Có phải thế giới hiện đại bị mắc kẹt trong ách kìm kẹp của cơn loạn thần sợ hãi và có giáo phái an toàn bám chặt ở phương Tây? Trong Video này, chúng tôi sẽ tìm hiểu những câu hỏi đó.
“Đúng là một trải nghiệm, sống trong sợ hãi, phải chứ? Làm nô lệ là như thế đó.” (Blade Runner)
Ngày nay, ta sống lâu hơn bao giờ hết. Khả năng chết vì chiến tranh, dịch bệnh tự nhiên, đại dịch, hoặc chết đói ở mức độ mà tổ tiên ta chỉ có thể mơ ước. Nhưng với mọi sự an toàn này, ta càng sợ hãi hơn bao giờ hết. Từ mọi ngóc ngách xã hội, có những cảnh báo về nguy hiểm tiềm tàng và thảm họa sắp xảy đến, và như nhà xã hội học Barry Glassner quan sát:
“…ta đang sống trong thời điểm gây ra sự lo sợ nhất trong lịch sử loài người. Và lý do chính cho điều này đó là có rất nhiều quyền lực và tiền bạc sẵn có cho các cá nhân và tổ chức có thể duy trì nỗi sợ hãi này.”
Nhưng sự gây ra lo sợ ko chỉ mang tính thao túng là chịu trách nhiệm cho nỗi sợ bất cân xứng lây nhiễm xã hội ta, bởi theo cách này hoặc cách khác, tất cả ta đều chấp nhận và củng cố tính bình thường của nỗi sợ hãi. Ta liên tục nhắc nhở bản thân và người khác rằng mối đe dọa tồn tại muôn nơi – ở đường phố, thực phẩm ta ăn, công nghệ ta sử dụng, ở đồng loại và thậm chí là ko khí ta hít thở. Các câu chuyện văn hóa cho thấy cách ta hiểu về thế giới chuyển từ nỗi sợ này sang nỗi sợ khác một cách trơn tru như nào. Tuy nhiên, hiếm khi có ai đặt câu hỏi rằng liệu ta có nên quá sợ hãi hay ko. Trong cuốn sách How Fear Works, nhà xã hội học Frank Furedi đã vạch trần văn hóa sợ hãi của ta, và như ông viết:
“…trong kỷ nguyên hiện tại, sợ hãi dường như là một hoạt động bất ổn và phi định hướng. Có vẻ như mối đe dọa này sinh ra mối đe dọa khác, chỉ để bị mâu thuẫn bởi một mục tiêu sợ hãi mới được phát hiện khác.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Hay như triết gia Lars Svendsen chú giải tương tự:
“Dường như ko còn bất kỳ điều gì thực sự an toàn nữa…Ta có vẻ bị ám ảnh với từng mối đe dọa có thể nhận thức được…Nỗi sợ đã trở thành đặc tính cơ bản của toàn bộ nền văn hóa.” (Lars Svendsen, A Philosophy of Fear)
Cuộc đời bất định và thế giới tràn ngập nguy hiểm và mối đe dọa tới sự an toàn lẫn hạnh phúc của ta, và do đó, nỗi sợ ko phải điều độc nhất với xã hội hiện đại. tuy nhiên, ở một số nền văn minh phát triển nhất của quá khứ, nỗi sợ được đối trọng bởi hy vọng và niềm tin tích cực về tiềm năng con người. Trong thời kỳ Phục Hưng và Khai Sáng, ý tưởng rằng các cá nhân và cộng đồng, thông qua hành động táo bạo và sáng tạo, có thể tránh khỏi nguy hiểm và định hình tương lai bất định, đã phát triển. Ở Hy Lạp và La Mã Cổ Đại, lòng gan dạ được đánh giá cao và do đó, các cá nhân chủ động đối diện với rủi ro và dám đương đầu khi đối diện điều chưa biết. “Vận may phù trợ kẻ mạnh”, theo như tục ngữ Latin. Hơn nữa, ở nhiều nền văn minh quá khứ, người ta thừa nhận rằng sự bất định ko chỉ là nguồn nguy hiểm tiềm năng mà còn là cơ hội. Nhưng như Frank Furedi viết:
