Vào năm 1888, triết gia Friedrich Nietzsche viết:
“Điều tôi thuật lại chính là lịch sử trong 2 thế kỷ tiếp tới. Tôi diễn tả điều sẽ đến, điều ko còn trở nên khác biệt: đó là sự ra đời của chủ nghĩa hư vô.” (Nietzsche, The Will to Power)
Chủ nghĩa hư vô là niềm tin rằng cuộc đời chẳng có ý nghĩa, rằng thế giới thù địch với hy vọng và giá trị cao quý nhất của ta, và rằng chẳng có vị chúa hay mục đích cao cả nào để biện minh cho nỗi đau khổ. Trở thành người theo chủ nghĩa hư vô chính là bỡn cợt với tuyệt vọng và quan điểm rằng cuộc đời ko đáng sống, và do đó, vị thế hư vô là đối nghịch của đời.
“…câu hỏi liệu việc ko tồn tại tốt hơn tồn tại hay ko tự thân nó đã là một căn bệnh, một dấu hiệu suy thoái…Trào lưu hư vô chính là biểu hiện của sự suy đồi sinh lý.” (Nietzsche, The Will to Power)
Mặc dù chủ nghĩa hư vô đã tồn tại ở mọi thời điểm và nơi chốn, nhưng nó đặc biệt thịnh hành ở phương Tây hiện đại. Để hiểu lý do vì sao, chúng ta sẽ tìm hiểu những góc quan sâu sắc của Friedrich Nietzsche. Cụ thể hơn, ta sẽ tìm hiểu lý do Nietzsche nghĩ rằng mọi thế giới quan chi phối phương Tây đều là những đánh giá bi quan về đời, và theo đó, là tiền thân của chủ nghĩa hư vô thời hiện đại.
Vào năm 1885, Nietzsche nhận thấy bóng ma chủ nghĩa hư vô hiện lên mờ ảo ở chân trời văn minh phương Tây, và như ông viết:
“…tại sao sự ra đời của chủ nghĩa hư vô trở nên cấp thiết? Bởi những giá trị ta sở hữu cho đến nay kéo theo hệ quả cuối cùng của nó; bởi chủ nghĩa hư vô đại diện cho kết luận Logic tối thượng của những giá trị và lý tưởng vĩ đại của ta…” (Nietzsche, The Will to Power)
Phương Tây từ lâu bị mê hoặc bởi những thế giới quan dựa trên sự tồn tại của điều mà Nietzsche gọi là thế giới thực. Những thế giới quan này khẳng định rằng đi cùng với thực tại trần thế khuyết sót, còn tồn tại một hiện thực khác, hoàn hảo hơn – một thế giới thực. Hay như triết gia Julian Young giải thích sâu hơn trong cuốn the Death of God and the Meaning of Life:
“Thế giới thực là một điểm đến; một điểm đến mà tới được nó chính là bước vào (hoặc có lẽ trở lại) trạng thái “phước lành vĩnh cửu”, một thiên đàng, lạc viên, hoặc xã hội ko tưởng (Utopia). Do vậy, những triết lý thế giới thực…mang đến ý nghĩa cho đời bằng cách miêu tả nó như một chuyến hành trình; một hành trình tiến tới “sự cứu rỗi”, hướng tới một đích đến sẽ bù đắp căng thẳng và khó nhọc của chuyến đi nhiều hơn…một thế giới thực lý giải cho hướng đi phù hợp ở đời là một kiểu câu chuyện, chuyện kể.” (Julian Young, The Death of God and the Meaning of Life)
Một trong những triết lý thế giới thực đầu tiên, và có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử phương Tây đã được tạo thành trong tâm trí của triết gia Hy Lạp Cổ Đại mang tên Plato. Theo như Plato, thực tại trần thế mà ta thấy bằng giác quan chỉ là sự lừa dối. Nó y như việc quan sát cái bóng trên bức tường hang động. Plato gọi hiện thực lừa dối này là thế giới của Sự Trở Thành (Becoming), và khẳng định rằng đằng sau nó tồn tại một thế giới Bản Chất (Being) ko thay đổi, một thế giới thực, đây là cõi Hình Thái (Form). Với Plato, ý nghĩa cuộc đời chính là tránh xa các giác quan, tiết chế cảm xúc và thông qua sự phát triển trí tuệ để nắm bắt Hình Thái tồn tại trong thế giới Bản Chất. Đây chính là con đường tới chân lý, tới khai sáng, và tới sự loại trừ đau khổ, và như Julian Young viết:
