Tâm lý học hậu tận thế khẳng định sau các nguy cơ lớn của xã hội, con người ta nuôi một tâm lý phát điên, một cái gì đó sâu thẳm là chán nản và ghét bỏ. Hoặc chán nản ghét bỏ bản thân, hoặc chán nản ghét bỏ người khác
Cái tâm lý đó không sớm thì muộn cũng sẽ trồi lên, phát tác ra ai đó, hoặc gây ra nơi chính mình. Sếp trút lên nhân viên, nhân viên trút lên sếp, người yêu trách cứ nhau dằn vặt đến chết, cha mẹ con cái phán xét nhau không cân bằng nổi
Mọi mối quan hệ đều khủng hoảng theo một lối không thể khắc phục: Càng dỗ càng quấy, càng cố làm lành càng rạn nứt, càng cố nối liền càng cắt đứt, mà chính người ta không sao dừng được, dù rất muốn dừng tình trặng đó
Nó như năng lượng của một đứa trẻ con vừa bị hù giật mình, nó thót tim, quay lại, khóc lóc, đập phá, dỗi, bố mẹ dỗ kiểu gì cũng không được
Với tâm lý tiềm ẩn đó, mà càng ngày càng bộc phát, có 3 xu hướng xã hội nổi bật xuất hiện:
• Một là, đa cấp ngày càng nở rộ, cho phép người ta gây áp lực lên người khác phải tham gia cùng mình, tùy ý oán trách bất kì ai không hợp tác, sỉ nhục các đối tượng không thừa nhận. Quả là một chỗ trút lý tưởng và đáng sợ
• Hai là, các loại lừa đảo tài chính, cá cược và bài bạc online phát triển, dồn năng lượng vào các cuộc được thua, điên loạn hơn với các trạng thái của chính mình. Những người thua cuộc trong cơn điên luẩn quẩn và một đời loạng choạng ngày càng tăng lên
• Ba là, các thể loại tâm linh cá nhân được phổ biến kiểu rộng rãi, bất chấp đúng sai và tính đảm bảo của nó. Nó cho phép con người trút cơn điên lên “một phiên bản khác của chính mình”, kiểu như quá khứ, tiền kiếp, các thực thể siêu nhiên, mà không cần phát tác ra ngoài và chính mình không phải tự chịu trách nhiệm
Xã hội như một vệt nối dài của những luồng năng lượng đó sẽ xuất hiện những người giàu mới, những người nghèo hẳn theo kiểu nợ nần, những cuộc cãi vã, phụ bạc, chia ly, mượn lấy đủ lý do để gây áp lực, ruồng bỏ và trục lợi từ nhau
Vậy mà vẫn cứ đau không ngừng được
Sếp tôi nghe bảo thế, nhướn đôi mày mất sạch lông, hỏi:
– Thật ra thì, tại sao phải giúp, phải thương yêu một người trong thời này, khi mà điều họ đáp lại giờ thường sẽ là vô tâm, trách cứ và đổi lỗi?
– Nếu yêu thương cần được đáp lại, đó là yêu mình. Đã yêu mình, sẽ đau hơn bình thường. Dễ đau hơn, thì ích kỉ hơn. Ích kỉ hơn, thì tan vỡ sớm hơn
Sếp bóp trán rồi lại hỏi:
– Vậy cứ yêu thương quan tâm người khác mà kệ mặc bị đau khổ tổn thương sao?
Tôi cười đáp:
– Nghĩ vậy đủ đau khổ rồi!
Sắp tới, tôi có muốn lang thang, trò chuyện với những bên cần một sự hàn gắn nội bộ hoặc quan hệ cá nhân. Ai cần đến một lời cho dịu lòng, xin cứ bảo với chúng tôi
Còn nếu không, xin đừng mệt lòng vì đau, xin cứ nhìn nhau, cười như nghìn sau
Vẫn là mây bay như thế, là gió mát tìm về
Một ngày bình yên bất tận