Hiểu luật
Từ Cổ chí Kim, từ Đông sang Tây, khát vọng, khao khát của loài người là tìm hiểu, đúc kết ra những quy luật của tự nhiên, của nhân sinh vũ trụ. Nền khoa học hiện đại cũng không vượt thoát khỏi tư duy này, lực đẩy Acsimet, luật hấp dẫn, phóng xạ, năng lượng hạt nhân, sóng vô tuyến… tất cả đều không phải là phát minh, mà là khám phá. Bởi vốn dĩ tất cả những quy luật này đã vận hành, chi phối thế giới từ bao đời nay, chỉ là con người không nhận thức được mà thôi.
Tại sao phải hiểu luật? Ví như chơi game, ta cần phải biết luật để mà chơi, mà cheat cho phù hợp, thằng nào chơi không theo meta game, cầm tank mà lên đồ ap hay cầm ad lên đồ sp thì game sẽ rất khó, tỷ lệ ăn hành cực cao. Game đời aka cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều quy luật đang vận hành, dù có nhận ra hay không thì chúng vẫn âm thầm vận hành, chi phối đời ta. Một lẽ tất nhiên, hiểu luật thì sẽ game sẽ dễ hơn, nhanh lên cấp, nhiều tài nguyên. Và thà đừng hiểu còn hơn là hiểu sai luật.
Đơn cử như việc tán gái, mấy thằng simp nghe tụi con gái nói muốn được nuông chiều, được ân cần chăm sóc… rồi tụi nó suy ra một quy luật rất ngu rằng: cần phải hết mình phục vụ thì mới được gái yêu, gái quý. Ờ thì đúng là gái muốn được cưng nựng, nhưng không phải vì được cưng nựng mà họ đem lòng yêu một thằng ất ơ. Trên thực tế, họ chỉ muốn được quan tâm bởi một con đực đầy giá trị mà thôi, còn mấy thằng simp ngu ngục càng phục vụ thì gái càng khinh bỉ, nhớ nghe anh em, haha. Thấy tai hại của việc hiểu sai luật chưa.
Cả cái trang Vangabond này của pỏn chủ và kể cả bài viết này của mình cốt là giúp anh em hiểu THE REAL LAW OF GAME, đồng thời loại bỏ những quan điểm, góc nhìn, nhận thức lệch lạc về thế giới, về cuộc đời, giúp anh em chơi game đời thuận đạo, dễ hơn, thoải mái hơn.
Nghiệp (Chap 1.5)
Tiếp theo bài trước, hôm nay mình vẫn sẽ bàn về nghiệp, ban đầu tính phân tích về cách cải tạo tự nhiên lẫn tool chơi game. Nhưng nhận thấy nhiều anh em vẫn còn chưa hiểu đúng tinh thần của chap 1, nên bài này mình sẽ bổ sung.
Cụ thể, ở bài trước mình trình bày 4 ý, lần lượt như sau: thói quen là nghiệp => quy luật của thói quen aka dòng chảy nghiệp hình thành => tầm quan trọng của cơn phê => ta sống bởi sự chi phối của nghiệp, KHÔNG TỰ CHỦ.
Điều mình muốn nhấn mạnh aka cốt lõi của chap 1 là ý cuối cùng, chẳng thể ngờ là anh em không nhận ra, một phần do mình cẩu thả, viết tới đoạn quan trọng thì ngưng. Ở đây, mình sẽ làm rõ về ý thứ tư, với mục đích giúp anh em loại bỏ tà kiến “ta làm chủ đời ta”.
Để dễ hình dung, mình sẽ lấy ví dụ về Lâm, một người thâm niên 15 năm nghiện thuốc chuẩn bị sang Singapore làm việc. Chắc anh em cũng biết, Sin là quốc gia cấm hút thuốc ở nơi công cộng, thằng nào qua đó mà hút thuốc là bị phạt ngay, thậm chí là đuổi cổ. Oke, Lâm tự tin có thể bỏ thuốc, bắt đầu một tương lai mới. Anh em đoán đúng rồi đó, khi qua Sin, để không bị phạt, Lâm phải đấu tranh tư tưởng rất là kinh, và điều gì đến cũng đến, tròn 1 tháng kể từ ngày sang Sin, Lâm bị phạt 5 lần, tròn 2 tháng thì bị kick (bởi công ty).
