi vô thức của bản thân và của cả người khác, cảm xúc là thứ được lan truyền rất nhanh giữa người với người. Và khi ở trong một nhóm, hội, cộng đồng thì kẻ thông minh cũng như người ngu dốt, đều không có bất kỳ đóng góp gì về mặt trí tuệ. Có thể nói tất cả những phát minh vĩ đại nhất trong lược sử loài người đều nảy ra từ những cá nhân khi họ làm việc (hay suy tư) một mình. Đám đông có khả năng phá hoại hoặc tích cực thì là ‘tử vì đạo’ hơn là tư duy bằng lý trí. Có những sự thật khó tin, học thuyết này về tâm lý học đám đông đã đem lại nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, sự thật là làm nhóm chưa chắc sẽ đem lại hiệu quả bằng việc cá nhân được ở một mình – ngay cả việc ra quyết định từ hội nhóm cũng chỉ xuất phát từ một ý kiến cá nhân cơ mà?
Một đặc tính nữa của đám đông chính là “dễ bị kích động” bởi những yếu tố bên ngoài. Đám đông, như đã nói ở trên, bị vô thức điều khiển gần như là hoàn toàn, nơi mà những ý thức và lý trí gần như không hề có tiếng nói. Tức là họ sống như thể người hoang dã, một cách hoàn toàn bản năng – ở trong tâm trí của đám đông chỉ tồn tại ham muốn và cách đạt được ham muốn (bất kể có trở ngại nào). Bàn ngược một chút về sức mạnh của đám đông và sự tác động qua lại của các thành viên: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo nên sự thay đổi quá lớn lao, họ không đủ dũng khí (hoặc ngông cuồng) để thực hiện một mong muốn. Nhưng khi đứng chung với những con người khác (cùng chung lý tưởng), chính bản thân họ lại làm những điều không ngờ tới, có thể là phá hoại, có thể là hy sinh thân mình (một đặc tính anh hùng mà nếu anh ta ở một mình thì anh ta sẽ cân nhắc lợi – hại, nhưng ở trong đám đông thì anh ta không còn óc suy xét nữa).
Để lấy ví dụ cho việc một đám đông dễ bị kích động thế nào, chúng ta thấy rõ nhất chính là phong tờ rào “quamen”. Nếu trước đây bình quyền, công bằng là cái đích cao cả, tốt đẹp của phong tờ rào pụ nữ thì ngày nay họ đòi hỏi những quyền lợi còn lố bịch hơn. Chỉ cần một chút tác động nhỏ từ ‘chuyền thông’ thông qua các ấn phẩm giải trí âm nhạc, phim ảnh nhảm nhí (nơi được lồng thông điệp phá hoại vào) mà ngày nay đám nữ quèn ấy tràn ra khắp các con phố Châu Âu chỉ để đòi ‘ko mang bra’ ‘để lông n.ách dài’ rồi xăm hình cạo đầu giống đàn ông, chà, thú vị. Nói sơ về cái phong tờ rào ‘No bra’, tụi này muốn ra đường không có gì che chắn, nhưng hễ có thằng nào nhìn ngang quá 2 quả núi ấy thì y như rằng lại xù lông lên với đủ thức lý luận lô-gích.
Tương tự với các hành động từ tích cực lẫn tiêu cực khác, một cá nhân khi sắp làm việc gì, anh ta sẽ xem xem có phải Đạo không, có hại người không, có đạo đức không? Nhưng ở trong đám đông, nơi chúng ta suy nghĩ như loài thú (nói thế này hơi nặng) thì những đánh giá từ lý trí ấy chẳng còn nữa. Một con người lúc thường ngày sống bình tâm, hay giảng đạo cho người thân, khi hòa vào với đám đông trên mạng xã hội cũng đánh mất mình được. Là vì khi ở trong đám đông, anh ta đã mất đi cá tính của mình, vì sức mạnh của đám đông và của vô thức trong con người anh ta là rất khủng khiếp.
Để kết luận. Ở trong đám đông chúng ta bất giác trở thành một con người khác, đặc biệt là khi đám đông đó có cùng lý tưởng với chúng ta. Và sức mạnh lật đổ và cả xây dựng của đám đông là vô cùng ghê gớm, hiểu được tầm quan trọng này đến sự phát triển của nền văn minh, không ít người đã tận dụng nó mà thao túng cho mình, điều hướng đám đông theo ý muốn cá nhân. Vậy đấy, mỗi người trong chúng ta, đều đang bị dẫn dắt dù ở level vĩ mô hay là vi mô.
Ôi phận con sâu cái kiến, chúng ta cũng chỉ là những trú hề khi đứng gần nhau thôi he he.