Lấy ngay chuyện đi học Võ để ví dụ cho ae dễ hiểu. Khi mới tò te vào đời thì giống như đi học võ lần đầu, cơ bản lúc đấy ngoan và khiêm cung lắm; dù muốn hay không thì cũng phải tỏ vẻ cúi mình để người ta còn dạy võ cho.
Sau một thời gian tích lũy tri thức và kinh nghiệm, cũng xem là có tý võ, thì bắt đầu hiếu chiến vô cùng. Gặp ai cũng muốn thách đấu, phải rõ ràng thắng/thua, cao/thấp, đứa nào trái ý thì combat 1 vs 1 ngay. Nói chung ae nào cũng bị, tôi cũng không ngoại lệ, vì nó lập trình sẵn trong ‘vô thức’ của ae rồi, chẳng qua thằng nào nhiều hơn thằng nào thôi.
Để tiến lên giai đoạn cao hơn, điều cốt lõi nhất là ae phải quan sát được cái ‘tâm’ của ae thế nào khi xúc chạm việc đời. Đấy gọi là ‘luyện Tâm’, khi ae sân si lên thì phải thấy rõ mình đang sân si thế nào để còn hành động phù hợp ngay lúc đó.
Còn để lên đến bậc ‘thượng thừa’ thì ae cần buông hết ‘những gì ae đã biết’ đi. Chính xác là buông hết những kinh nghiệm và tri thức ae đã tích lũy bấy lâu nay, rồi bắt đầu nhìn đời với ‘tâm hồn trong sáng’ như trẻ thơ vậy. Khi đấy mỗi sáng ae thức dậy, cuộc đời sẽ là một thực tại vô cùng mới mẻ, cực kỳ sinh động và.. đáng sống!
Nên ở đời có 2 dạng hiểu biết:
Một là, biết nhiều để ‘khinh’ người
Hai là, biết nhiều để ‘giúp’ người
Kể cả có tiến sĩ, giáo sư, triết gia cc gì nếu biết nhiều mà không biết điều thì cũng toang. Đấy là tại sao càng biết nhiều lại càng cô đơn, vì cái biết nhiều (dạng số 1) chẳng giúp được ai cả, chủ yếu là để vun đắp to thêm cho cái ‘tôi’ mà thôi.
Khinh người thời gian cũng vỡ mồm, không ông nào tồn tại lâu với kiểu đấy được; dù có tồn tại thì cũng chẳng tới đâu. Vì cơ bản là nhân quả tự nhiên thôi, muốn đời tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng đời.
Bác 7B