“Ko nói về năng khiếu, hay tài năng bẩm sinh! Con người có thể liệt kê đủ các thể loại vĩ nhân ko được trời phú cho lắm. Nhưng họ đạt được sự vĩ đại, trở thành ‘những thiên tài’.” (Friedrich Nietzsche, Human, All Too Human)
Triết gia Friedrich Nietzsche đã viết ra những lời này vào cuối những năm 1800, nhưng tại thời điểm đó thì rất ít người đồng tình với thông điệp của ông. Thay vào đó, vào thế kỷ 20 người ta thường nhận định rằng tài năng thiên bẩm quyết định liệu một ai đó sẽ xuất chúng trong 1 lãnh vực cụ thể và rằng việc đạt được sự vĩ đại bởi những người ko có tài năng thiên bẩm chỉ là điều viển vông. Tuy nhiên, vào những năm 1970 thì một nhóm các nhà tâm lý học, dẫn đầu bởi K. Anders Ericsson, đã đặt ra câu trả lời cho câu hỏi sau: Điều gì làm nên sự khác biệt giữa người trình diễn cao (high-performer) so với người tầm thường? Nghiên cứu của Ericsson dẫn tới một kết luận đáng ngạc nhiên lặp lại thông điệp của Nietzsche:
“Chúng tôi ko đồng tình về những khác biệt [giữa người trình diễn lão luyện và người bình thường] là điều bất biến… Thay vào đó, chúng tôi chứng tỏ rằng sự khác biệt giữa người trình diễn lão luyện và người bình thường phản ánh một giai đoạn nỗ lực có mục đích kéo dài cả đời để cải thiện hiệu suất trong một lãnh vực nhất định.” (K. Anders Ericsson, Peak)
Nói cách khác, sự tập trung và kỷ luật, là các nguyên liệu cần thiết cho việc đạt được sự vĩ đại. Ko may thay, trong thời hiện đại này rất ít người sở hữu những nét đặc biệt đó ở một mức độ cho phép họ có đủ khả năng trong 1 kỹ năng mới, ko nói đến sự vĩ đại và trong nhiều trường hợp thì đây chính là kết quả trực tiếp của chứng nghiện hành vi mà đã trở thành 1 cơn đại dịch trong thời kỳ của ta; đó chính là cơn nghiện bộ tam điện thoại thông minh, Internet, và mạng xã hội và trong Video này chúng ta sẽ khám phá điều gì làm cho những công nghệ này trở nên gây nghiện đồng thời cũng xem xét các tác động tiêu cực do sử dụng quá mức.
Trước những năm 1950 có 2 nhận định về sự nghiện ngập được chấp nhận rộng rãi: người ta tin rằng chỉ có thể nghiện một chất và việc nghiện từng được xem như là một căn bệnh. Tuy nhiên, một thí nghiệm được thực hiện trên chuột bởi Peter Milner và James Olds vào những năm 1950, khiến cho các nhà khoa học suy xét lại về những nhận định này.
Trong thí nghiệm này, Olds và Milner đã cấy các điện cực vào 1 phần của não từng được coi là có liên quan tới cơn đau và nối điện cực với 1 thanh kim loại mà con chuột có thể bấm để kích hoạt điện cực. Họ dự định rằng khi bấm thanh kim loại thì con chuột sẽ thấy đau nhói và bỏ đi, nhưng con chuột đã bấm thanh đó hơn 7000 lần trong 12 giờ trước sự kinh ngạc của họ. Nó ko thèm để tâm đồ ăn và tiếp cận bạn tình và hoạt động điên cuồng của nó chỉ dừng lại khi nó chết vì kiệt sức.
Khi điều tra sâu hơn, Olds và Milner nhận ra rằng họ đã đặt nhầm điện cực vào phần não điều chỉnh cảm giác sung sướng và sau này họ đặt tên cho nó là trung tâm phần thưởng (Pleasure center). Khám phá này khơi gợi trí tò mò của những ai tìm hiểu về cơn nghiện bởi nó dấy lên 1 câu hỏi thú vị: Nếu 1 con chuột trở nên nghiện việc bấm vào thanh kim loại, liệu con người có thể trở nên nghiện những hành vi kích hoạt trung tâm phần thưởng của họ?