“Cách Plato mang đến ý nghĩa cuộc đời…gần như chi phối toàn bộ lịch sử tư duy và cảm xúc của phương Tây. Ở đây, tôi đề cập trước hết tới Cơ Đốc Giáo – mặc dù, như ta sẽ thấy, Chủ Nghĩa Plato (được tôi dùng như từ đồng nghĩa với “chủ nghĩa-thế giới thực”) dưới những hình thái giả trang, tiếp tục chi phối tư tưởng phương Tây, thậm chí trong bầu ko khí chủ nghĩa duy vật của thời kỳ hậu Cơ Đốc. Nhưng bây giờ, hãy để chúng tôi chú trọng vào Cơ Đốc Giáo.” (Julian Young, The Death of God and the Meaning of Life)
Nietzsche từng viết một câu nổi tiếng rằng “Cơ Đốc Giáo là chủ nghĩa Plato cho đám đông”, qua đó ông muốn nói rằng thế giới quan Cơ Đốc Giáo chỉ là phiên bản sửa đổi đôi chút của chủ nghĩa Plato, nhưng hấp dẫn hơn với số đông. Bởi như chủ nghĩa Plato, thế giới quan Cơ Đốc Giáo là lý thuyết thế giới thực. Theo đó, thế giới này là sự suy đồi về mặt tinh thần và đạo đức, hoặc thế giới “sa ngã”, và trong đó ta phải chịu đựng vì tội chống lại Chúa. Thế nhưng vượt trên thế giới sa ngã này tồn tại vương quốc thiên đàng – thế giới thực – nơi những linh hồn của người chính trực tìm thấy sự cứu rỗi, chuộc tội, cuộc sống vĩnh hằng, và hạnh phúc, ngay sau cái chết của thân phàm xác thịt.
“Tôi nghĩ, con người ko cần phải được thuyết phục quá nhiều rằng Cơ Đốc Giáo (theo như Nietzsche, là sản phẩm của việc thánh Paul ghép luân lý của Jesus với siêu hình học của Hy Lạp) về căn bản là sản phẩm của chủ nghĩa Plato, của góc nhìn về thế giới thực/ngôi nhà thực. Tất nhiên, chẳng có sự đồng nhất hoàn toàn giữa chủ nghĩa Plato và Cơ Đốc Giáo…Thế nhưng ở câu chuyện của Plato và Cơ Đốc Nhân…tồn tại một sự phân chia siêu hình giữa thế giới tự nhiên và siêu nhiên, với thế giới sau được miêu tả là nhà và thế giới trước được miêu tả là nơi lưu đày.” (Julian Young, The Death of God and the Meaning of Life)
Ai ai cũng biết rằng Nietzsche đã báo trước cái chết của Chúa, thông qua đó ông muốn nói rằng ở phương Tây, niềm tin vào một vị thần đơn nhất đã suy tàn. Thế nhưng, điều ít ai biết tới chính là ông cũng dự đoán rằng theo sau cái chết của Chúa, các lý thuyết thế giới thực sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, thay vì thừa nhận một thiên đàng siêu việt và sự chuộc tội ở kiếp sau, những triết lý thế giới thực hậu Cơ Đốc này kết cấu bản thân nó xoay quanh khả năng chuộc tội ở kiếp này, và sự xuất hiện của một thiên đàng trên trái đất do bàn tay con người rèn đúc nên. Nietzsche gọi những lý thuyết thế giới thực hậu Cơ Đốc này là “cái bóng của vị thần”, và như ông viết:
“Chúa đã chết, nhưng dựa trên phương hướng của con người, có thể vẫn sẽ còn những hang động xuyên suốt hàng ngàn năm tiếp tục phô trương cái bóng của ngài.” (Nietzsche, The Gay Science)
Những ý thức hệ chính trị gây tai họa cho thế kỷ 20, có thể là chủ nghĩa phát xít, xã hội, cộng sản, hoặc chuyên chế, đều là cái bóng của vị thần. Nietzsche gọi chủ nghĩa xã hội là “Cơ Đốc Giáo ngấm ngầm”, trong khi Carl Jung, 75 năm sau Nietzsche, đã để ý mối tương quan giữa sự suy thoái niềm tin tôn giáo và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cuồng tín chính trị ở Châu Âu.
“Nhà nước thay thế Chúa…các chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa đều là tôn giáo.” (Carl Jung, The Undiscovered Self)
Những người thực hành các lý thuyết thế giới thực chính trị này muốn thiết kế cho xã hội Một Con Người Mới (New Man) được cứu rỗi khỏi những khuyết sót quá khứ và tội lỗi, và họ đảm bảo những môn đồ của mình rằng, nếu được trao đủ quyền lực và kiểm soát, Nhà Nước sẽ tạo dựng một thế giới thực, địa đàng trên trái đất. Ví dụ, ý thức hệ phát xít, hứa hẹn về sự xuất hiện của một xã hội Aryan ko tưởng, trong khi nhà thần học của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx, tuyên bố sự xuất hiện của xã hội cộng sản ko tưởng sẽ đánh dấu điều ông gọi là “hồi kết lịch sử”.
