Đây là một đoạn dịch lại từ 1 trong những video duy nhất của thành viên chúng tôi, bạn có thể trở thành 1 thành viên ở đây để xem Video này và tiếp cận với nhiều Video độc quyền khác. (Vào Web Academy Of Ideas gốc để xem thêm)
Trong số tất cả các câu hỏi được đề ra trong lĩnh vực tâm lý học, có lẽ câu hỏi quan trọng nhất liên quan tới vấn đề về tính dẻo của con người, hay nói cách khác, khả năng thay đổi của họ. Trong khi các kỹ thuật và chiến lược để thực hiện công cuộc thay đổi chiếm ưu thế trong các tài liệu về phát triển bản thân và tâm lý, điều mà rất ít khi được đề cập đó là sự thay đổi thường diễn ra trong cuộc sống của con người như nào. Bởi trong khi mỗi trường hợp thay đổi bản thân là độc nhất theo cách riêng biệt của nó, thì vẫn tồn tại các khuôn mẫu tương đồng về cách con người thay đổi, trong Video này, dựa vào công trình của nhà tâm lý học Michael J. Mahoney, chúng ta sẽ khám phá một vài sự tương đồng đó. Kiến thức này sẽ mang đến các lợi ích thiết thực bởi vì rào cản đối với việc thực hiện thay đổi thành công trong cuộc đời thường là do quan niệm sai lầm về những gì mà sự thay đổi mang đến.
Theo 1 nghĩa hiểu thì chúng ta luôn luôn thay đổi, dòng chuyển thời gian và thay đổi của môi trường tất yếu sẽ làm thay đổi cách sống của ta. Tuy nhiên, kiểu thay đổi bị động này, ko phải là điều khiến ta bận tâm trong Video này. Mà đúng hơn là ta có hứng thú trước những thay đổi dẫn tới sự sinh trưởng và phát triển về mặt cá nhân và sự thay đổi đó, như chúng ta sẽ thấy, phần lớn là sản phẩm của khả năng học hỏi và áp dụng những khuôn mẫu tư duy và hành vi mới mẻ. Người ta từ lâu tin rằng tiềm năng cho sự thay đổi này giảm dần một cách đáng kể khi ta già đi – giả thuyết này, được biết đến trong tâm lý học goi là giả thuyết cái phễu (Funnel Hypothesis), ko còn phổ biến nữa. Các công trình trong khoa học và tâm lý học nhận thức đã tiết lộ rằng trong khi chúng ta dễ uốn nắn dạy bảo hơn trong những năm đầu đời, ta vẫn có thể học các hành vi mới và thay đổi các yếu tố nền tảng của bản thân trong thời kỳ trưởng thành.
Sự thay đổi lâu dài và có tác động nhất được trải nghiệm ở mức độ thói quen, nhưng quá trình thay thế thói quen xấu bằng thói quen tốt, ko phải là 1 công việc dễ. Khi ta lớn lên, các thói quen sẽ trở nên thâm căn cố đế đến nỗi ta có thể tự hỏi rằng “liệu ta là người sở hữu thói quen hay thói quen mới là thứ sở hữu ta” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy). Do đó, thay đổi thói quen, về phần chúng ta đòi hỏi một thái độ chủ động với nỗ lực hướng tới việc mang những điều mới lạ vào cuộc sống. Tất cả sự học đòi hỏi tiếp xúc với điều lạ thường, và học các thói quen mới cũng như vậy. Chúng ta phải sẵn lòng khám phá và thử nghiệm nhiều cách tương tác với chính bản thân mình, người khác, và môi trường vì nếu ko có sự mới lạ thì sẽ ko có sự thay đổi.
“Con người có thể tạo điều kiện cho sự thay đổi của bản thân họ bằng cách tích cực thử nghiệm nhiều cách sống và thông qua việc thực hành có chọn lọc [và theo đó] củng cố các khuôn mẫu mới phù hợp với họ.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)
Trong khi nhu cầu cho điều mới lạ theo nhiều cách là điều hiển nhiên trong quá trình thay đổi, điều mà hay bị ngó lơ, chính là tác động của sự mới lạ lên cuộc sống. Bởi như Mahoney chỉ ra rằng sự thay đổi đáng kể của ta có thể được xem như là 1 quá trình “phá bỏ và sửa chữa…chính cái kết cấu cuộc sống của mình” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy). Giai đoạn phá bỏ xảy ra khi ta trừ khử các khuôn mẫu hành vi có hại và bắt đầu thử nghiệm với các khuôn mẫu mới. Tuy nhiên, giai đoạn biện chứng của sự thay đổi này gây hỗn loạn, sự hỗn loạn này tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện của cái mới, và những khuôn mẫu tương tác thích ứng đầy tiềm năng với bản thân và môi trường.
