Đề cập tới một trong những cá nhân sáng tạo nhất mọi thời đại, Sigmund Freud đã viết:
“Leonardo vĩ đại vẫn luôn giống như một đứa trẻ trong suốt phần đời của ông ấy…Kể cả khi đã trưởng thành thì ông vẫn tiếp tục chơi, và đây chính là lý do vì sao ông thường kỳ dị và khó hiểu đối với những người cùng thời của mình.” (Sigmund Freud)
Với một thiên tài sáng tạo như Leonardo Da Vinci được miêu tả như thế này bởi Freud thì cũng không ngạc nhiên gì khi ông có nhắc tới tiềm năng sáng tạo của trẻ con.
Không như Da Vinci, hầu hết mọi người, mất đi những nét đặc biệt giúp thúc đẩy sự sáng tạo khi họ ngày càng lớn lên. Tuy nhiên, như những người đã nghiên cứu về sự sáng tạo đã nhận ra rằng, có nhiều cách để thúc đẩy sự sáng tạo kể cả ở những người nhìn nhận bản thân mình không có khả năng sáng tạo.
Trong video này ta sẽ nhìn vào bản chất của quá trình sáng tạo, và khám phá những ý tưởng về cách để kích thích sáng tạo để sống một cuộc đời trọn vẹn hơn.
Quá trình sáng tạo bắt đầu khi một ý tưởng về điều gì đó cần được tạo ra xuất hiện trong tâm trí của con người. Cho dù đó là một cuốn sách, một bức vẽ, một bài hát, một chương trình phần mềm hay một doanh nghiệp, con người thường bắt đầu trở nên choáng ngợp bởi cảm giác hưng phấn và tràn đầy động lực khi họ bắt đầu nghĩ về những gì mình có thể tạo ra.
Tuy nhiên đối với nhiều người, giai đoạn sáng tạo ban đầu này cũng chính là cái kết. Bởi khi cảm giác hưng phấn mất đi, sự ngờ vực bản thân và sự kháng cự bắt đầu đặt ra một câu hỏi rằng liệu họ thực sự có đủ khả năng để đạt được một thành tựu như vậy.
“Bài thơ trong đầu mình luôn luôn là hoàn mỹ.” Nhà thơ người mỹ tên Stanley Kunitz viết, “Sự kháng cự bắt đầu khi bạn cố gắng chuyển nó sang dạng ngôn ngữ.”
Nói về tác động gây tê liệt của sự kháng cự. Steven Pressfield đã viết:
“Sự kháng cự không thể nhìn thấy, chạm vào, nghe, hay ngửi thấy. Nhưng nó có thể cảm nhận. Chúng ta cảm thấy nó giống như một trường năng lượng phát ra từ một công việc đầy tiềm năng. Nó là một dạng lực cản trở. Nó tiêu cực. Mục đích của nó là đẩy chúng ta ra xa, đánh lạc hướng ta, ngăn ta thực hiện công việc của mình.” (The War of Art, Steven Pressfield)
Sự ngờ vực bản thân và sự kháng cự, ngay cả đối với những thiên tài sáng tạo, chỉ là một phần bình thường của quá trình sáng tạo.
Trong khi nó cản trở phần lớn cá nhân khỏi việc trau dồi sự sáng tạo của riêng mình, thì những cá nhân sáng tạo chính là những người có lòng cản đảm để tiến lên và sức mạnh để vượt qua sự kháng cự, bất chấp sự ngờ vực bản thân của họ.
Những cá nhân sáng tạo cũng thể hiện một khả năng phi thường khi không chỉ chịu đựng sự mơ hồ và lo âu, mà còn chấp nhận và thậm chí là yêu quý nó.
Một trong những chuyên gia hàng đầu ở thế kỷ 20 về tâm lý học của sự sáng tạo, Frank Barron, đã thiết kế một thí nghiệm thể hiện khả năng siêu phàm của những cá nhân sáng tạo trong việc đón nhận sự bất định, hỗn loạn và lo lắng.