Tất nhiên là Lâm rất muốn bỏ thuốc, méo muốn bị kick, nhưng anh dường như bất lực. Có thể một số người sẽ nói, đó là do Lâm lựa chọn thôi, nhưng no no bro, mình nói rằng Lâm không tự chủ được hành vi của bản thân, bị nghiệp thuốc quật, nghiệp thuốc chi phối.
Thậm chí mình từng nghe nhiều người nghiện cờ bạc chặt cả tay, thề sẽ không bao giờ đụng đến cây bài nữa, nhưng họ vẫn dẫm lên vết xe đổ, bị nghiệp quật liên tục, khiến đời tan hoang. Nếu bạn vẫn cho rằng đó là lựa chọn của họ, thì chắc bạn chưa bị nghiệp quật lần nào, chưa một lần bất lực trước dòng chảy của nghiệp cũng nên.
Nếu chưa thông thì mình sẽ làm rõ biểu hiện của nghiệp thông qua diễn biến tâm lý của Lâm để rồi bị phạt, bị kick.
• Lầm: Thèm thuốc quá, làm một điếu nào. (kèm với đó là hình ảnh điếu thuốc, sự đê mê, cơn phê thuốc sau bao ngày không được hút).
• Lâm: Thôi, hút là bị phạt đó, còn tương lai nữa.
• Lầm: méo ai thấy đâu mà lo. (vẫn kèm với hình ảnh điếu thuốc thơm ngon, hình ảnh thằng Lâm bập điếu thuốc trên môi, phê).
• Lâm: giờ mà hút thì sẽ rất khó bỏ, không khéo lại hút nhiều hơn.
• Lầm: hút một điếu thôi, rồi bỏ hẳn. (cùng sự hồi tưởng mãnh liệt của cơn phê).
• Lâm: nhưng có điếu thứ nhất sẽ có điếu thứ hai.
• Lầm: một điếu cuối, hứa luôn.
• Lâm: và không có Lâm nữa.
Anh em thấy chưa, rõ ràng là Lâm đủ tỉnh táo để biết được điều gì là nên làm, nhưng Lâm không chống lại được. Và chắc hẳn chúng ta không lạ gì với kiểu đấu tranh nội tâm này nữa, từ việc sukcard lần cuối, thức dậy đi học hay ngủ tiếp, học tiếng anh hay tiếp tục chơi game, tập gym hay xem phim, cầm điện thoại hay đọc sách… Những lúc như vậy, trong tâm trí ta luôn có hai dòng suy nghĩ, một hướng thượng (phát triển, tốt đẹp) và một hướng hạ (tàn phá, hủy hoại).
Vậy đó, do những quyết định sai lầm trong quá khứ mà Lâm đã tạo cho mình một dòng nghiệp cực lớn liên quan đến thuốc lá. Dòng chảy này chi phối đời Lâm, biểu hiện là thằng Lầm với bao nhiêu vũ khí (những cơn phê thuốc, hình ảnh về điếu thuốc thơm ngon, lời dụ dỗ ngon ngọt, lời hứa không bao giờ thực hiện…) trong khi Lâm thì chỉ có chút lý trí mong manh mà thôi.
Vẫn chưa hết cái hay, ai từng hành thiền hay có tập khí về Chánh Niệm có lẽ sẽ hiểu. Khi đấu tranh nội tâm, trong tâm trí thực ra không chỉ có hai, mà là ba đứa cùng lúc, gồm có: một thằng chuyên cổ xúy cái xấu, một thằng chuyên bảo vệ cái tốt và một thằng đứng nhìn hai thằng kia đấu tranh, haha, tới đây thì hơi quắn rồi. Để bài sau mình phân tích tiếp.
Đọc bài này xong thì đừng cho rằng mình tự chủ nữa nghe anh em, tà kiến đó, haha.