Note: New Man là khái niệm của xã hội ko tưởng (Utopia) về sự tạo thành của một con người lý tưởng thay thế cho con người ko lý tưởng.
“Chủ nghĩa cộng sản ở xã hội ko tưởng, nó chẳng tới đâu cả. Nó là hiện thân của mọi sự mạt thế tôn giáo: Đấng Cứu Thế (Messiah) xuất hiện, Chúa tái lâm, niết bàn. Đây ko phải viễn cảnh lịch sử, mà chỉ là một câu chuyện thần thoại hiện giờ.” (Immanuel Wallerstein, Historical Capitalism with Capitalist Civilization)
Vào thế kỷ 20, nhà văn người Séc tên Milan Kundera lặp lại quan điểm này:
“Chủ nghĩa toàn trị ko chỉ là địa ngục, mà còn là giấc mơ thiên đường – giấc mơ lâu đời về một thế giới nơi mọi người chung sống hòa hợp, thống nhất bởi một ý chí và niềm tin chung…Nếu chủ nghĩa toàn trị ko khai thác những nguyên mẫu này, điều nằm sâu thăm thẳm bên trong mọi chúng ta và bén rễ vô cùng trong mọi tôn giáo, nó sẽ chẳng bao giờ thu hút được nhiều người đến vậy…” (Milan Kundera, The Book of Laughter and Forgetting)
Torng thời đại của ta, vẫn còn tồn tại những cái bóng khác của vị thần. Một số phong trào bảo vệ môi trường cấp tiến hơn đang muốn khai thác sức mạnh Nhà Nước để giảm thiểu triệt để tác động của con người lên tự nhiên và tạo ra một xã hội môi trường ko tưởng, nơi con người tự cứu rỗi khỏi điều được xem như là tội lỗi chống lại Mẹ Thiên Nhiên. Một số người tin rằng nếu ta đi theo khoa học, và khai thác sức mạnh công nghệ, dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo, ta sẽ có thể tạo nên một chế độ kỹ trị, hay xã hội ko tưởng được quản lý bằng khoa học. Phong trào siêu nhân loại (Transhumanist) được dựa trên niềm tin rằng bằng cách hợp nhất con người với máy móc, ta sẽ có thể vượt qua những khuyết sót của con người và, tại thời điểm nào đó trong tương lai, trở nên giống như các vị thần. Nhiều phong trào tâm linh nhìn nhận thế giới tất yếu sẽ tiến tới một xã hội ko tưởng với đặc trưng là tình yêu cho tất thảy, tự do, và hòa hợp.
Trong khi những cái bóng của vị thần này đều có vô vàn môn đồ, ngày nay, lý thuyết thế giới thực được quần chúng lựa chọn là điều mà nhà tâm lý học thế kỷ 20 Micheal Mahoney gọi là thần thoại cập bến. Những ai tán thành nó tin rằng một ngày nào đấy, họ sẽ đi đến một bước ngoặt cuộc đời; mọi thất vọng và vấn đề sẽ tan biến, và sau cùng, họ sẽ hạnh phúc. Nói cách khác, họ tin rằng trong tương lai, họ sẽ tiến vào xã hội ko tưởng của riêng cá nhân họ, hoặc thế giới thực, hay như Mahoney viết:
“Bám chặt trong thần thoại cập bến…chính là thông điệp rằng…sẽ có 1 ngày khi mà mọi trắc trở và đau khổ kết thúc. Trầm cảm, lo âu, tức giận, và mọi kiểu “bệnh tật” sau cùng sẽ kết thúc. Ta sẽ thức dậy vào một sớm ban mai và cố nhiên nhận ra rằng mình đã “cập bến”: Bản thân và cuộc đời ta sẽ “lại với nhau” theo một cách ko thể bị tách rời được. Ta sẽ ở trong công việc, mái nhà, và mối quan hệ mà mình hằng mong ước, thoải mái về mặt tài chính và về căn bản là được yên bình với chính mình.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)
Điểm chung cốt lõi của chủ nghĩa Plato, Cơ Đốc Giáo, và những cái bóng chính trị và thế tục hậu Cơ Đốc của vị thần chính là chúng cực kỳ bi quan. Bỏ qua câu hỏi liệu một thế giới thực có tồn tại hoặc sẽ tồn tại hay ko, mọi thế giới quan này đều dựa trên sự khước bỏ thực tại trần thế và lên án khoảnh khắc hiện tại, hay như Nietzsche giải thích:
“…khái niệm “thế giới thực” ám chỉ rằng thế giới này giả dối, lừa đảo, bất lương, giả mạo, ko cốt yếu – và do đó cũng ko phải là một thế giới phỏng theo nhu cầu của mình.” (Nietzsche, The Will to Power)