“Ấy là khi đó. Vào thế kỷ 21, niềm tin tích cực vào khả năng chinh phục cái chưa biết của loài người đã nhường đường cho niềm tin rằng con người bất lực trước hiểm họa mình chạm trán…ngọn lửa hy vọng vẫn le lói nhưng nó ngày càng bị lu mờ bởi tâm trạng lo âu đen tối mơ hồ.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Lòng gan dạ, hy vọng, và tích cực ở các nền văn minh quá khứ giữ chân nỗi sợ đã gần như biến mất ở thế giới hiện đại, và do đó, cuộc sống của nhiều người bị nỗi sợ hãi nuốt chửng. Ta nhìn thấy mọi thứ thông qua lăng kính sợ hãi méo mó, và về góc nhìn này, Frank Furedi giải thích thêm:
“…góc nhìn [về nỗi sợ] này đã được nội tâm hóa triệt để đến nỗi nhiều người chấp nhận quan điểm này ko nhận thức về tầm ảnh hưởng của nó lên hành vi. Với nhiều người, một góc nhìn như vậy xuất hiện như lẽ thường tình. Điều này ko có nghĩa rằng con người luôn sợ hãi hoặc e ngại; đúng hơn, góc nhìn về nỗi sợ hoạt động bằng cách khiến cho mọi người nhạy cảm tập trung vào mối đe dọa và nguy hiểm tiềm tàng trong khi làm xao lãng sự tập trung khỏi kết quả tích cực có thể xảy ra khi đối diện với bất định.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Khi nhìn nhận thế giới thông qua góc nhìn nỗi sợ, con người thấy rủi ro ở mọi thứ, hành vi và hoạt động mà ở các thế hệ quá khứ ko được xem là rủi ro. Họ quá sợ hãi trước các mối đe dọa vốn là phần tất yếu của cuộc sống. Và họ đánh giá trải nghiệm đầu tiên dựa vào nền tảng của mối nguy tiềm tàng mà chúng gây ra.
“Một trong những thành tựu của góc nhìn nỗi sợ đó là nó liên tục mở rộng số lượng vấn đề tạo nên mối nguy và do đó được miêu tả như rủi ro. Kể từ những năm 1980, vô vàn nhà bình luận đã dẫn giải về sự bùng nổ của rủi ro.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Hơn nữa, ý nghĩa của rủi ro đã mang hàm ý phần lớn là tiêu cực. Cho đến tận nửa sau thế kỷ 20, mới có lẽ thường là nhiều rủi ro xứng đáng chấp nhận. MIễn là một người bị thúc đẩy bởi tính dám làm cao quý, sự thấu tỏ bản thân, bởi tinh thần phiêu lưu hoặc giá trị như tự do và chân lý, đối diện rủi ro được coi là điều kiện tiên quyết để trau dồi tính cách và thậm chí đạt được sự vĩ đại. Hay như Nietzsche nói:
“Sự hết lòng của người vĩ đại nhất đó là đối diện rủi ro và nguy hiểm và chơi xúc xắc cho đến chết.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Thay vì được ca tụng, ngày nay, người chấp nhận rủi ro thường bị khiển trách là ngu dốt, ích kỷ và gây nguy hiểm tới bản thân anh ta và người khác. Nhận thức tiêu cực về việc chấp nhận rủi ro bị thúc đẩy bởi lối suy nghĩ về trường hợp-xấu nhất. Nhiều người có khuynh hướng nghĩ về điều tệ nhất có thể xảy ra, và sau đấy họ hành xử như thể nó sẽ có khả năng xảy ra. Lối suy nghĩ về trường hợp xấu nhất này đã thâm nhập vào mức độ chính phủ cao nhất, khi một số chính trị gia và người hoạch định chính sách chấp nhận mục tiêu ko tưởng đó là kỹ thuật xã hội thành một xã hội “ko có rủi ro”, và có được sự hoan nghênh từ đám đông sợ hãi.