Trong thí nghiệm của ông, Barron đã đưa ra những tấm thẻ Rorschach cho 2 nhóm: Một nhóm được kiểm soát (control group), và một nhóm cấu thành từ những cá nhân được đồng nghiệp của họ đánh giá là có sự sáng tạo xuất chúng. Một số tấm thẻ có vết mực được thiết kế một cách cân xứng, một số thì tràn đầy sự hỗn loạn và không theo trật tự. Trong khi nhóm được kiểm soát thì ưa chuộng những tấm thẻ có thiết kế đối xứng, thì những người ở nhóm sáng tạo lại ưa thích tấm thẻ có thiết kế đầy hỗn loạn hơn.
Kết luận của thí nghiệm này, đó là những cá nhân sáng tạo yêu thích sự mơ hồ và hỗn độn hơn là trật tự và đối xứng, điều này giúp xác thực một ý tưởng lâu đời. Khi mọi thứ bắt đầu trở nên quá ổn định và cứng rắn, thì sẽ không còn chỗ cho sự sáng tạo nữa.
Đây có lẽ là lý do vì sao nhiều cá nhân sáng tạo được coi là bất ổn về măt tâm lý, nhưng họ lại không muốn thoát khỏi trạng thái bất ổn bên trong của mình. Họ nhận ra rằng sự hỗn loạn bên trong bản thân chính là điều cần thiết cho óc sáng tạo của mình – nó chính là nhiên liệu thúc đẩy họ đặt ra trật tự cho thế giới của mình dưới hình thức những tác phẩm cực kỳ giàu tính sáng tạo.
“Ngươi phải có sự hỗn loạn bên trong mình”, Nietzsche viết, “để ra đời một ngôi sao nhảy múa.” (Thus Spoke Zarathustra)
Sáng tạo đòi hỏi một sự lôi cuốn đầy sâu sắc và ám ảnh với công việc của mình. Người ta dần dần chấp nhận rằng tài năng thiên bẩm không phải là thứ dẫn đến sáng tạo, mà đúng hơn lả khả năng trở nên nhập tâm vào công việc của mình trong một thời gian nhất định:
Theo lời của Rollo May thì:
“Sự nhập tâm, bị lôi cuốn vào, toàn tâm toàn ý, và nhiều hơn nữa, thông thường được sử dụng để diễn tả trạng thái của một người họa sĩ hay một nhà khoa học khi sáng chế hay thậm chí là một đứa trẻ lúc đang chơi. Cho dù người ta gọi bằng cái tên nào đi nữa, thì một sự sáng tạo chân chính được đặc trưng bởi một nhận thức mãnh liệt, một ý thức tột đỉnh.” (The Courage to Create, Rollo May)
Điều thú vị cần lưu ý ở đầy chính là trong khi một sự nhập tâm hoàn toàn vào công việc mình là cần thiết cho việc trau dồi óc sáng tạo. Thông thường khi con người tạm dừng thực hiện công việc của mình thì đó cũng chính là lúc xuất hiện những khoảnh khắc lóe lên các ý tưởng sáng suốt.
Mozart tuyên bố rằng toàn bộ bản giao hưởng của ông sẽ xuất hiện trong tâm trí mình khi ông đi du lịch, dạo bộ vào chiều tà, hay nằm trên giường.
“Nó xuất hiện khi nào và đến bằng cách nào”, ông viết “tôi cũng chả biết; tôi cũng chẳng thể nào ép buộc chúng.” (Mozart)
Trong khi Mozart vẫn chưa hiểu những ý tưởng tự phát này xuất hiện từ đâu, thì hằng hà sa số những cá nhân cực kỳ sáng tạo cho rằng chúng phát sinh bên trong các chiều vô thức của tâm trí.