Điều gì khiến cho mọi người từ chối thực tại trần thế này, thực tại duy nhất ta biết rõ là có tồn tại, và khẳng định sự tồn tại của thế giới thực? Theo như Nietzsche, nó đến từ nhu cầu tâm lý, một động lực thúc đẩy đằng sau mọi triết lý thế giới thực này. Những ai tán thành nó thường có khuynh hướng yếu đuối về mặt tinh thần và đạo đức và ko thể đương đầu với tình cảnh con người nếu thiếu đi chỗ dựa tâm lý. Do đó, những người này cần tin vào sự tồn tại của thế giới thực. nơi họ sẽ tìm thấy bình yên và cứu rỗi vĩnh hằng, nếu ko họ sẽ lụn bại bởi đau khổ và ko thể chịu đựng cuộc đời. Hay như Nietzsche viết:
“Góc quan sâu sắc chung: chính bản năng chán đời…tạo nên “thế giới khác”…để mường tượng một thế giới mới giá trị hơn chính là biểu hiện của lòng căm thù thế giới làm chúng đau khổ…Chẳng phải con người mãi mãi tạo ra một thế giới viễn tưởng cho chính mình bởi vì anh ta muốn một thế giới tốt hơn hiện thực này sao?” (Nietzsche, The Will to Power)
Bởi những triết lý thế giới thực là đánh giá bi quan về số phận trên trái đất của ta, cho nên chúng là tiền thân của chủ nghĩa hư vô, vì như Nietzsche đã viết: “Chủ nghĩa bi quan là hình thái sơ bộ của chủ nghĩa hư vô.” (Nietzsche, The Will to Power) Tất cả những gì cần thiết để chuyển từ một người tin tưởng thế giới thực sang một người theo chủ nghĩa hư vô hoàn toàn chỉ đơn thuần là một cuộc khủng hoảng niềm tin. Bởi nếu, hoặc khi, sự ngờ vực hạ thấp niềm tin của con người vào thế giới thực, vậy thì họ buộc phải đối diện với khả năng rằng hiện thực trần thế này và hiện tại và bây giờ – điều mà họ đã phán xét là khuyết sót ko thể sửa chữa và thiếu hụt – chỉ đến thế mà thôi. Trong cuốn the Will to Power, Nietzsche viết:
“Sự phát triển của chủ nghĩa bi quan thành chủ nghĩa hư vô… – Thế giới bị thoái thác so với thế giới “thực, có giá trị” được tạo dựng một cách nhân tạo. Sau cùng: con người sẽ tìm ra cách thế giới thực được bịa đặt chỉ từ nhu cầu tâm lý: và bây giờ tất cả những gì họ còn là một “thế giới bị thoái thác”, và họ thêm vào nỗi thất vọng tột độ này cho lý do tại sao nó xứng đáng bị thoái thác. Vào thời điểm này, chủ nghĩa hư vô đã đến:…người ta cho rằng thực tại của sự trở thành là thực tại duy nhất…- nhưng ko thể chịu đựng được thế giới này…” (Nietzsche, The Will to Power)
Bởi những lý thuyết thế giới thực mang tính bi quan và chỉ cách chủ nghĩa hư vô một bước, Nietzsche nghĩ rằng để vượt qua chủ nghĩa hư vô, điều con người hiện đại cần có chính là một thế giới quan ko lệ thuộc vào thế giới thực. Ta cần một thế giới quan, thay vì thoái thác cuộc sống trần thế này, biện minh, khẳng định, và thậm chí chấp nhận nỗi đau khổ ko thể tách rời với nó. Ta cần một thế giới quan giúp ta trau dồi ý nghĩa ở khoảnh khắc hiện tại, và trong cuộc đời duy nhất ta biết rõ là mình có này. Nói ngắn gọn, ta cần một thế giới quan khuyến khích con người phát triển bằng cách giữ vững niềm tin với cái hiện tại và bây giờ trên trái đất này. Và ở Video tiếp theo, ta sẽ khám phá thế giới quan dựa trên ý chí quyền lực của Nietzsche, điều ông đưa ra như một sự thay thế các lý thuyết thế giới thực.
“Những người anh em, tôi nài khẩn các cậu giữ vững niềm tin với trái đất, và đừng tin lấy những ai nói cho các cậu về hy vọng ở một thế giới khác! Chúng là những kẻ trộn thuốc độc, dù chúng biết điều dó hay ko. Chúng là những kẻ coi khinh đời, mục rữa và tự đầu độc chính mình, những kẻ mà trái đất đang chán ngán: vậy nên, hãy để chúng ra đi.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)