“Nỗi ám ảnh ngày càng lớn với rủi ro là một trong những đặc tính nổi bật nhất về văn hóa sợ hãi…Ở phiên bản phi lý nhất của nó, một số người đòi hỏi “ko có rủi ro” – một dự án mà sẽ đòi hỏi loại bỏ hoàn toàn sự bất định.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Khi nhìn thấy rủi ro ở hầu hết muôn nơi và trở nên chúa ghét-rủi ro, nhiều người, dù rõ ràng ko biết về nó, được chỉ dẫn bởi “nguyên lý thận trọng.” Theo như nguyên lý thận trọng, khi đối diện với bất kỳ mức độ bất định nào, lựa chọn tốt nhất là bảo vệ bản thân và người khác và ủng hộ sự thận trọng. Ở những năm gần đây, nguyên lý thận trọng đã ăn sâu vào chính sách công dưới hình thức cách ly đảo nghịch. Trong khi mục đích của cách ly truyền thống là tách biệt người bệnh để ngăn chặn bệnh dịch lan ra cho người khác, ngược lại, sự cách ly đảo nghịch, đòi hỏi người khỏe mạnh tự cách ly bản thân khỏi mối nguy họ xem là có tính đe dọa, và như Furedi viết:
“Cách ly đảo nghịch tạo ra phản ứng với nỗi sợ rằng tình cảnh con người vốn ko an toàn.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Niềm tin rằng tình cảnh con người vốn ko an toàn chính là tín ngưỡng nền tảng của giáo phái an toàn, thứ đã tự củng cố trong xã hội. Trong vài thập kỷ qua, sự an toàn đã mang một “đặc tính tựa như-tôn giáo”, theo lời của Furedi. Cuộc truy tìm an toàn đã trở thành lý tưởng sống của phương Tây, và các quy luật và hạn chế được dựng lên trên bệ thờ an toàn đã phình to tới mức vô lý và xâm chiếm vào nhiều khía cạnh hơn nữa của đời sống. Tệ hơn nữa, bất chấp nó phi lý và độc đoán đến mức nào, và bất kể có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nó hiệu quả hay ko, hầu hết mọi người cho rằng các quy luật an toàn và hạn chế là cấp thiết và ko thể nghi ngờ.
“Sự an toàn và đảm bảo đã trở thành lý lẽ của riêng họ. Chính quyền và tổ chức dường như tin rằng chỉ cần đề cập tới những từ đó là đủ – ko cần sự biện minh nào sâu xa hơn…Các quy luật an toàn thường được cho là có tác dụng tốt chỉ vì nó tồn tại. “Nhà hát an toàn và đảm bảo,”…diễn tả quy trình có vai trò chính là thuyết phục mọi người rằng ai đó ở đâu đó đang đương đầu với mối đe dọa, bất kể họ có như vậy hay ko.” (Tracey Brown and Michael Hanlon, Playing by the Rules: How Our Obsession with Safety Is Putting Us All at Risk)
Vô vàn quy luật an toàn và hạn chế ko khiến con người cảm thấy an toàn hơn; chúng góp phần vào văn hóa sợ hãi. Bởi các quy luật an toàn và hạn chế báo hiệu về mối nguy hiểm và đe dọa tiềm tàng, và do đó, một xã hội càng tràn ngập chúng thì càng có nhiều người cho rằng môi trường vốn ko an toàn. Hơn nữa, khi đặt ra những hạn chế lên quyền tự do khám phá, thử nghiệm và đưa ra lựa chọn riêng mình, các quy luật và hạn chế ngầm thông báo cho mọi người rằng họ ko có khả năng tự ước định rủi ro và đảm đương trách nhiệm cho cuộc đời riêng mình. Giáo phái an toàn thời hiện đại đang ấu thơ hóa con người và làm tăng khả năng rằng, từ lúc trong nôi cho tới khi chết, họ sẽ vẫn phụ thuộc vào nhân vật cầm quyền áp bức để giữ họ an toàn khỏi điều mình bị xã hội hóa để tin là một thế giới nguy hiểm.