Nhà thơ người Anh tên Shelley viết:
“Lần lượt các nhà văn, nhà thơ, và họa sĩ vĩ đại nhất đã xác thực được sự thật rằng các tác phẩm của họ đều đến từ một nơi nằm ngoài ngưỡng nhận thức.” (Percu Bysshe Shelley)
Điều này giải thích cho lý do vì sao có rất nhiều cá nhân sáng tạo đã có những bước đột phá xuất hiện bên trong giấc mơ của họ, và làm thế nào mà một nhà thông thái người Đức tên Goethe có thể nói về cuốn tiểu thuyết vĩ đại mang tên The Sorrows of Young Werther như này:
“Tôi viết cuốn sách này gần như trong vô thức, giống như trạng thái mộng du, và tôi cực kỳ kinh ngạc khi nhận ra những gì mình đã làm.” (Goethe)
Henri Poincare, nhà toán học người Pháp nổi tiếng với vô số khám phá, đã quan sát thấy một khuôn mẫu thông thường xuất hiện trong những phát minh đột phá của mình. Khuôn mẫu này sau đó được xác thực bởi những người khác, và có thể sử dụng bởi bất kỳ ai để tạo nên những giải pháp mang tính sáng tạo cho một vấn đề hay nhiệm vụ mà mình đang phải chật vật.
Trong cuốn tiểu luận “Mathematical Creation”. Poincare viết rằng giải pháp sáng tạo cho những vấn đề có thể được gợi ra bằng cách xen kẽ giữa thời gian làm việc căng thẳng và thời gian nghỉ ngơi và thư thái, trong đó sự chú tâm bị chuyển hướng ra khỏi nhiệm vụ mình đang làm.
Trong thời điểm làm việc căng thẳng thì các câu hỏi sẽ được đưa vào trong vô thức, khiến nó bắt đầu ngồi giải quyết về vấn đề này, trong khi thời gian nghỉ ngơi và thư thái mang đến một khoảng thời gian giải phóng khỏi những căng thẳng của ý thức, cho phép những hiểu biết sâu sắc của vô thức được thể hiện trong ý thức.
Poincare kết luận rằng “sự xuất hiện của một luồng khai sáng lóe lên bất chợt”, có mặt vào thời điểm nghỉ ngơi hay khi thoát khỏi công việc, chính là “một dấu hiệu thể hiện sự phấn đấu cật lực, bên trong vô thức”.
Nhà triết học Betrand Russell cũng có quan điểm tương tự và sử dụng kỹ thuật mà Poincare ủng hộ để hỗ trợ ông trong việc viết lách. Theo lời của ông ấy:
“Tôi đã nhận ra rằng, ví dụ, nếu mình phải viết về một chủ đề khó nhằn nào đó, thì kế sách tốt nhứt là nghĩ về nó với một cường độ mãnh liệt – mãnh liệt nhất có thể – trong một vài giờ hay một vài ngày, và vào cuối thời gian đó tôi ra lệnh, có thể nói là, để cho công việc đó được giải quyết một cách bí mật. Sau một vài tháng tôi bắt đầu nhận thức lại chủ đề đó và nhận ra rằng tác phẩm của mình đã hoàn thành.” (Betrand Russell)
Với nhiều người ngày nay, vun trồng sự sáng tạo được xem như là một sự xa xỉ, hay một sở thích con người thực hiện trong thời gian nhàn rỗi. Điều này chẳng vui chút nào vì 2 lý do. Thứ nhất, như Abraham Maslow đã tin rằng, việc phát triển năng lực sáng tạo sâu sắc nhất là điều cần thiết để đạt được sức khỏe tâm lý thật sự. Và thứ hai, như Robert Greene đã lưu ý trong cuốn sách của mình, việc tham gia vào hoạt động sáng tạo chính là một trong những nỗ lực vui thú và hài lòng nhất có thể của con người:
“Tất cả chúng đều tìm cảm giác được kết nối hơn với hiện thực… Chúng ta nghiện ma túy hoặc rượu bia, hay tham gia vào các môn thể thao mạo hiểm hay hành vi liều lĩnh, chỉ để đánh thức bản thân mình khỏi giấc ngủ mê man của đời sống hàng ngày và cảm thấy cảm giác kết nối với hiện thực được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, sau cùng thì cách thỏa mãn và mạnh mẽ nhất để cảm nhận sự kết nối này đó là thông qua các hoạt động sáng tạo. Tham gia vào quá trình sáng tạo, ta cảm thấy mình tràn đầy nhựa sống hơn bao giờ hết, bởi vì ta đang kiến tạo nên một thứ gì đó và không chỉ đơn thuần là tiêu thụ, làm chủ những thực tại nhỏ bé mà ta tạo nên.” (Mastery, Robert Greene)