Giống như tất cả những ý tưởng lật đổ tình thế hiện tại, khái nghiệm về chứng nghiện hành vi ban đầu bị giới khoa học cho là thứ yếu. Nhưng ngày nay sự tồn tại của chúng đã được chấp nhận rộng rãi. Các nhà khoa học thần kinh đã khám phá ra rằng miễn là một hành động có tính phần thưởng và có vai trò làm dịu đi những khó chịu về mặt tâm lý, bộ não sẽ phản hồi với chúng theo cách tương tự dù cho hành động đó bao gồm việc tiêu thụ một chất hay thực hiện một hành vi. Phát hiện này được sử dụng để ủng hộ phong trào ko khái niệm hóa cơn nghiện như là căn bệnh để nhìn nhận chúng với tư cách là một chứng rối loạn học tập (Learning Disorder) xảy ra khi 1 cá nhân liên kết các hành động nhất định với sự giải tỏa sung sướng khỏi những khó chịu về mặt tâm lý mà họ cảm thấy bất lực để đối phó. Cho dù một ai đó rít 1 liều heroin để làm dịu cơn đau khổ hay kiểm tra mạng xã hội một cách cưỡng chế, miễn là các mạch phần thưởng của não được kích hoạt, thì một cơn nghiện có thể sẽ hình thành. Và vì các ứng dụng phổ biến nhất của điện thoại thông minh và các trang mạng xã hội được thiết kế để kích thích trung tâm phần thưởng của não, những người dùng mắc phải các vấn đề tâm lý tiềm ẩn đang có nguy cơ phát triển 1 chứng nghiện hành vi đối với những công nghệ này.
Một trong những lý do mà điện thoại thông minh, Internet và mạng xã hội cực kỳ hiệu quả ở việc mang đến người dùng lượng nhỏ vui sướng là nhờ vào sự tiếp cận những điều mới lạ mà chúng mang tới. Con người tiến hóa để tìm những điều mới lạ, có thể là nguồn thức ăn mới, nước, bạn tình, đất đai, hay thông tin, và như nghiên cứu não bộ đương đại đã chỉ ra, tiếp cận với điều mới lạ về mặt bản chất là niềm vui. Nhưng so với tổ tiên của ta, những người tương đối khan hiếm điều mới mẻ, thì nguồn của chúng ta là vô tận. Một dòng chảy gần như vô hạn những nội dung mới lạ có sẵn ngay bây giờ nằm ở đầu ngón tay của ta và tiếp xúc các nội dung này mang đến cho ta những liều vui vẻ nhỏ bé giúp làm dịu đi những khó chịu về mặt tâm lý.
Bản chất gây nghiện của điện thoại thông minh được đẩy mạnh hơn nữa thông qua một hình thức điều kiện hóa hành vi gọi là củng cố gián đoạn (intermittent reinforcement) và sức mạnh của điều kiện hóa này được tiết lộ bởi nghiên cứu của nhà tâm lý học thế kỷ 20 mang tên B.F Skinner, Skinner khám phá ra rằng nếu một hành vi được thưởng theo lịch trình biến thiên và ko lường trước, phần thưởng đó được cho là thú vị hơn nhiều và hành vi được điều kiện hóa chống chịu tốt hơn sự tuyệt chủng (Extinction) so với hành vi lúc nào cũng được thưởng. Các nhà phát triển ứng dụng di động sử dụng điều kiện hóa hành vi để thúc đẩy sử dụng các ứng dụng của họ. Thay vì cho người dùng xem nội dung kích thích mới mẻ mỗi khi họ mở ứng dụng, người dùng chỉ được thưởng một vài dịp. Kiểu điều kiện hóa hành vi này làm gia tăng cảm giác vui vẻ liên quan tới việc sử dụng các ứng dụng này và khiến người dùng dễ bị nghiện.
(Extinction: 1 khái niệm trong tâm lý học, ý chỉ sự suy giảm dần của một phản ứng có điều kiện dẫn tới việc hành vi đó bị giảm đi hay biến mất. Ví dụ: Chó nhà bạn mỗi khi làm 1 động tác gì đó là sẽ được thưởng đồ ăn, nhưng lần này nó cũng làm nhưng bạn ko cho ăn, dẫn đến mối liên kết giữa việc làm động tác và được ăn bị suy giảm, dần thì nó ko nhảy nữa, chúng ta gọi đây là “tuyệt chủng”).