“Hành động mua bán tự do ko khiến con người cảm thấy an toàn. Nó nâng cao nhận thức về sự thiếu kiểm soát đối với cuộc đời và theo đó gia tăng cảm giác bất an của họ. Mất đi bất kỳ quyền tự do nào chỉ đơn giản là làm suy yếu khả năng đương đầu với mối đe dọa họ đối diện.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Nhiều quy luật an toàn và hạn chế có được sự nhận thức hợp pháp từ thẩm quyền của “The Science”. Đối nghịch với khoa học dựa trên bằng chứng, thử nghiệm, kiểm định các ý tưởng và kết luận của nó có thể bị ngờ vực và diễn dịch lại. The Science dựa trên sự tin tưởng vào chính phủ và ko chịu được hoài nghi. Nếu The Science cảnh báo ta về mối đe dọa, hoặc nếu chính trị gia viện dẫn The Science để biện minh cho các biện pháp nặng tay, vậy thì những ai từ chối mù quáng đi theo The Science sẽ được xem như kẻ dị giáo thời hiện đại.
“Những tuyên bố như ‘Khoa học nói rằng’ đóng vai trò tương đương lời hô hào “Chúa đã nói rằng” của thế kỷ 21. Ko như khoa học, thuật ngữ “The Science” phục vụ như dự án đạo đức và chính trị. Nó có nhiều điểm tương đồng với sự thật được tiết lộ trước thời hiện đại hơn là tinh thần thử nghiệm xuất hiện với thời hiện đại. Điệp khúc “Các Nhà Khoa Học Bảo Ta” liên tục đóng vai trò như khúc dạo đầu cho một bài giảng về mối đe dọa đáng sợ nào…những ai ko để ý lời cảnh báo của chuyên gia thường bị coi là vô trách nhiệm, nếu ko muốn nói là ác quỷ.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Nỗi sợ lây nhiễm xã hội được điều kiện hóa về mặt xã hội trong chúng ta từ khi còn nhỏ, và nó được thúc đẩy bởi quan niệm bi quan về ý nghĩa của việc làm người đã ăn sâu trong xã hội ta.
“…con người được giáo dục để bận tâm tới sự an toàn, và xem việc sợ hãi là một định hướng hợp lý và có trách nhiệm đối với thế giới…Nhà hoạch định chính sách, người đưa ra quan điểm và nhà quảng cáo hành động dựa trên nền tảng rằng con người ko thích rủi ro và cảm thấy bất lực, và thông điệp của họ bình thường hóa nhận thức rằng con người dễ bị tổn thương.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)
Quan niệm bi quan về con người về căn bản là khuyết sót. Bởi nếu tính dễ tổn thương là đặc tính cơ bản của con người thì họ đã diệt vong từ lâu. Mặc dù cuộc sống khó đoán và bị đặt vào tình thế nguy hiểm, là con người, ta được định hình nhiều hơn bởi tính kiên cường và thích ứng. Ta ko chỉ có khả năng ngoại lệ đó là đứng vững trước mối đe dọa, nguy hiểm và khó khăn, mà đôi lúc những điều này thậm chí thúc đẩy cá nhân, gia đình và xã hội phát triển nhanh chóng.
Sự lôi kéo bi quan của văn hóa ta là mạnh mẽ. Nhưng nếu ta có thể nhận thức hơn về cách nó vận hành, ảnh hưởng, và định hình xã hội, và nếu ta có thể trau dồi tầm nhìn tích cực hơn về tình cảnh con người và có thái độ gan dạ đối với tương lai, vậy thì việc giải thoát mình khỏi sức ảnh hưởng biến dạng của nó sẽ khả thi. Hay như Furedi kết luận trong cuốn How Fear Works:
“Ta có phải bị định hình bởi tính dễ tổn thương ko? Ta phải sợ hãi sao? Khoảnh khắc ta hỏi những câu đó, ta đã trên con đường trực cảm rằng luôn luôn có một phương án khác…Việc ta chấp nhận triết lý phòng ngừa hay chấp nhận cách tiếp cận chấp nhận rủi ro gan dạ hơn phụ thuộc vào cách [ta nhìn nhận] ý nghĩa của việc làm người.” (Frank Furedi, How Fear Works: Culture of Fear in the Twenty-First Century)