“Sự hỗn độn là thành phần tự nhiên và cần thiết cho việc tái tổ chức trong quá trình sắp xếp cuộc sống… Trật tự cuộc sống mới đến từ những làn sóng hỗn loạn thường phức tạp và khác biệt hơn so với những kẻ tiền nhiệm trước đây của nó.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)
*Note: Biện chứng là dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Bản chất của sự hỗn loạn và hay mất phương hướng chính là lý do tại sao việc thay đổi rất khó đối với nhiều người. Phá vỡ kết cấu cuộc sống dẫn tới cảm giác lo âu, bất định, ngờ vực, và sợ hãi. Nhưng nếu ta nhận ra rằng những cảm xúc đó ko đồng nghĩa với việc có điều gì đấy sai lầm với ta, mà đúng hơn là bản chất của quá trình thay đổi, thì chúng ta sẽ ít có khả năng nhân nhượng cám dỗ để quay trở lại với lối sống trước kia của mình. Bản chất hỗn loạn của việc thay đổi cũng ảnh hưởng tới tốc độ xảy ra của nó. Nếu ta đi quá xa khỏi lối sống tuần tự, trong thời gian quá ngắn, sự hỗn loạn mà điều này mang tới có thể trở nên quá mức chịu đựng. Như Mahoney giải thích:
“Có… những giới hạn về việc một cá nhân có thể thay đổi nhiều và nhanh chóng như nào mà ko gây nguy hiểm cho tính toàn vẹn tâm lý của anh hay cô ta (đó là, ý thức về bản ngã và thực tại).” (Michael Mahoney, Human Change Processes)
Tuy nhiên, thông thường thì quá trình thay đổi dần dần ko diễn ra theo kiểu tuyến tính của những lợi ích nhỏ bé nhất quán. Thay vào đó thì sự thay đổi là quá trình tăng tiến mà trong đó các bước nhỏ, thường được đánh dấu bằng những bước đại nhảy vọt về phía trước, và luôn luôn xen kẽ với sự giao thoa giữa lối sống cũ và thói quen mới mà ta đang cố hình thành.
“Các khuôn mẫu cũ và mới dùng để đối phó cạnh tranh với nhau giành quyền ưu thế và kiểm soát bên trong sự thay đổi của cá nhân thường được coi như là một cuộc vật lộn hay mâu thuẫn nội tâm.” (Michael Mahoney, Human Change Processes)
Tuy nhiên, Mahoney chỉ ra rằng chúng ta thường phóng đại thái quá cuộc vật lộn này bởi vì sự bất lực trong việc thực hành nghệ thuật chấp nhận của mình. Ta có khuynh hướng muốn kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc đời, để sửa mọi khuyết điểm, và để loại bỏ mọi điểm yếu ra khỏi bản thân. Tuy nhiên, cuộc đời chưa bao giờ đơn giản và phát triển bản thân đòi hỏi ta ko chỉ học cách thay đổi, mà cũng quan trọng ko kém đó là học cách thực hành nghệ thuật chấp nhận những điều ta ko thể thay đổi. Trong cuốn sách Constructive Psychotherapy, Mahoney đã bao hàm một cách độc đáo về tầm quan trọng của sự thay đổi lẫn chấp nhận trong quá trình phát triển bản thân:
“Chúng ta lường trước, thuận theo đời. Ta tiếp tục tiến bước trong cuộc đời. Và cũng như vận động viên nhảy dù rơi tự do hay người chơi ván buồm, thủy thủ hoặc người trượt tuyết, tư thế của ta trong quá trình đó ảnh hưởng tới hình dáng và hướng đi của nó. Chúng ta đang di chuyển bên trong các thế lực mạnh mẽ hơn ta nhiều, tuy nhiên ta có giọng nói và lựa chọn bên trong các thế lực ấy. Ta có thể ko ra lệnh được cho các vì sao và gió cuốn, nhưng ta có thể học cách hiểu chúng tốt hơn và để dong buồm và hành động theo cách có lợi cho việc di chuyển của mình. Và, nếu tất cả những điều này nghe hơi chút tham vọng hoặc táo bạo, ta có thể học nghệ thuật linh thiêng của sự tĩnh lặng và chấp nhận trong vũ điệu của sự nỗ lực và bỏ cuộc không hồi kết.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)