Nhưng ngoài cách các ứng dụng di động được thiết kế, thì còn có 1 nhân tố văn hóa góp phần vào sự lây lan chứng nghiện hành vi với điện thoại thông minh và mạng xã hội. Ko như việc dùng ma túy bất hợp pháp bị kỳ thị, sử dụng điện thoại thông minh 1 cách ám ảnh ko bị xã hội phản đối. Kết quả là, khi một ai đó xem những người khác dùng điện thoại một cách cưỡng chế, thứ gọi là thiên kiến thích ứng (Conformity bias) có xu hướng tạo ra niềm tin rằng ko có gì gây hại đối với loại hành vi này. Nhưng ko nên nhầm lẫn tánh thông thường với sức khỏe tâm lý bởi có những hệ quả gây hại liên quan tới sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá nhiều; hệ quả chủ chốt trong số đó làm suy giảm nặng nề khả năng định hướng và duy trì sự tập trung. Vì khả năng tập trung của ta giống như cơ bắp, nếu ta luyện tập đúng mực thì nó sẽ trở nên vững chắc, nếu ta ngược đãi thì chúng sẽ khô héo. Nhưng làm cho khả năng này trở nên vững mạnh là điều ko tưởng nếu ta cứ tiếp tục tràn ngập thông báo hay nếu ta cảm thấy có thôi thúc cưỡng ép để kiểm tra điện thoại hay lướt qua vô số ứng dụng bất kỳ khi nào ta cảm thấy một mức độ nhàm chán hay khó chịu về mặt tâm lý nhỏ nhất.
“Khả năng duy trì sự tập trung của ta trong một mảng thông tin – dù cho đó là dự án công việc, 1 bài tập về nhà, hay thứ gì đó đơn giản như là coi một chương trình TV – đã bị đe dọa nghiêm trọng, và chúng ta tin rằng công nghệ thông tin thời hiện đại chính là thủ phạm lớn nhất. Chúng ta đã trở thành những kẻ tiêu thụ công nghệ cao khủng lồ, dành phần lớn thời gian thức giấc của mình để dùng 1 hay nhiều thiết bị, và chúng ta chưa thực sự thực hành việc duy trì sự tập trung chỉ vào 1 hoạt động và phớt lờ sự cám dỗ của những thứ khác nhiều cho lắm.” (Adam Gazzaley and Larry Rosen, The Distracted Mind)
Nhận ra bản chất gây nghiện của điện thoại thông minh và tác động của việc sử dụng lên khả năng tập trung của ta nên làm rõ 1 điều rằng việc sử dụng quá mức các công nghệ này chính là một cản trở đối với cuộc sống viên mãn đủ đầy. Bởi, giả sử rằng những năm đỉnh cao về thể chất lẫn tinh thần nằm ở độ tuổi từ 18 đến 50, nếu ta dành 3 giờ cho điện thoại thông minh – mức thấp nhất trong ước tính trung bình dành cho người lớn – khi ta đến độ tuổi 50 thì ta cũng đã dành 4 năm nhìn chằm chằm vào điện thoại.
*
Thông thường con người sẽ chạm đến một thời điểm sau này trong cuộc đời mà họ nuối tiếc ko hoàn thành nhiều hơn hay làm điều gì đó cho bản thân mình, và có khả năng rằng những cảm xúc hối hận này sẽ gay gắt hơn đối với những người nghiện điện thoại thông minh trong số chúng ta. Nhưng nếu ta đang chịu đựng một cơn nghiện đến từ các thiết bị, ta nên nhận ra rằng trong cái rủi thì có cái may – bởi nếu ta có đủ thời gian để nhìn vào một phiến kính nhỏ cả giờ đồng hồ mỗi ngày, ta cũng sẽ có nhiều thời gian, nếu ta chọn tham gia vào các hoạt động mang tính thử thách và làm giàu cho bản thân hoặc cống hiến hết mình để thành thục một thiên hướng nhất định. Nói cách khác, thời gian ta dành trên điện thoại cũng là thời gian có thể dùng để tạo ra một cuộc đời mà ta thực sự tự hào, bởi như Nietzsche đã nhận ra.
“Trong một nền nhân loại phát triển bậc cao như hiện nay, bản chất của mỗi con người đều tiếp cận được với nhiều tài năng. Tất cả mọi người sở hữu năng khiếu thiên bẩm, nhưng ít người sở hữu mức độ…rắn rỏi, bền bỉ và năng lượng cần phải có để trở thành một nhân tài, nghĩa là, trở thành người ta đích thực là.” (Friedrich Nietzsche, Human, All Too Human)